Từ các giá trị mức độ phơi bày (E), mức độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC) đã xác định ở các phần trên. Áp dụng cơng thức tính tốn mức độ tổn thương (*) V = E + S – AC, thu được giá trị chỉ số mức độ tổn thương V. Mối
tương quan về mức độ tổn thương giữa các thôn trong xã Nấm Dẩn được xác định bằng công thức 1 (Bảng 3.6).
Bảng 3.6. Giá trị chỉ số E, S, AC và V của từng thôn trong xã Nấm Dẩn
Thôn E S AC V= E+S-AC V tƣơng quan
Nấm Chanh 0,234 0,163 0,435 -0,037 0,375 Lủng Mở 0,265 0,087 0,478 -0,129 0,000 Thống Nhất 0,273 0,169 0,412 0,026 0,633 Tân Sơn 0,283 0,190 0,493 -0,033 0,393 Na Chăn 0,283 0,147 0,319 0,114 0,993 Nấm Lu 0,271 0,161 0,383 0,044 0,709 Đoàn Kết 0,257 0,122 0,275 0,103 0,950 Lủng Cháng 0,281 0,148 0,379 0,045 0,713 Nấm Chiến 0,243 0,194 0,419 0,018 0,600 Ngam Lâm 0,261 0,182 0,324 0,116 1,000 Nấm Dẩn 0,259 0,175 0,422 0,008 0,559 Nấm Chà 0,231 0,128 0,398 -0,013 0,475
Dựa vào mối tương quan giá trị mức độ tổn thương giữa các thôn trong xã Nấm Dẩn, sơ đồ phân vùng mức độ tổn thương đã được thành lập (Hình 3.33). Sơ đồ mức độ tổn thương do trượt đất đá xã Nấm Dẩn cho thấy vùng có mức độ tổn thương rất cao và cao là các thôn Na Chăn, Đoàn Kết, Ngam Lâm, Thống Nhất, Nấm Lu và Lủng Cháng. Vùng có mức độ tổn thương trung bình là các thơn Nấm Chiến, Nấm Dẩn, Đèo Gió và Nấm Chà. Các thơn cịn lại trong khu vực nghiên cứu có mức độ tổn thương với trượt đất đá thấp và rất thấp.
Hình 3.32. Sơ đồ mức độ tổn thƣơng do trƣợt đất đá xã Nấm Dẩn
Bảng 3.7 trình bày mối quan hệ giữa các hợp phần mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm, khả năng thích ứng với mức độ tổn thương theo từng thơn. Kết quả này cho thấy:
+ Các thơn Na Chăn, Ngam Lâm và Đồn Kết có mức độ tổn thương rất cao do có mức độ phơi bày cao đến rất cao, mức độ nhạy cảm trung bình đến rất cao và khả năng thích ứng thấp;
+ Các thơn Thống Nhất, Nấm Lu và Lủng Cháng có mức độ tổn thương cao do có mức độ phơi bày rất cao, mức độ nhạy cảm cao đến rất cao và khả năng thích ứng chỉ từ trung bình đến cao;
+ Các thơn Nấm Chiến, Nấm Dẩn và Nấm Chà có mức độ tổn thương trung bình do có mức độ phơi bày từ thấp đến cao, mức độ nhạy cảm cao đến rất cao và khả năng thích ứng cao;
+ Thơn Tân Sơn tuy có mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm rất cao nhưng khả năng thích ứng rất cao nên mức độ tổn thương thấp;
+ Khu vực Đèo Gió có mức độ phơi bày và nhạy cảm rất thấp nhưng khả năng thích ứng rất thấp nên mức độ tổn thương trung bình.
+ Thơn Nấm Chanh có mức độ phơi bày thấp, mức độ nhạy cảm rất cao, và khả năng thích ứng cao nên mức độ tổn thương thấp;
+ Thơn Lủng Mở mặc dù có mức độ phơi bày cao, nhưng mức độ nhạy cảm thấp và khả năng thích ứng cao nên mức độ tổn thương rất thấp;
Bảng 3.7. Mối tƣơng quan giữa các hợp phần tổn thƣơng (E, S, AC) với MĐTT (V) do trƣợt đất đá của các thôn trong xã Nấm Dẩn
Các thôn E S AC V
Nấm Chanh thấp rất cao cao thấp
Lủng Mở cao thấp rất cao rất thấp
Thống Nhất rất cao rất cao cao Cao
Tân Sơn rất cao rất cao rất cao thấp
Na Chăn rất cao cao thấp rất cao
Nấm Lu rất cao rất cao cao Cao
Đồn Kết cao trung bình thấp rất cao
Lủng Cháng rất cao cao trung bình Cao Nấm Chiến trung bình rất cao cao trung bình
Ngam Lâm cao rất cao thấp rất cao
Nấm Dẩn cao rất cao cao trung bình
Nấm Chà thấp cao cao trung bình
Đèo Gió rất thấp rất thấp rất thấp trung bình
Đối với các thơn có các đối tượng nhạy cảm di động phụ thuộc vào thời gian (thôn Tân Sơn, Thống Nhất, Nấm Chanh, Nấm Chiến, khu vực Đèo Gió), mức độ tổn thương được đánh giá cao nhất trong khoảng thời gian từ 8-9h (thôn Tân Sơn) và 15-17h (ở cả năm khu vực) khi mà lưu lượng người và phương tiện lưu thông đông nhất. MĐTT trong khu vực nghiên cứu được xác định cao nhất trong khoảng thời gian tháng 6 đến tháng 8 trong năm khi mà cường độ và tần suất mưa lớn nhất.
Từ các đánh giá trên, có thể kết luận rằng khu vực có mức độ phơi bày do tai biến cao đến rất cao nhưng có khả năng thích ứng rất cao thì mức độ tổn thương sẽ được giảm đi đáng kể và ngược lại vùng có mức độ phơi bày rất thấp đến trung bình mà khả năng thích ứng rất thấp thì mức độ tổn thương tăng lên.
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI TAI BIẾN TRƢỢT ĐẤT ĐÁ XÃ NẤM DẨN, HUYỆN XÍN MẤN, HÀ GIANG
Trong các nghiên cứu tai biến trượt đất đá, vấn đề đưa ra các giải pháp chủ động ứng phó với tai biến, góp phần phát triển bền vững trong bối cảnh biến đối khí hậu là nội dung có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Chủ động ứng phó với thiên tai là dự đoán thiên tai kết hợp quan trắc thực tế, mơ hình hóa, đánh giá mức độ tổn thương, rủi ro do thiên tai và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm. Cách tiếp cận này nhằm nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng của hệ thống tự nhiên - xã hội và giảm thiểu thiệt hại do tai biến gây ra. Bản chất của chủ động ứng phó là hành động trước khi tai biến xảy ra, hạn chế sử dụng các biện pháp xử lý thụ động sau khi thiệt hại đã xảy ra. Các giải pháp xử lý sau thiên tai chỉ mang tính chất tạm thời, khó có thể dài hạn trong ứng phó thiên tai. Đánh giá MĐTT do trượt đất đá dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên - xã hội với trượt đất đá là một trong những cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp chủ động ứng phó với tai biến.
Hình 4.1. Khung mơ hình chủ động ứng phó với tai biến trƣợt đất đá dựa vào đánh giá mức độ tổn thƣơng
Các giải pháp trong chủ động ứng phó với tai biến trượt đất đá dựa vào đánh giá mức độ tổn thương có thể được chia thành 2 nhóm: giải pháp cơng trình và giải pháp thích ứng:
- Các giải pháp cơng trình là các giải pháp kỹ thuật được đưa ra trên cơ sở các nghiên cứu thử nghiệm hoặc đã áp dụng mang lại hiệu quả ứng phó tai biến. Dựa vào phân vùng mức độ tổn thương, đặc điểm tai biến của từng vùng tổn thương, xây dựng các cơng trình phịng chống trượt phù hợp, hiệu quả. Tuy nhiên, các giải pháp này thường đòi hỏi những chi phí lớn, nên việc áp dụng khu vực nghiên cứu gặp nhiều khó khăn.
- Các giải pháp thích ứng trong chủ động ứng phó tai biến bao gồm những giải pháp mang tính dự báo, cảnh báo, quy hoạch sử dụng tài nguyên chủ động ứng phó với tai biến, phát triển rừng, thay đổi cách thức canh tác (ruộng bậc thang, nương bậc thang), nâng cao nhận thức, khả năng thích ứng, chống chịu của hệ thống tự nhiên-xã hội…dựa trên cơ sở đánh giá mức độ tổn thương do tai biến.
Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá các tác nhân gây ra trượt đất đá, phân vùng mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm, khả năng thích ứng, mức độ tổn thương do trượt đất đá trong khu vực xã Nấm Dẩn và xác định mối tương quan giữa chúng có thể thấy giải pháp nâng cao khả năng thích ứng thơng qua quy hoạch không gian, sử dụng tài nguyên hợp lý chính là giải pháp phù hợp nhất tại khu vực này.