So sánh sự phân bố của các taxon thực vật ở khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới hệ sinh thái nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng tại huyện thường tín, hà nội và đề xuất giải pháp giảm thiểu (Trang 37 - 41)

Hệ thực vật khu vực nghiên cứu có hệ số chi là 1,3; hệ số họ là 2,3 và trung bình 3,0 lồi/ 1 họ. Qua đây nhận thấy diện tích khu vực nghiên cứu quá nhỏ chƣa đặc trƣng cho hệ thực vật cụ thể, các hệ số thực vật tại khu vực nghiên cứu có chỉ số khá thấp, phù hợp với quy luật chung là diện tích của một hệ thực vật tăng lên các taxon cũng tăng lên. Theo quy luật này hệ thực vật Việt Nam là khu vực có diện tích lớn hơn nên các hệ số chi, hệ số họ và số lồi trung bình trong một họ lớn hơn, điều này thể hiện rõ trong bảng sau:

Bảng 3.3: So sánh hệ số chi, hệ số họ và số lồi trung bình của một họ của các hệ thực vật của xã Hà Hồi, Thƣ Phú với hệ thực vật Việt Nam

Hệ thực vật Chỉ tiêu Hệ số chi Hệ số họ Số lồi trung bình trong họ Xã Thƣ Phú, Hà Hồi 1,3 2,3 3,0 Hệ thực vật Bắc Việt Nam [13] 3,4 6,9 23,4 Hệ thực vật Việt Nam [13] 4,4 8,4 37,9

Hệ thực vật khu vực nghiên cứu là một trong những hệ thực vật bị tác động chủ yếu của con ngƣời, do đó nó có đặc điểm riêng biệt so với hệ thực vật Việt Nam. Tiến hành so sánh thành phần lồi để làm rõ điều này tơi thu đƣợc kết quả:

Bảng 3.4: So sánh hệ thực vật xã Hà Hồi, Thƣ Phú và hệ thực vật Việt Nam

Ngành Khƣ vực nghiên cứu Việt Nam

Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Psilotophyta 0 0 2 0,02 Equisetophyta 0 0 57 0,54 Lycopodiophyta 1 0,82 2 0,02 Polypodiophyta 13 5,33 644 6,08 Pinophyta 1 0,82 63 0,60 Magnoliophyta 227 93,03 9.812 92,74

Hình 3.3: So sánh tỉ lệ % của các ngành hệ thực vật khu vực nghiên cứu và hệ thực vật Việt Nam

Các số liệu trình bày trong bảng 3.4 và biểu đồ hình 3.3 cho thấy hệ thực vật khu vực nghiên cứu có 4 trong tổng số 6 ngành thực vật bậc cao có mạch của phân giới thực vật bậc cao, các ngành có mặt mang đầy đủ đặc trƣng của thực vật Việt Nam với ƣu thế tuyệt đối của ngành Ngọc lan, các ngành còn lại chiếm tỉ lệ thấp thể hiện sự biến đổi mạnh mẽ của hệ thực vật do tác động của con ngƣời. Loài thực vật chiếm ƣu thế ở đây là lúa (O.sativa L.), một số loài rau thuộc họ Thập tự, họ Bầu bí và một số cây ăn quả thuộc họ Cam, Chuối chiếm đa số thể hiện đặc thù của hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.

Theo danh lục thành phần và cấu trúc hệ thực vật cho thấy tƣơng quan só loài trong hai lớp của ngành Ngọc Lan, lớp Ngọc lan – Magnoliopsida và lớp Hành – Liliopsida của hệ thực vật khu vực nghiên cứu thì cứ 2,9 lồi thuộc lớp Ngọc lan thì có 1 lồi thuộc lớp Hành thấp hơn tỉ lệ của hệ thực vật Việt Nam (3,2/1) tuy vậy chỉ số này vẫn thể hiện tính vƣợt trội về số lồi của lớp Ngọc lan và vẫn phù hợp với nhận định của De Candolle: “Tỉ lệ lớp một lá mầm giảm xuống khi đi từ vùng bắc cực đến vùng xích đạo” và điều này khẳng định bản chất sinh thái của hệ thực vật nhiệt đới khu vực nghiên cứu dù đã bị tác động mạnh bởi các lồi cây trồng của nơng nghiệp.

Về số lƣợng các họ giàu loài và tỉ lệ của các họ giàu loài trong hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu thống kê đƣợc 14 họ có số lồi từ 5 lồi trở lên đƣợc coi là các họ giàu lồi. Trong đó có 4 họ giàu loài nhất là Họ Cúc (Asteraceae) 20 loài; Họ Đậu (Fabaceae) 14 loài; Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 12 lồi và Họ Hịa thảo (Poaceae) 12 loài. Những họ còn lại dao động từ 5 - 8 loài.

Bảng 3.5: Tỷ lệ % của họ giàu lồi nhất thuộc ngành hạt kín của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu

STT Họ Số loài % so với loài

trong ngành % so với tổng loài Magnoliophyta 93 40,97 38,11 1 Họ Dền (Amaranthaceae) 7 3,08 2,87 2 Họ Hoa tán (Apiaceae) 7 3,08 2,87 3 Họ Trúc đào (Apocynaceae) 6 2,64 2,46 4 Họ Cúc (Asteraceae) 20 8,81 8,20 5 Họ Thập tự (Brassicaceae) 6 2,64 2,46 6 Họ Bí (Cucurbitaceae) 8 3,52 3,28

7 Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 12 5,29 4,92

8 Họ Đậu (Fabaceae) 14 6,17 5,74 9 Họ Bạc hà (Lamiaceae) 5 2,20 2,05 10 Họ Dâu tằm (Moraceae) 8 3,52 3,28 Liliopsida 30 13,22 12,30 11 Họ Ráy (Araceae) 6 2,64 2,46 12 Họ Câu (Arecaceae) 7 3,08 2,87

13 Họ Hòa thảo (Poaceae) 12 5,29 4,92

14 Họ Gừng (Zingiberaceae) 5 2,20 2,05

Tổng số 123 54,19 50,41

Hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu đã và đang chịu tác động mạnh mẽ từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân tại khu vực nghiên cứu thể hiện ở chỗ các họ giàu lồi thƣờng là các họ có giá trị kinh tế và là cây trồng trong sản xuất

loài chiếm tỉ lệ khá cao 50,41% tổng số loài thực vật toàn hệ. Điều này thể hiện sự tác động mạnh mẽ của con ngƣời đến hệ thực vật khu vực nghiên cứu.

* Dạng sống

Theo cách phân chia của Raunkier (1935), dạng sống hệ thực vật khu vực nghiên cứu khơng điển hình cho hệ thực vật tự nhiên nhiệt đới do tỉ lệ cây gỗ thấp. Tuy vậy tỉ lệ cây trồi trên vẫn chiếm ƣu thế gồm cây bụi cao (17,62%), dây leo (13,52%) và cây gỗ (13,11%). Tỷ lệ cây hàng năm tái sinh bằng hạt cũng tƣơng đối cao tập trung vào một số cây nông nghiệp nhƣ lúa, ngô, lạc, các lồi trong họ bầu bí, họ đậu, họ hoa thập tự. Điều đó hợp lý với điều kiện canh tác của hệ sinh thái nông nghiệp địa phƣơng, với đặc thù của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.

* Nơi sống

Thực vật phân bố khắp các sinh cảnh khác nhau. Trong đó sinh cảnh có nhiều lồi phân bố nhất là khu vực vƣờn nhà với 55,7% tổng số loài. Tiếp theo là đồng ruộng chiếm 13,1% tổng số loài. Kế đến là bờ ruộng và đê bao chiếm 11,1%; vệ đƣờng (chiếm 9,4%); kênh mƣơng (chiếm 7,8%) và ao hồ chiếm 2,9%. Điều này cho thấy thực vật khu vực nghiên cứu chịu tác động mạnh mẽ của con ngƣời khi hầu hết các loài thực vật sống ở nơi chịu nhiều tác động của con ngƣời nhƣ vƣờn nhà, đồng ruộng cịn những nơi sống tự nhiên ít chịu tác động của con ngƣời nhƣ bờ vệ đƣờng, kênh mƣơng và ao hồ tƣơng đối thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới hệ sinh thái nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng tại huyện thường tín, hà nội và đề xuất giải pháp giảm thiểu (Trang 37 - 41)