3.1.2. Nguy cơ trượt đất đá (E 4 E12)
3.1.2.9. Đặc điểm địa mạo (E12)
Hình thái và nguồn gốc địa hình có mối liên hệ mật thiết với đặc tính đất đá, hoạt động kiến tạo và các quá trình nội sinh, ngoại sinh. Các quá trình địa mạo xảy ra trên bề mặt Trái đất ln có xu hướng tạo nên sự cân bằng về mặt trọng lực và trạng thái hiện tại của bề mặt địa hình là sự ổn định tương đối. Các nguyên nhân làm phá vỡ trạng thái cân bằng tương đối của địa hình hiện tại như tăng độ dốc, tăng tải trọng sườn,… sẽ thúc đẩy cường độ của các quá trình địa mạo, đặc biệt là trượt đất đá. Các tác nhân tự nhiên chủ yếu như mưa và hoạt động của nước ngầm làm tăng trọng tải sườn, giảm độ kết dính của vật liệu cấu tạo sườn; hoạt động xói lở của dịng chảy, sự xâm thực giật lùi của mương xói ở giai đoạn trẻ làm tăng độ dốc
sườn,... Các tác nhân nhân sinh đó là các hoạt động sống của con người như xẻ taluy làm đường, cầu cống, làm nhà, canh tác, sản xuất,...
Theo kết quả tính tốn mật độ khối trượt trên các nhóm địa mạo, các khối trượt đặc biệt các khối trượt lớn thường phát triển dọc theo các khe suối xâm thực, tập trung chủ yếu trên các dạng địa hình sườn xâm thực (12,7%), sườn xâm thực bóc mịn dốc 20-30o (12,7%), trên bề mặt cao 600-800m tuổi pliocen sớm - mioxen muộn (32,3%). Trong khu vực xã Nấm Dẩn, hiện tượng trượt đá, đổ đá cũng khá phổ biến. Chúng thường phát triển và phân bố ở các sườn, vách dốc phía trên của dạng địa hình sườn tích-lở tích. Các sườn đá đổ là nguồn cung cấp vật liệu tảng lăn, lở tích cho bề mặt lở tích-sườn tích. Đặc trưng của dạng địa hình này là các vách dốc đứng lộ trơ đá gốc bị dập vỡ mạnh bởi hàng loạt hệ thống khe nứt có phương khác nhau. Đá đổ có thể xuất phát từ phần gần đường phân thủy chính của thung lũng nhưng cũng có thể từ những khu vực sườn lõm, thấp, gần như tạo ra dạng địa hình trũng trên sườn.
Hình 3.23. Giá trị chỉ số phơi bày E12 – hình thái địa mạo theo các thơn
Dựa trên kết quả tính tốn, phân tích trên, giá trị E đối với chỉ số địa mạo (E12) sẽ được chuẩn hóa về giá trị 0 – 1 theo 5 khoảng trọng số 1/5; 2/5; 3/5; 4/5; 5/5. Trong đó nhóm lớp sườn xâm thực, sườn xâm thực bóc mịn 20-30 độ, nhóm bề mặt cao 600-800m tuổi Pliocen sớm – Miocen muộn có trọng số cao nhất (5/5). Các khối trượt đất đá lớn thường trùng với đới tiếp xúc giữa các đá khác nhau hoặc các đới phá huỷ kiến tạo. Đây cũng là nơi có lớp vỏ phong hố dày, thường được phủ bởi một lớp tích tụ bở rời đang bị xâm thực, phân cắt mạnh bởi các mương
rãnh xói và có nhiều nước ngầm xuất lộ. Kết quả chỉ ra các thôn Tân Sơn, Na Chăn, và Nấm Chà có nguy cơ trượt cao nhất và thơn Nấm Dẩn có nguy cơ trượt thấp nhất khi chỉ xét đến yếu tố địa mạo phát sinh trượt (Hình 3.23).