Giá trị chỉ số phơi bày E11 mật độ đứt gãy theo từng thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương do trượt đất đá để chủ động ứng phó với tai biến, lấy ví dụ xã nấm dẫn, huyện xín mần, tỉnh hà giang (Trang 70)

3.1.2.9. Đặc điểm địa mạo (E12)

Hình thái và nguồn gốc địa hình có mối liên hệ mật thiết với đặc tính đất đá, hoạt động kiến tạo và các quá trình nội sinh, ngoại sinh. Các quá trình địa mạo xảy ra trên bề mặt Trái đất ln có xu hướng tạo nên sự cân bằng về mặt trọng lực và trạng thái hiện tại của bề mặt địa hình là sự ổn định tương đối. Các nguyên nhân làm phá vỡ trạng thái cân bằng tương đối của địa hình hiện tại như tăng độ dốc, tăng tải trọng sườn,… sẽ thúc đẩy cường độ của các quá trình địa mạo, đặc biệt là trượt đất đá. Các tác nhân tự nhiên chủ yếu như mưa và hoạt động của nước ngầm làm tăng trọng tải sườn, giảm độ kết dính của vật liệu cấu tạo sườn; hoạt động xói lở của dịng chảy, sự xâm thực giật lùi của mương xói ở giai đoạn trẻ làm tăng độ dốc

sườn,... Các tác nhân nhân sinh đó là các hoạt động sống của con người như xẻ taluy làm đường, cầu cống, làm nhà, canh tác, sản xuất,...

Theo kết quả tính tốn mật độ khối trượt trên các nhóm địa mạo, các khối trượt đặc biệt các khối trượt lớn thường phát triển dọc theo các khe suối xâm thực, tập trung chủ yếu trên các dạng địa hình sườn xâm thực (12,7%), sườn xâm thực bóc mịn dốc 20-30o (12,7%), trên bề mặt cao 600-800m tuổi pliocen sớm - mioxen muộn (32,3%). Trong khu vực xã Nấm Dẩn, hiện tượng trượt đá, đổ đá cũng khá phổ biến. Chúng thường phát triển và phân bố ở các sườn, vách dốc phía trên của dạng địa hình sườn tích-lở tích. Các sườn đá đổ là nguồn cung cấp vật liệu tảng lăn, lở tích cho bề mặt lở tích-sườn tích. Đặc trưng của dạng địa hình này là các vách dốc đứng lộ trơ đá gốc bị dập vỡ mạnh bởi hàng loạt hệ thống khe nứt có phương khác nhau. Đá đổ có thể xuất phát từ phần gần đường phân thủy chính của thung lũng nhưng cũng có thể từ những khu vực sườn lõm, thấp, gần như tạo ra dạng địa hình trũng trên sườn.

Hình 3.23. Giá trị chỉ số phơi bày E12 – hình thái địa mạo theo các thơn

Dựa trên kết quả tính tốn, phân tích trên, giá trị E đối với chỉ số địa mạo (E12) sẽ được chuẩn hóa về giá trị 0 – 1 theo 5 khoảng trọng số 1/5; 2/5; 3/5; 4/5; 5/5. Trong đó nhóm lớp sườn xâm thực, sườn xâm thực bóc mịn 20-30 độ, nhóm bề mặt cao 600-800m tuổi Pliocen sớm – Miocen muộn có trọng số cao nhất (5/5). Các khối trượt đất đá lớn thường trùng với đới tiếp xúc giữa các đá khác nhau hoặc các đới phá huỷ kiến tạo. Đây cũng là nơi có lớp vỏ phong hoá dày, thường được phủ bởi một lớp tích tụ bở rời đang bị xâm thực, phân cắt mạnh bởi các mương

rãnh xói và có nhiều nước ngầm xuất lộ. Kết quả chỉ ra các thôn Tân Sơn, Na Chăn, và Nấm Chà có nguy cơ trượt cao nhất và thơn Nấm Dẩn có nguy cơ trượt thấp nhất khi chỉ xét đến yếu tố địa mạo phát sinh trượt (Hình 3.23).

3.1.3. Phân vùng mức độ phơi bày

Mức độ phơi bày do trượt đất đá được chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau không phụ thuộc vào riêng một yếu tố nào, trong đó vai trị của các yếu tố cũng không phải như nhau. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội ở từng thôn, mức độ trượt đã xảy ra là khác nhau, mức độ thiệt hại khác nhau và mức độ nguy cơ trượt khác nhau, do đó mức độ phơi bày cũng khác nhau ở các thôn. Mức độ phơi bày không chỉ khác nhau theo từng thơn (khơng gian) mà cịn thay đổi theo thời gian. Vào mùa mưa (đặc biệt từ tháng 6 đến tháng 8), mức độ phơi bày cao nhất.

Bảng 3.3. Giá trị chỉ số phơi bày ở các thôn trong xã Nấm Dẩn

Thôn Mức độ thiệt

hại do trƣợt Mức độ nguy cơ trƣợt Chỉ số phơi bày

(Công thức 4) Chỉ số phơi bày tƣơng quan (công thức 1) Nấm Chanh 0,122 0,272 0,234 0,387 Lủng Mở 0,203 0,286 0,265 0,776 Thống Nhất 0,175 0,305 0,273 0,873 Tân Sơn 0,216 0,305 0,283 0,996 Na Chăn 0,283 0,283 0,283 1,000 Nấm Lu 0,202 0,294 0,271 0,845 Đoàn Kết 0,225 0,267 0,257 0,669 Lủng Cháng 0,314 0,270 0,281 0,976 Nấm Chiến 0,125 0,282 0,243 0,494 Ngam Lâm 0,221 0,275 0,261 0,727 Nấm Dẩn 0,209 0,276 0,259 0,697 Nấm Chà 0,142 0,260 0,231 0,338 Đèo Gió 0,011 0,268 0,204 0,000

Bảng 3.3 minh họa giá trị các chỉ số mức độ thiệt hại do trượt đất đá, nguy cơ trượt đất đá, từ đó rút ra giá trị chỉ số phơi bày của các thôn trong khu vực nghiên cứu áp dụng công thức 4. Áp dụng công thức 1 xác định mối tương quan về mức độ phơi bày do trượt đất đá giữa các thôn. Dựa vào kết quả này, sơ đồ phân vùng mức độ phơi bày của xã Nấm Dẩn được thành lập (Hình 3.24). Sơ đồ cho thấy vùng có mức độ phơi bày rất cao và cao là các thôn Tân Sơn, Thống Nhất, Na

Chăn, Nấm Lu, Lủng Cháng, Lủng Mở, Đoàn Kết, Ngam Lâm và Nấm Dẩn chiếm 68% diện tích khu vực nghiên cứu. Các khu vực này đã được ghi nhận trong quá khứ chịu thiệt hại về nhà ở, ruộng nương, đường ống nước và đường giao thông là lớn nhất trong tồn xã và có nguy cơ trựợt cao dựa trên các đánh giá các tác nhân tự nhiên. Vùng có nguy cơ trượt rất cao và cao có đặc điểm như sau:

Hình 3.24. Sơ đồ mức độ phơi bày do trƣợt đất đá xã Nấm Dẩn

+ Vỏ phong hóa: vỏ phong hóa bóc mịn (phong hóa mạnh, phụ kiểu saprolit) dễ phát sinh trượt nhất;

+ Địa mạo: sườn xâm thực, sườn xâm thực bóc mịn dốc 20-30 độ, bề mặt cao 600-800m tuổi Pliocen sớm – Miocen muộn dễ có khả năng trượt cao;

+ Độ cao: Độ cao từ 782-1024m dễ xảy ra trượt nhất; + Độ dốc: Độ dốc từ 17-34 độ dễ xảy ra trượt nhất;

+ Hướng dốc: Hướng dốc từ 202,5 – 247,5 độ dễ xảy ra trượt nhất, hướng Tây Nam là chủ yếu, phù hợp với hướng của địa hình;

+ Phân cắt ngang: Khu vực có mật độ dịng chảy 3,527-5,495 km/km² thuận lợi cho trượt đất đá nhất. Mật độ dịng chảy càng cao, địa hình càng phân cắt mạnh thì càng có nhiều nguy trượt;

+ Phân cắt sâu: Diện tích có độ chênh cao địa hình từ khoảng 341-428m/km2 dễ xảy ra trượt nhất;

+ Mật độ đứt gãy: mật độ đứt gãy dày đặc từ 3-4 km/km2.

Thôn Nấm Chiến có mức độ phơi bày trung bình do mức độ thiệt hại ghi nhận do trượt không lớn, chủ yếu là chịu thiệt hại về ruộng nương. Các đặc điểm tự nhiên trong vùng này khơng có diện tích phân bố lớn trong khoảng đặc điểm phân bố trượt rất cao và cao. Các thôn Nấm Chà, Nấm Chanh và khu vực Đèo Gió có mức độ phơi bày do trượt đất đá thấp và rất thấp. Các thiệt hại từ trượt đất đá ở vùng này được ghi nhận không đáng kể và nguy cơ trượt xảy ra thấp hơn các thơn khác. Đặc biệt, khu vực Đèo Gió chỉ có ghi nhận thiệt hại nhẹ về đường giao thơng. Khả năng nguy cơ xảy ra trượt thấp nhất khi đánh giá dựa trên các chỉ số tự nhiên.

3.2. Đánh giá mức độ nhạy cảm (S)

Mức độ nhạy cảm do trượt đất đá tại khu vực xã Nấm Dẩn được đánh giá dựa trên các tiêu chí là đối tượng bị tác động/ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp do trượt đất đá. Các tiêu chí được phân loại thành 2 nhóm là con người và tài sản.

3.2.1. Nhóm đối tượng con người (S1 - S7)

Trượt đất đá xảy ra, con người là nhóm đối tượng chịu tác động, tổn thương nặng nề nhất. Tùy thuộc vào loại trượt đất đá, hoàn cảnh tác động mà tồn tại các nhóm đối tượng tổn thương là con người khác nhau. Khu vực có dân cư đơng đúc thì mức độ nhạy cảm càng cao do đó cần đánh giá đến các chỉ số về mật độ dân cư (người/km2); lượng người lưu thông qua đường giao thông. Do đặc thù của khu vực Đèo Gió khơng có sự phân bổ dân cư, trượt đất đá taluy đường giao thông tỉnh lộ 178 là chủ yếu nên lượng người lưu thông qua tỉnh lộ 178 – trục đường giao thơng chính của xã Nấm Dẩn, được đánh giá là đối tượng chịu tác động trực tiếp từ trượt đất đá. Lượng người lưu thông là đối tượng lưu động nên mức độ nhạy cảm cũng như tổn thương không chỉ phụ thuộc vào không gian trượt mà còn phụ thuộc vào

thời gian. Cụ thể, lưu lượng người lưu thông trên tỉnh lộ 178 qua các thôn Tân Sơn là lớn nhất và thấp nhất là khu vực Đèo Gió. Khoảng thời gian từ 8-9h (thơn Tân Sơn) và 15-17h là khoảng thời gian đông dân cư ở tất cả năm khu vực. Vào thời gian ban đêm, lưu lượng người lưu thông ở các khu vực đều giảm đáng kể so với thời gian trong ngày (Phụ lục 1).

Hình 3.25. Giá trị của các chỉ số mức độ nhạy cảm thuộc tiêu chí con ngƣời

Ngồi ra, người dân trong khu vực nghiên cứu cũng gánh chịu những ảnh hưởng gián tiếp từ hoạt động sinh kế. Đặc trưng cho các ảnh hưởng này là chỉ số tỉ lệ người dân làm nông nghiệp. Trong các nhóm đối tượng nhạy cảm với tai biến trượt đất đá thì nhóm người già, người tàn tật, hộ nghèo và cận nghèo, nhóm người phụ thuộc và nhóm người sống rải rác trên các triền núi cao là các nhóm đối tượng nhạy cảm hơn so với các đối tượng khác. Các đối tượng này dễ bị tổn thương do tai biến trượt đất đá nhất do không thể thực hiện nhanh chóng các biện pháp thích ứng khi tai biến xảy ra thậm chí biện pháp bảo vệ chính bản thân họ. Hình 3.25 thể hiện giá trị của 7 chỉ số nhạy cảm thuộc nhóm đối tượng con người. Biểu đồ chỉ ra thôn Nấm Chiến, Ngam Lâm, Nấm Dẩn và Nấm Lu có mức độ nhạy cảm rất cao với trượt đất đá với trong khi khu vực Đèo Gió và thơn Lủng Mở có mức độ nhạy cảm rất thấp với tai biến này.

3.2.2. Nhóm tài sản (S8 - S15)

Bên cạnh những thiệt hại về người, tài sản là đối tượng bị tác động trực tiếp và gián tiếp từ tai biến trượt đất đá. Dựa trên những thiệt hại đã có và đặc điểm khu vực nghiên cứu, đối tượng tài sản nhạy cảm với tai biến trượt đất đá gồm có nhà ở, kênh mương, đồ dùng sinh hoạt, phương tiện lưu thông, gia súc, gia cầm, và đất nông nghiệp. Trong xã Nấm Dẩn, người dân thường dựng nhà ngay chân sườn dốc, hoặc trên nền đất yếu, thậm chí có nhà sống rải rác trên các triền núi cao nên khi trượt đất đá xảy ra, nhà ở, đồ dùng trong nhà cũng như gia súc, gia cầm đều nằm ngay trong vùng nhạy cảm, chịu ảnh hưởng trực tiếp do tai biến này. Kênh mương dẫn nước từ các con suối chính trong xã tới các hộ gia đình đều được thiết kế men theo chân sườn dốc nên rất dễ bị ảnh hưởng khi trượt đất đá xảy ra. Đặc biệt, dân cư trong xã chủ yếu làm nghề nông, canh tác ruộng rẫy trên đồi núi, làm ruộng bậc thang chưa hợp lý nên trượt đất đá ruộng bậc thang xảy ra tác động trực tiếp tới diện tích đất nơng nghiệp của chính họ. Hiện tượng trượt taluy đường giao thông trên đoạn tỉnh lộ 178 xảy ra khá phổ biến trong khu vực nghiên cứu nên phương tiện lưu thông trên đường rất nhạy cảm với tai biến này. Các đối tượng nhạy cảm này được đánh giá dựa trên 8 chỉ số là mật độ nhà ở (S8), chiều dài kênh mương xây (S9), chiều dài kênh mương đất (S10), đồ dùng sinh hoạt (S11), tỉ lệ người lưu thông qua tỉnh lộ 178 (S12), tỉ lệ gia súc (S13), tỉ lệ gia cầm (S14), tỉ lệ đất nông nghiệp (S15).

Từ biểu đồ chỉ số mức độ nhạy cảm của nhóm tài sản (Hình 3.26) có thể thấy rằng thơn Tân Sơn có mức độ nhạy cảm cao nhất do có mật độ nhà ở, giá trị đồ dùng trong gia đình và lưu lượng người lưu thông qua tỉnh lộ 178 cao. Thơn Đồn Kết, Nấm Lu và Na Chăn có mức độ nhạy cảm vốn tài sản thấp do chiều dài kênh mương xây và đất trong khu vực ngắn, và người dân không đầu tư nuôi gia súc, gia cầm như các thôn khác. Tương tự với chỉ số lưu lượng người lưu thông qua tỉnh lộ 178, lưu lượng xe lưu thông qua tỉnh lộ 178 đông nhất ở thôn Tân Sơn và thấp nhất ở khu vực Đèo Gió nên giá trị chỉ số nhạy cảm của khu vực Đèo Gió đạt giá trị nhỏ nhất. Lưu lượng xe lưu thông trên tỉnh lộ 178 cao

vào khoảng thời gian từ 8-9h ở thôn Tân Sơn, 15 -17h trong ngày ở tất cả các thôn và thấp nhất vào ban đêm (Phụ lục 2).

Hình 3.26. Giá trị các chỉ số mức độ nhạy cảm thuộc tiêu chí tài sản

3.2.3. Phân vùng mức độ nhạy cảm

Bảng 3.4. Các giá trị chỉ số nhạy cảm với trƣợt đất đá xã Nấm Dẩn

Thôn Chỉ số nhạy

cảm con ngƣời Chỉ số nhạy cảm tài sản Chỉ số nhạy cảm

(công thức 4) Chỉ số nhạy cảm tƣơng quan Nấm Chanh 0,215 0,118 0,163 0,822 Lủng Mở 0,152 0,110 0,130 0,629 Thống Nhất 0,182 0,157 0,169 0,856 Tân Sơn 0,197 0,183 0,190 0,978 Na Chăn 0,193 0,106 0,147 0,727 Nấm Lu 0,215 0,100 0,161 0,809 Đoàn Kết 0,211 0,091 0,122 0,584 Lủng Cháng 0,187 0,113 0,148 0,733 Nấm Chiến 0,253 0,142 0,194 1,000 Ngam Lâm 0,238 0,133 0,182 0,932 Nấm Dẩn 0,223 0,132 0,175 0,888 Nấm Chà 0,210 0,095 0,149 0,738 Đèo Gió 0,018 0,024 0,021 0,000

Mức độ nhạy cảm được xác định dựa trên mức độ nhạy cảm của các tiêu chí con người và tài sản dựa vào cơng thức 4. Vùng càng có nhiều đối tượng nhạy cảm với tai biến trượt đất đá, giá trị chỉ số nhạy cảm càng cao.

Hình 3.27. Sơ đồ mức độ nhạy cảm với trƣợt đất đá xã Nấm Dẩn

Từ bảng giá trị chỉ số nhạy cảm (Bảng 3.4) và sơ đồ mức độ nhạy cảm với trượt đất đá xã Nấm Dẩn (Hình 3.27) có thể thấy thơn Nấm Chiến, Thống Nhất, Nấm Chanh và Tân Sơn có mức độ nhạy cảm rất cao. Các thôn này là các thôn trung tâm, cận trung tâm của xã nên tập trung nhiều hoạt động của người dân, tập trung đông đúc dân cư, đông đúc nhà cửa, lưu lượng người và phương tiện lưu thơng cao. Ngồi ra, các thơn Ngam Lâm và Nấm Dẩn có mức độ nhạy cảm rất cao do các thôn này có tỉ lệ người già và hộ nghèo cao, người dân chủ yếu làm nơng nghiệp và có nhiều hộ dân sống rải rác trên triền núi cao. Thơn Đồn Kết có mức độ nhạy cảm trung bình do tập trung ít dân cư, diện tích ruộng nương, tỉ lệ gia súc, gia cầm trong thôn không được đầu tư nhiều như các thôn khác trong xã. Khu vực Đèo Gió có mức độ nhạy cảm thấp nhất với trượt đất đá vì trong khu vực khơng có sự phân bố của dân cư và các hoạt động kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan, đối tượng nhạy cảm chỉ bao gồm lưu lượng người và phương tiện lưu thơng.

3.3. Đánh giá khả năng thích ứng (AC)

Giá trị khả năng thích ứng với tai biến trượt đất đá được tính tốn dựa trên cơ sở 3 tiêu chí chính là xã hội, kinh tế và cơ sở hạ tầng bao gồm 15 chỉ số tương ứng.

3.3.1. Tiêu chí xã hội (AC1 - AC7)

Để nâng cao khả năng thích ứng xã hội với tai biến trượt đất đá, các biện pháp chủ động chuẩn bị trước, trong và sau tai biến rất cần thiết. Các hoạt động như tích cực tham gia các lớp tập huấn về sinh kế, thiên tai hay các đoàn thể xã hội, thường xuyên cập nhật thông tin qua đài báo, ti vi, áp dụng các biện pháp chủ động phòng tránh thiên tai, các biện pháp hỗ trợ sau thiên tai và nâng cao trình độ học vấn là những biện pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng xã hội và giảm nhẹ thiệt hại do tai biến đến mức tối thiểu. Khả năng thích ứng xã hội được xây dựng dựa trên 7 chỉ số là tỉ lệ người dân có trình độ THCS hoặc cao hơn (AC1); mức độ cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương do trượt đất đá để chủ động ứng phó với tai biến, lấy ví dụ xã nấm dẫn, huyện xín mần, tỉnh hà giang (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)