Tổ quốc Việt Nam
3.2.3.1. Những quy định về phản biện xã hội của Mặt trận trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật khác chủ yếu vẫn là những quy định chung chưa có những quy định cụ thể và đầy đủ về trách nhiệm, cơ chế, hậu quả pháp lý, cũng như những điều kiện đảm bảo cho hoạt động giám sát của Mặt trận
Mặc dù, Luật MTTQVN năm 2015 được coi là đạo luật có những quy định toàn diện và đầy đủ nhất về PBXH của MTTQVN. Nhưng đi vào nội dung của 6 điều luật cụ thể của Chương VI Luật MTTQVN cho thấy, đó vẫn là những quy định chung, có tính chất khung, chưa có những quy định cụ thể để có thể áp dụng ngay trong thực tiễn.
Khái niệm MTTQVN và các thành viên phản ánh sự thống nhất về mặt tổ chức nhưng đồng thời cũng cho thấy tính phong phú, đa dạng về chủ thể là các
thành viên của Mặt trận. Sự phong phú, đa dạng này đòi hỏi việc xác định các vấn đề về chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức PBXH của MTTQVN và các thành viên cũng cần phải được chú trọng. Trong các quy định tại Chương VI Luật MTTQVN hầu như chưa tính đến đặc điểm này, vì vậy khi triển khai trong thực tiễn ln gặp phải những khó khăn khơng nhỏ.
Trong Nghị định số 45/NĐ-CP của Chính Phủ về tổ chức và quản lý hội, cũng chỉ có quy định rất chung về giám sát “tư vấn, phản biện và giám định xã hội
theo đề nghị của cơ quan nhà nước”; “Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động của hội theo yêu cầu của pháp luật” (Điều 23),
vì vậy các hội, hiệp hội là TCTV của MTTQVN cũng khơng có các quy định cụ thể để vận dụng vào quá trình tổ chức các hoạt động PBXH.
Hơn nữa, các quy định của pháp luật liên quan đến PBXH hiện nay nằm rải rác trong nhiều văn bản khác nhau, với cấp độ, cách thức, nội dung quy định khác nhau, nên có ảnh hưởng khơng nhỏ sự thống nhất về nhận thức và dễ tạo ra sự thiếu đồng bộ, thống nhất của pháp luật về PBXH của MTTQVN và các TCTV của Mặt trận.
3.2.3.2. Những quy định về chủ thể, đối tượng, nội dung và hình thức phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ và thống nhất
- Về chủ thể PBXH, như đã nêu ở trên, khái niệm PBXH của MTTQVN cần được hiểu theo nghĩa là những hoạt động do UBTWMTTQVN, MTTQVN các cấp và các TCTV của MTTQVN thực hiện. Các quy định hiện nay về chủ thể PBXH chủ yếu là quy định chung cho chủ thể là MTTQVN, chưa có những quy định để trao quyền cho các tổ chức khác là thành viên của Mặt trận.
- Về đối tượng PBXH, các quy định của pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định thống nhất. Theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL, thì đối tượng của PBXH của MTTQVN là chính sách trong đề nghị xây dựng VBQPPL và dự thảo VBQPPL. Theo quy định Luật MTTQVN thì đối tượng PBXH của MTTQVN bao gồm các dự thảo văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án, đề án của CQNN. Theo Nghị định số 45/NĐ-CP của Chính Phủ, thì đối tượng PBXH là chính sách, chương trình, đề tài, dự án do CQNN yêu cầu và các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của hội. Còn theo Quyết định số 14/QĐ/2014/QĐ-TTg ngày
14/2/2014 thì đối tượng PBXH được hiểu rất rộng, bao gồm các đề án, chương trình, dự án, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách...
- Về nội dung PBXH của MTTQVN và các thành viên của Mặt trận cũng
chưa có sự thống nhất trong việc quy định trong các VBQPPL. Luật ban hành VBQPPL không quy định giới hạn nội dung PBXH của các tổ chức; Luật MTTQVN có quy định cụ thể về nội dung PBXH của MTTQVN và các thành viên; trong khi Quyết định số 14/QĐ/2014/QĐ-TTg ngày 14/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tư vấn, phản biện và giám định của VUSTA (một thành viên quan trọng của MTTQVN) thì chỉ nêu nội dung về sự phù hợp với mục tiêu và các điều kiện đã quy định hoặc thức trạng đặt ra.
- Về hình thức PBXH của MTTQVN và các thành viên cũng chưa có sự thống nhất trong các quy định của các VBQPPL hiện hành.
3.2.3.3. Pháp luật về hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn thiếu những quy định cụ thể về cơ chế tiếp thu, giải trình, phản hồi ý kiến và chế tài đối với việc không thực hiện trách nhiệm tiếp thu, giải trình, phản hồi ý kiến phản biện xã hội
Kết quả cụ thể và những hiệu ứng tích cực trong hoạt động PBXH của MTTQVN phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó việc tiếp thu, giải trình, phản hồi ý kiến PBXH của chủ thể được phản biện. Thực tế đã chỉ ra rằng, hoạt động PBXH dù có được tổ chức chặt chẽ khoa học; ý kiến phản hiện dù có hay đến đâu nhưng nếu nó khơng được tiếp thu thì cũng sẽ là vơ nghĩa. Chủ thể được phản biện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, vì vậy điều đó chỉ có thể được thực hiện một cách đúng đắn nếu có cơ chế tiếp thu, giải trình, phản hồi phù hợp trên cơ sở các quy định của pháp luật. Việc xây dựng cơ chế tiếp thu, giải trình và phản hồi ý kiến PBXH của MTTQVN có ý nghĩa rất quan trọng, nó khơng chỉ bảo đảm cho các ý kiến PBXH được tơn trọng, góp phần hồn thiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, mà còn là cơ sở để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các CQNN, phát huy dân chủ, tăng cường niềm tin của tổ chức, cá nhân với Đảng, Nhà nước, với pháp luật; tăng cường giá trị xã hội của PBXH, thúc đẩy sự tham gia tích cực của nhân dân vào quá trình PBXH. Tuy nhiên, cho đến nay pháp luật về PBXH còn thiếu những quy định cụ thể này. Đây cũng là một trong những hạn chế, nhược điểm cần sớm được khắc phục.
Những hạn chế, nhược điểm trên do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: - Phản biện xã hội là vấn đề mới và khó, địi hỏi phải có nhận thức đầy đủ và có bước đi phù hợp mới có thể bảo đảm cho PBXH là phương thức dân chủ ở trình độ cao, thiết thực và hiệu quả. Trong thời gian vừa qua, nhận thức vè PBXH nói chung và PBXH của MTTQVN nói riêng cũng cịn những hạn chế, có ảnh hưởng nhất định đến việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH.
- Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH của MTTQVN cần đặt trong tổng thể thống nhất, đồng bộ, hài hòa của hệ thống pháp luật nói chung và của hệ thống các nguyên tắc, QPPL về PBXH nói riêng. Trong điều kiện hệ thống pháp luật đang trong quá trình chuyển đổi, nhiều vấn đề mới phát sinh nhưng chưa được giải quyết đồng bộ có tác động, ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và hồn thiện pháp luật về PBXH của MTTQVN.
- Trong điều kiện Việt Nam, HTCT nước ta có những đặc thù riêng, khơng có hình mẫu nào tương ứng có thể tiếp thu, vận dụng cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH của MTTQVN và các thành viên, vì vậy việc xây dựng và hồn thiện pháp luật cịn chậm và còn những hạn chế nêu trên.
- Năng lực, kinh nghiệm và điều kiện cho cơng tác xây dựng và hồn thiện pháp luật về PBXH ở nước ta còn hạn chế.