2.2.3.1. Tạo cơ sở và bảo đảm để nhân dân phát huy quyền làm chủ tham gia tích cực vào việc quản lý nhà nước và xã hội
Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đó là những nguyên tắc được quy định trong Điều 2 Hiến pháp 2013. Trên cơ sở những nguyên tắc này, việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật để cụ thể các quy định của Hiến pháp, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để các tầng lớp nhân dân chủ động, tích cực tham gia ngày càng nhiều vào các cơng việc của Nhà nước và xã hội không những là nhu cầu khách quan, cần thiết mà còn là đòi hỏi thường xuyên và bức thiết đối với các CQNN phải có trách nhiệm tạo mơi trường và điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Pháp luật về giám sát và PBXH là một lĩnh vực pháp luật có tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhận thức và thúc đẩy các hoạt động của nhân dân tham gia vào các công việc quản lý Nhà nước và xã hội. Trên cơ sở của pháp luật về giám sát và PBXH, các tầng lớp Nhân dân có thể chủ động, tích cực phát huy năng lực và trí tuệ để quan sát, theo dõi, phân tích, đánh giá và thể hiện quan điểm, chính kiến của mình về các vấn đề quan tâm, góp phần tìm ra những giải pháp tốt nhất cho sự phát triển của đất nước và xã hội, thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2.2.3.2. Là cơ sở để nhân dân tham gia giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước
Pháp luật về giám sát và PBXH chính là cơ sở pháp lý để nhân dân nâng cao nhận thức và niềm tin pháp luật để tiến hành các hoạt động hợp pháp, với tinh thần xây dựng trong giám sát và PBXH đối với quá trình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, bảo đảm cho quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, được tổ chức thống nhất,
phân công và phối hợp thực hiện một cách hợp lý, khoa học, để phát huy hiệu lực, hiệu quả của quyền lực nhà nước và để chống sự tha hóa của quyền lực nhà nước.
2.2.3.3. Góp phần phát huy dân chủ, củng cố khối đại đoàn kết và tăng cường đồng thuận xã hội
Với tính chất và đặc điểm riêng, pháp luật về giám sát và PBXH tạo cơ sở và môi trường pháp lý thuận lợi cho các tầng lớp xã hội thực hiện quyền tự do, dân chủ tham gia giám sát và PBXH theo những chuẩn mực chung thống nhất, đồng thời chủ động, linh hoạt, sáng tạo phát huy tiềm năng, trí tuệ và điều kiện của tổ chức và của mình tham gia những hoạt động một cách hợp pháp, hợp lý, khách quan, khoa học, phù hợp và hiệu quả. Những hoạt động giám sát và PBXH phong phú, đa dạng, thiết thực và hiệu quả với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân là nguồn lực quan trọng góp phần tạo động lực và sức mạnh để phát huy dân chủ, củng cố khối đại đoàn kết và tăng cường đồng thuận xã hội trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
2.2.3.4. Góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân
Trong HTCT nước ta, MTTQVN và các tổ chức CT-XH có vị trí và vai trị hết sức quan trọng trong việc xây dựng, thực hiện pháp luật về giám sát và PBXH, góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Là bộ phận của HTCT của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, MTTQVN và các thành viên của Mặt trận tham gia tích cực vào xây dựng và thực hiện pháp luật về giám sát và PBXH, thực hiện giám sát đối với quyền lực nhà nước và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, coi đó là những biện pháp thiết thực nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. MTTQVN giám sát hoạt động của CQNN, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. MTTQVN thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng pháp luật, góp ý và PBXH nhằm góp phần hạn chế về lỗ hổng trong cơ chế, chính sách, tránh tạo lợi ích nhóm, ngành.
Nhiều kiến nghị thông qua giám sát của Mặt trận về những sai phạm của cán bộ, công chức tham nhũng đã được cơ quan có thẩm quyền ở địa phương xem xét giải quyết; từng bước giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư và cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn khu dân cư nâng cao ý thức trách nhiệm, gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những quy định ở khu dân cư; khắc phục và giảm thiểu những hạn chế, thiếu sót, vi phạm để tiếp tục phát huy những mặt mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân. Đây cũng là dịp để giúp cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và tổ chức đóng trên địa bàn xã nắm chắc hơn tình hình cán bộ, cơng chức, đảng viên thuộc diện mình quản lý để kịp thời giáo dục, xử lý những sai phạm, ngăn chặn và phòng ngừa những hiện tượng tiêu cực; đồng thời có hướng bồi dưỡng, xây dựng văn hóa cơng vụ của cán bộ, công chức phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
Việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động nói trên của MTTQVN và các thành viên của Mặt trận góp phần bảo đảm bình đẳng và cơng bằng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các tầng lớp nhân dân; kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân - tập thể - toàn xã hội; thực hiện dân chủ gắn với giữ gìn kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Đây chính là mục tiêu góp phần thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc - nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.