Bảo đảm tính ổn định của hệ thống pháp luật; tiếp tục cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về vị trí, vai trị, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 129 - 132)

Hiến pháp năm 2013 về vị trí, vai trị, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật về giám sát và PBXH phải tạo ra khung

trò, quyền, trách nhiệm của MTTQVN. Xây dựng pháp luật về giám sát và PBXH địi hỏi phải hồn thiện cả về trình tự, thủ tục, quy trình thực hiện, mối quan hệ giữa các chủ thể, quyền trách nhiệm của các chủ thể trong mối quan hệ giám sát và PBXH. Hiến pháp năm 2013 là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất quy định về chức năng, nhiệm vụ giám sát và PBXH, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân của MTTQVN. Các nội dung này có mối liên hệ rất mật thiết với nhau. MTTQVN thực hiện tốt giám sát và PBXH cũng chính là thực hiện tốt vai trị đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân do Hiến pháp quy định.

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế để thực hiện và mở rộng dân chủ, tăng cường

đồng thuận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh việc góp phần phát hiện, kiến nghị sửa đổi, khắc phục những hạn chế trong xây dựng và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát còn nhằm phát huy và mở rộng một bước dân chủ trong xã hội, khơi dậy ý thức và trách nhiệm xã hội, huy động sự tham gia của các tổ chức nhân dân và cá nhân đóng góp trực tiếp vào việc xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm cho chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước khi ban hành phù hợp với thực tiễn của đời sống xã hội và tính hiệu quả; tăng cường đồng thuận xã hội; phát hiện, phổ biến những mặt tích cực, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Thứ ba, MTTQVN là tổ chức liên minh chính trị, vì vậy, cần phát huy tiềm

năng của các thành viên rộng lớn của MTTQVN, của các cá nhân tiêu biểu, các Hội đồng tư vấn của MTTQVN, lực lượng cộng tác viên là những chuyên gia trên các lĩnh vực. Đồng thời, thông qua hoạt động của UBMTTQVN và các TCTV, MTTQVN thường xuyên tổng hợp ý kiến, đề nghị, kiến nghị của cử tri và các tầng lớp nhân dân tập hợp dư luận xã hội là nguồn thông tin, tư liệu vô cùng phong phú về cả lý luận và thực tiễn để có cơ sở giám sát.

Luật MTTQVN năm 2015 đã cụ thể hóa nhiều nội dung của Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, còn một số vấn đề lớn như: Mặt trận “đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân”; vấn đề Mặt trận “tham gia xây dựng

Đảng; hoạt động đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”… trong Hiến pháp cần phải tiếp tục được nghiên cứu để quy định cụ thể hơn về cơ chế thực hiện. Năm 2015, khi xây dựng dự án Luật MTTQVN đã có nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cụ thể hóa nội dung “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng” trong Hiến pháp vào Luật này, nhất là ở chương giám sát và PBXH của MTTQVN. Cụ thể, có nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quan hệ giữa MTTQVN với Đảng và việc MTTQVN góp ý xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên và PBXH đối với dự thảo đường lối, chính sách của Đảng. Về vấn đề này, qua thảo luận có hai loại ý kiến khác nhau:

Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, cần thiết phải quy định vấn đề này trong dự thảo Luật. Bởi vì, Cương lĩnh của Đảng đã xác định MTTQVN và các đồn thể nhân dân có trách nhiệm “tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước” và Đảng, Nhà nước phải “có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội”. Cụ thể hóa Cương lĩnh, và Quyết định số 217 và 218 của Bộ Chính trị), các văn bản này đang được các cơ quan trong hệ thống Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân triển khai thực hiện từ Trung ương tới cơ sở. Thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp cũng quy định MTTQVN có trách nhiệm “tham gia xây dựng Đảng” (Điều 9), mặt khác việc MTTQVN giám sát Đảng là cụ thể hóa một bước cơ chế Đảng “chịu sự giám sát của nhân dân” được quy định tại Điều 4 của Hiến pháp.

Loại ý kiến thứ hai tán thành việc dự thảo Luật khơng quy định vấn đề này, vì khơng phù hợp với nguyên tắc Đảng “lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” được quy định tại Điều 4 của dự thảo Luật, mặt khác vấn đề này đã được quy định trong các văn bản của Đảng. UBTVQH cho rằng, việc MTTQVN góp ý xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của tổ chức đảng, đảng viên và PBXH đối với dự thảo đường lối, chính sách của Đảng là một chủ trương mới của Đảng và Nhà nước ta, bảo đảm phát huy dân chủ, sự tham gia của nhân dân đối với hoạt động của Đảng. Vấn đề này đã và đang triển khai thực hiện theo Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị và cũng cần có thời gian để kiểm nghiệm thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, tổng kết việc thực hiện mới thể chế hóa bằng pháp luật. Vì vậy, dự thảo Luật chỉ quy định việc giám sát và PBXH và tham gia góp ý với CQNN, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức nhà

nước là phù hợp. Do đó, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật. Đến nay, Quy chế này thực hiện đã được hơn 8 năm, đã tiến hành sơ kết 3 năm và tổng kết 5 năm thực hiện, đây là thời điểm có thể tổng kết để thể chế hóa thành pháp luật. Tiếp tục cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về giám sát và PBXH, về đại đoàn kết toàn dân tộc; phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”; hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách, phát huy vai trò của nhân dân trong quyết định những vấn đề lớn của đất nước; đảm bảo tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân.

Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giám sát và PBXH nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ để MTTQVN và các tổ chức CT-XH và nhân dân thực hiện quyền giám sát và PBXH.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)