Phương pháp điều chỉnh của pháp luật về giám sát và phản biện xã hộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 61 - 62)

Phương pháp điều chỉnh của pháp luật là sự tác động thường xun, có định hướng, có mục đích tới đối tượng điều chỉnh là các mối quan hệ xã hội nhằm đạt được những hiệu ứng tích cực, hiệu quả. Xuất phát từ tính chất, đặc điểm của các mối quan hệ xã hội trong giám sát và PBXH, pháp luật về giám sát và PBXH có các quy định điều chỉnh trực tiếp và các quy định điều chỉnh gián tiếp, trong đó các quy định điều chỉnh gián tiếp chiếm tỷ lệ đáng kể. So với hệ thống các quy định pháp luật về giám sát của các CQNN (hệ thống giám sát trong), thì các quy định pháp luật về giám sát trong ln có nội dung cụ thể và trực tiếp điều chỉnh các mối quan hệ (về chủ thể, khách thể, nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của chủ thể, nội dung, hình thức, trình tự, cách thức thực hiện…), còn các QPPL về giám sát và PBXH thường được quy định chung để điều chỉnh các mối quan hệ có liên quan đến hành vi của nhiều chủ thể khác nhau và có nhiều quy định điều chỉnh gián tiếp. Trong nhiều trường hợp, pháp luật chỉ có quy định khung để trên cơ sở đó các tổ chức xã hội sẽ cụ thể hóa và vận dụng cho phù hợp với tính chất, chức năng, nhiệm vụ, điều kiện tổ chức và hoạt động của tổ chức mình. Ví dụ, pháp luật về hội, cụ thể hiện nay là Nghị định số 45/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý hội là VBQPPL chứa đựng các quy định chung để tạo cơ sở pháp luật cho hơn 60.000 tổ chức hội ở Việt Nam căn cứ vào đó để xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của mình. Trong điều lệ của mình, mỗi tổ chức xã hội sẽ căn cứ vào tính chất, đặc điểm và điều kiện cụ thể để xác định tơn chỉ, mục đích, sứ mệnh, đề ra các nguyên tắc, quy phạm cụ thể để điều chỉnh các quan hệ cụ thể trong quá trình tổ chức và hoạt động, trong đó có tổ chức và hoạt động giám sát và PBXH.

Theo đó, pháp luật về giám sát và PBXH cũng sẽ tác động tới các quan hệ xã hội trong giám sát và PBXH bằng hai phương pháp điều chỉnh trực tiếp và gián tiếp. Với phương pháp điều chỉnh trực tiếp, pháp luật sẽ quy định cụ thể, toàn diện các nội dung, vấn đề cần điều chỉnh và trình tự, thủ tục cần thực hiện. Các chủ thể thực hiện giám sát và PBXH cũng như các đối tượng chịu sự giám sát và các cơ quan, tổ chức liên quan cần quán triệt và tuân thủ đầy đủ các quy định này. Ví dụ, những quy định được ghi nhận trong Chương V và Chương VI của Luật MTTQVN là những quy định trực tiếp điều chỉnh các quan hệ pháp luật về giám sát và PBXH của MTTQVN. Trường hợp điều chỉnh gián tiếp, pháp luật chỉ quy định chung, cơ bản để tạo sự

thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý, đồng thời yêu cầu và khuyến khích các tổ chức xã hội vận dụng, cụ thể hóa và vận dụng một cách sáng tạo cho phù hợp với các nguyên tắc, quy định chung và phù hợp với điều kiện của tổ chức mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)