So với các lĩnh vực pháp luật khác, số lượng các nguyên tắc, QPPL về giám sát và PBXH không nhiều và được thể hiện rải rác trong nhiều VBQPPL khác nhau. Vì vậy, cần xem xét hình thức của pháp luật giám sát và PBXH xã hội trên một số khía cạnh: Hình thức văn bản, cách thể hiện nội dung của pháp luật giám sát và PBXH và cấu trúc lơgic hình thức của nó.
- Về hình thức văn bản, cho đến nay ở Việt Nam chưa có một VBQPPL nào
quy định một cách toàn diện để điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực giám sát và PBXH, ngoại trừ Luật MTTQVN. Tuy nhiên, trong nhiều VBQPPL như: Hiến pháp 2013, Luật MTTQVN, Luật Cơng đồn, Luật Thanh niên, Luật Ban hành VBQPPL, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thanh tra, Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 45/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý hội…. đều có một số quy định có liên quan đến giám sát và PBXH ở những mức độ khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu, vận dụng trong thực tiễn cần chú trọng tính chuyên ngành của vấn đề được chọn để giám sát và PBXH gắn với các lĩnh vực cụ thể để tìm kiếm, vận dụng linh hoạt và sáng tạo trong thực tiễn.
- Về cách thể hiện, các quy định về giám sát, PBXH trong mỗi văn bản
cũng được thể hiện bằng những cách thức khác nhau, tùy thuộc vào bối cảnh, điều kiện cụ thể. Đó có thể là những quy định chung có tính ngun tắc và cũng có thể là những quy định cụ thể, trực tiếp điều chỉnh quan hệ pháp luật về giám sát và PBXH. Ví dụ, Hiến pháp 2013 không ghi nhận cụ thể những quy định về giám sát và PBXH, mà chỉ quy định một số vấn đề có tính ngun tắc như: Ngun tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, về phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, về phương thức thực hiện dân chủ, về trách nhiệm của CQNN, cán bộ, công chức, viên chức phải chịu sự giám sát của nhân dân; quy định chung về tính chất, vị
trí, vai trị của MTTQVN, trong đó có nội dung tập hợp, đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, giám sát PBXH. Trong Luật Ban hành VBQPPL chỉ có một số quy định chung về tham gia góp ý kiến xây dựng VBQPPL của của MTTQVN và các tổ chức xã hội; về thực hiện PBXH đối với dự thảo VBQPPL của MTTQVN và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo VBQPPL trong việc tiếp thu ý kiến giám sát và PBXH đối với dự thảo VBQPPL. Trong Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 thì lại có cách quy định khác, đó là thơng qua việc quy định về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội với cử tri và quy định quyền của cơ quan, tổ chức và cá nhân được mời tham dự các cuộc họp của UBTVQH và của Quốc hội để đề cao vai trò giám sát và PBXH của nhân dân đối với đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Quốc hội. Trong nhiều đạo luật chuyên ngành, mặc dù khơng có những quy định trực tiếp về giám sát và PBXH, nhưng vẫn có những điều khoản có nội dung liên quan có thể phân tích vận dụng cho quá trình giám sát và PBXH. Chẳng hạn, trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, một trong những chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường được quy định là: Nhà nước “Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
tham gia hoạt động bảo vệ môi trường; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật” (Khoản 1, Điều 5, Luật bảo vệ môi
trường năm 2014). Riêng trong Luật MTTQVN, các quy định về giám sát và PBXH được quy định tương đối, tồn diện, cụ thể về tính chất, mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp và điều kiện để thực hiện giám sát và phản biện của MTTQVN.
- Về hình thức cấu trúc của pháp luật giám sát và PBXH, vì chưa có một văn
bản có tính tổng hợp về giám sát và PBXH, nên việc xác định cấu trúc của pháp luật về giám sát và PBXH cũng có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giám sát và PBXH và pháp luật về giám sát và PBXH có thể hình dung cấu trúc hình thức của nó bao gồm những nguyên tắc, quy phạm quy định về: Tính chất, mục đích, phạm vi điều chỉnh của pháp luật giám sát và PBXH; chủ thể thực hiện giám sát và PBXH; đối tượng và khách thể của giám sát và PBXH; chính sách của Nhà nước về giám sát và PBXH; nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện giám sát và PBXH; trình tự, thủ tục thực hiện giám sát và PBXH; xử lý kết quả giám sát và PBXH; trách nhiệm của các CQNN, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đối với giám sát và PBXH; điều kiện để thực hiện giám sát và PBXH.