Trình độ học vấn của đối tƣợng khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới hệ sinh thái nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng tại huyện thường tín, hà nội và đề xuất giải pháp giảm thiểu (Trang 67 - 122)

Qua biểu đồ hình 3.11 nhận thấy phần lớn đối tƣợng khảo sát có trình độ học vấn tƣơng đối thấp, tiểu học 10%; THCS chiếm 76%; THPT 14%. Trình độ học vấn thấp sẽ ảnh hƣởng đến khả năng tiếp thu khoa học công nghệ mới cũng nhƣ nhận thức của ngƣời nông dân về việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp.

* Ý thức sử dụng bảo hộ lao động của nông dân khi phun thuốc BVTV Qua điều tra, khảo sát trên thực địa có thể nhận thấy ý thức về bảo hộ lao động và bảo đảm sức khoẻ của ngƣời dân khi phun thuốc còn rất hạn chế. Khi phun thuốc chỉ có 18% số ngƣời có đeo kính mắt; 41% số ngƣời đi ủng; 51% đeo găng tay; 82% đội mũ hoặc nón và 100% số ngƣời đeo khẩu trang. Các dụng cụ bảo hộ lao động đƣợc sử dụng ở đây cịn thơ sơ, khơng đảm bảo về mặt an toàn lao động. Ngay cả một bộ quần áo bảo hộ lao động đơn giản, bình thƣờng ngƣời dân cũng khơng có đủ. Tỷ lệ ngƣời dân mặc quần áo bảo hộ lao động hoặc áo mƣa khi phun thuốc BVTV còn rất thấp chỉ khoảng 9%. Lý do không phải ngƣời dân gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các dụng cụ bảo hộ lao động mà do ý thức của ngƣời dân về vấn đề bảo vệ sức khoẻ khơng cao, hoặc có thể biết nhƣng khơng sâu sắc nên khơng có biện pháp phịng ngừa thích đáng. Chính vì vậy, việc tun truyền những

tác hại của thuốc BVTV đến sức khoẻ ngƣời dân một cách kịp thời sẽ tạo nên những thói quen thận trọng hơn khi tiếp xúc và sử dụng thuốc BVTV.

* Kiến thức của nông dân về chọn thời tiết, hƣớng gió khi phun thuốc BVTV

Kiến thức của ngƣời nông dân về chọn thời tiết và hƣớng do khi phun thuốc BVTV đƣợc thể hiện qua bảng 3.12.

Bảng 3.12: Kiến thức của ngƣời nông dân về chọn thời tiết và hƣớng gió khi phun thuốc BVTV

STT Nội dung

Biết Không biết

Số lƣợng

(ngƣời) %

Số lƣợng

(ngƣời) %

1 Chọn trời mát 81 73,6 29 26,4

2 Đi giật lùi 76 69,1 34 30,9

3 Xi chiều gió 43 39,1 67 60,9

4 Biết đầy đủ 33 30% 77 70%

Kết quả cho thấy tỉ lệ ngƣời nông dân biết chọn thời tiết mát khi phun chiếm 73,6%, biết đi giật lùi khi phun là 69,1%, biết phun xi chiều gió tỷ lệ thấp 39,1%. Tỷ lệ ngƣời dân biết đủ cả 3 yếu tố khi phun tƣơng đối thấp chỉ 30%.

* Ảnh hƣởng của việc sử dụng thuốc BVTV đến sức khỏe ngƣời nông dân

Tiến hành điều tra về các triệu chứng thƣờng xuất hiện sau khi ngƣời nông dân phun thuốc BVTV cho cây trồng thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.13: Các triệu chứng xuất hiện sau khi phun thuốc BVTV

STT Triệu chứng Số ngƣời có triệu chứng bệnh Tỉ lệ %

1 Hoa mắt, chóng mặt 89 80,9

2 Mệt mỏi 91 82,7

3 Đau đầu 83 75,5

4 Uể oải 61 55,5

6 Run tay, chân 43 39,1 7 Khô họng 41 37,3 8 Tăng tiết nƣớc bọt 39 35,5 9 Ho 41 37,3 10 Buồn nôn 57 51,8 11 Nhìn mờ 26 23,6 12 Mất ngủ 40 36,3 13 Ngứa da 25 22,7 14 Yếu cơ 9 8,2 15 Tiêu chảy 21 19,1

Kết quả bảng 3.13 cho thấy các triệu chứng cơ năng của ngƣời tiếp xúc với hóa chất BVTV thƣờng gặp nhiều là các triệu chứng ở hệ thần kinh, tiêu hóa. Một số triệu chứng bệnh có tỉ lệ ngƣời mắc cao là hoa mắt, chóng mặt (80,9%), mệt mỏi (82,7%), đau đầu (75,5%).

Tại khu vực nghiên cứu đa số nông dân chƣa tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc BVTV nhƣ pha không đúng liều lƣợng, dùng không đúng thuốc, phun không đúng cách, phun quá nhiều lần trong một vụ. Đồng thời kết quả điều tra cũng cho thấy phần lớn ngƣời nông dân chƣa tuân thủ quy định của cục Bảo vệ thực vật về phun thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng nhƣ chƣa mặc bảo hộ lao động đầy đủ, đúng cách, nông dân vẫn còn hút thuốc lá, mặc quần áo ƣớt và để thuốc BVTV dính vào da khi pha hoặc phun thuốc. Đây là những yếu tố làm gia tăng tác động bất lợi của việc sử dụng thuốc BVTV đến sức khỏe ngƣời nông dân. Tiến hành điều tra về các nhóm bệnh ngƣời nơng dân hay mắc phải khi thƣờng xuyên tiếp xúc với thuốc BVTV kết quả thể hiện trong bảng 3.14

Bảng 3.14: Tình hình bệnh tật của ngƣời nơng dân vùng nghiên cứu

STT Nhóm bệnh Số ngƣời mắc bệnh Tỉ lệ %

1 Mũi họng 78 70,9

2 Mắt 71 64,5

4 Tâm thần kinh 61 55,5 5 Da liễu 41 37,3 6 Tiêu hóa 27 25,5 7 Hơ hấp 21 19,9 8 Tiết liệu 8 7,3 9 Tim mạch 6 5,5

Kết quả bảng 3.14 cho thấy một số nhóm bệnh ngƣời nơng dân có tỷ lệ mắc cao là bệnh mũi họng (70,9%), mắt (64,5%), cơ xƣơng khớp (61,8%), tâm thần kinh (51,1%). Qua điều tra, phỏng vấn nhanh cũng nhận thấy những ngƣời mắc bệnh về mũi họng là những ngƣời thƣờng xuyên pha thuốc không đúng cách hoặc phun không đúng kỹ thuật. Pha thuốc đặc hơn chỉ dẫn, pha nhiều loại thuốc trong một bình phun, phun ngƣợc chiều gió, khi phun khơng đi giật lùi, phun khi thời tiết nóng bức và phun khi mặc bảo hộ lao động không đảm bảo là những nguyên nhân làm gia tăng bệnh tật ở ngƣời nông dân.

3.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của thuốc BVTV đến hệ sinh thái nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng tại vùng nghiên cứu hƣớng tới phát triển nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng tại vùng nghiên cứu hƣớng tới phát triển bền vững.

3.4.1. Giải pháp quản lý trong kinh doanh thuốc BVTV

Điều tra, thống kê toàn bộ các tổ chức cá nhân kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn huyện. Qua đó tiến hành đánh giá, phân loại để đƣa ra biện pháp quản lý cho phù hợp với từng loại đối tƣợng.

- Mở các đợt tập huấn ngắn hạn, dài hạn cho các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh thuốc BVTV về những kiến thức và văn bản mới.

- Phối hợp với chính quyền địa phƣơng tuyên truyền, vận động các chủ cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV theo mùa vụ ở các ngõ, xóm với phạm vi, mức độ kinh doanh nhỏ, khơng có chun mơn về thuốc BVTV, khơng có cửa hàng, kho lƣu chứa thuốc BVTV tự nguyện cam kết không kinh doanh thuốc BVTV.

- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp quy quy định về kinh doanh thuốc BVTV của nhà nƣớc tới những ngƣời kinh doanh thuốc BVTV. Cơng tác này nhằm

mục đích giúp các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc BVTV nắm bắt kịp thời và thực hiện đúng những quy định của Nhà nƣớc nhƣ phạm vi kinh doanh, những lọai thuốc BVTV đƣợc phép kinh doanh, những loại thuốc BVTV cấm, thuốc ngồi danh mục khơng đƣợc phép kinh doanh, những loại thuốc BVTV hạn chế kinh doanh, điều kiện kinh doanh, những quy định về kho chứa, trang thiết bị bảo đảm bảo an tồn và phịng chống cháy nổ..

- Kiểm tra, thanh tra đối với những hoạt động kinh doanh thuốc BVTV của các tổ chức, cá nhân để phát hiện những trƣờng hợp vi phạm. Căn cứ vào quy định của nhà nƣớc, thành phố mà áp dụng các hình thức xử phạt cho phù hợp.

Việc tuyên truyền phổ biến những quy định của nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh thuốc BVTV đến các đối tƣợng kinh doanh thuốc BVTV có tác dụng nâng cao hiểu biết, giúp họ kinh doanh đúng pháp luật. Tuy nhiên, mặt tiêu cực lại để họ che giấu, trốn tránh và áp dụng những hình thức kinh doanh các loại thuốc BVTV không hợp pháp một cách tinh vi mà thanh tra chuyên ngành rất khó phát hiện. Do đó, sự phối hợp của chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng và cơ quan chuyên ngành là rất cần thiết và mang lại hiệu quả đối với viếc ngăn ngừa kinh doanh các loại thuốc BVTV cấm, thuốc BVTV ngoài danh mục…

3.4.2. Giải pháp quản lý sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho nơng dân về sử dụng thuốc BVTV khi phịng trừ dich hại bảo vệ cây trồng cần phải đảm bảo nguyên tắc 4 đúng:

+ Chọn thuốc BVTV đúng với từng loại sâu bệnh; + Chọn thời gian phun thuốc hợp lý;

+ Pha, phun thuốc đúng nồng độ, liều lƣợng, thuốc phun phải tơi, bám đều trên mặt lá và các bộ phận khác của cây trồng;

+ Đảm bảo thời gian cách ly (tính từ lần phun cuối cùng đến khi thu hái sản phẩm) đối với từng loại thuốc BVTV. Thời gian thu hái sản phẩm là yếu tố quan trọng để đảm bảo dƣ lƣợng thuốc BVTV trong nông sản thấp hơn dƣ lƣợng tối đa cho phép.

- Hƣớng dẫn nông dân không sử dụng thuốc BVTV cấm, thuốc BVTV ngoài danh mục, thuốc BVTV kém chất lƣợng, thuốc BVTV quá hạn sử dụng…để phun cho cây trồng. Chú trọng hƣớng dẫn bà con nông dân sử dụng các loại thuốc sinh học, thảo mộc, thuốc BVTV thế hệ mới ít độc, phân giải nhanh.

- Thực hiện rộng rãi các mơ hình, điểm trình diễn về quản lý sử dụng thuốc BVTV, chƣơng trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây rau nhằm mục đích hạn chế sử dụng thuốc BVTV, sử dụng thuốc BVTV đúng kỹ thuật, không để dƣ lƣợng thuốc BVTV trong nông sản vƣợt quá dƣ lƣợng tối đa cho phép, từ những kết quả đạt đƣợc nhân ra diện rộng để nông dân tự giác áp dụng thực hiện trên thửa ruộng của họ.

- Tập huấn, hƣớng dẫn nơng dân đa dạng hố các biện pháp canh tác nhƣ luân canh hợp lý, xen canh đa dạng nhiều loại cây trồng khác họ trên cánh đồng nhằm hạn chế sự tích luỹ, phát sinh của dịch hại. Mở rộng mơ hình trồng cây trong nhà lƣới tồn phần hoặc che lƣới trong giai đoạn cuối (giai đoạn thu sản phẩm) để ngăn chặn sự phát sinh gây hại của dịch hại, nhƣ vậy sẽ hạn chế dƣợc việc sử dụng thuốc BVTV của nông dân ngay trên đồng ruộng.

- Thực hiện các mơ hình sản xuất đi liền với tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn trên thị trƣờng nhằm nâng cao thu nhập của ngƣời nông dân sản xuất ra sản phẩm an tồn, trong đó có an tồn về thuốc BVTV, đi đơi với việc hoàn thiện hệ thống kiểm tra nhanh dƣ lƣợng thuốc BVTV trên thị trƣờng là biện pháp hữu hiệu trong quản lý sử dụng thuốc BVTV.

- Các địa phƣơng, các cơ quan chuyển giao kỹ thuật cho nông dân cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát nhằm làm giảm việc sử dụng thuốc BVTV tuỳ tiện, giảm nguy cơ dƣ lƣợng thuốc BVTV cao trong nông sản.

- Ngƣời nông dân chỉ chú trọng lâu dài đến sản xuất rau an toàn khi sản phẩm của họ đƣợc đánh giá, tin cậy và bán đƣợc với giá hợp lý. Ngƣời tiêu thụ mua nhiều rau an toàn chỉ khi họ có đủ độ tin cậy. Do vậy, nên tạo điều kiện cho việc ra đời các cơng ty sản xuất rau an tồn (có đội ngũ kỹ thuật tốt, có vùng trồng rau an tồn, có sự ràng buộc chặt chẽ và kiểm sốt với ngƣời trồng rau, có sự giám định dƣ

lƣợng thuốc BVTV, kim loại nặng và các sinh vật gây bệnh trong sản phẩm của cơ quan nhà nƣơc có thẩm quyền…) Hiện các cơng ty chè đã và đang bƣớc đầu làm đƣợc việc này.

Hiện nay chƣa có một chiến lƣợc hồn hảo đơn giản cho phép phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại đạt hiệu quả lý tƣởng. Hóa chất BVTV hiện đang bị chỉ trích vì những nguy hiểm và hậu quả chúng gây ra đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Hóa chất dùng trong nông nghiệp làm giảm đa dạng sinh học, mất các lồi sinh vật có lợi. Việc sử dụng lặp đi lặp lại một loại thuốc đã làm xuất hiện một số loại sâu bệnh kháng thuốc, tái phát dịch bệnh, gây ơ nhiễm nƣớc, làm biến đổi tính chất vật lý, hóa học của đất. Hóa chất dùng trong nơng nghiệp đã làm thay đổi cấu trúc đất và địa hình, xói mịn, giảm khả năng thẩm thấu của đất, đơn giản hóa hệ sinh thái. Vì vậy, mục tiêu chiến lƣợc đúng đắn hiện nay là sử dụng hợp lý hóa chất bảo vệ thực vật bằng cách tăng cƣờng áp dụng biện pháp sinh học, biện pháp quản lý tổng hợp dịch hại cây trồng IPM, khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ, đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng các biên pháp khác nhằm hƣớng tới nông nghiệp sạch bễn vững.

Trên quan điểm phát triển nông nghiệp sạch bền vững chúng ta nên áp dụng các biện sau để hạn chế ơ nhiễm mơi trƣờng do hóa chất dùng trong nơng nghiệp sau: 1. Chỉ nên sản xuất, nhập khẩu, lƣu thơng, sử dụng các hóa chất BVTV đạt hiệu quả cao nhƣng ít gây ơ nhiễm và ít tồn lƣu trong mơi trƣờng, ít độc hại đến các lồi sinh vật có ích, ít tác hại đến sức khỏe của con ngƣời.

2. Tăng cƣờng bảo vệ tính đa dạng sinh học và phát triển các lồi sinh vật có ích (thiên địch của sâu bệnh). Tăng cƣờng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM), sử dụng các sinh vật có ích.

3. Tăng cƣờng nghiên cứu, khuyến khích và sử dụng các loại hóa chất có nguồn gốc sinh học nhƣ các loại bả protein, các loại thuốc trừ sâu thảo mộc.

4. Tăng cƣờng thanh, kiểm tra khâu sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, khâu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới. Củng cố và nâng cao quyền lực của hệ thống thanh tra chuyên ngành về BVTV, mơi trƣờng và vệ sinh an tồn thực phẩm.

Đặc biệt, xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền cấp xã, phƣờng trong quản lý, giám sát, kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV. Xây dựng và củng cố về tổ chức và chính sách, nội dung hoạt động của mạng lƣới dịch vụ bảo vệ thực vật - khuyến nông cơ sở.

5. Tập huấn cho ngƣời dân về kỹ thuật dùng thuốc BVTV đúng chỗ, đúng lúc, đúng liều lƣợng.

Có thể áp dụng các mơ hình trong canh tác nơng nghiệp bền vững nhƣ sau:

1. Mơ hình IPM

IPM (Intergrated Pest Managerment): Quản lý dịch hại tổng hợp là một hệ thống điều khiển dịch hại bằng cách sử dụng hài hoà những biện pháp kỹ thuật một cách thích hợp trên cơ sở phân tích hệ sinh thái đồng ruộng một cách hợp lý để giữ cho chủng quần dịch hại luôn ở dƣới ngƣỡng gây hại kinh tế.

IPM hoạt động theo 4 nguyên tắc:

- Trồng cây khỏe: Chọn giống tốt,bón phân cân đối và chăm sóc hợp lý nhằm tạo tiền đề cho cây trồng sinh trƣởng khỏe, có khả năng cho năng suất cao và đền bù lại những mất mát (lá, thân) do sâu hại hay tác nhân khác gây ra.

- Bảo vệ, sử dụng các lồi thiên địch: Thiên địch là cơn trùng có ích, sử dụng nguồn thức ăn chính là sâu hại do đó có tác dụng kìm hãm mật độ sâu hại một cách đáng kể. Thiên địch đã có sẵn trong tự nhiên và đƣợc bảo vệ bằng cách không phun thuốc BVTV lên đồng ruộng.

- Thƣờng xuyên thăm đồng hàng tuần: Quan sát sự sinh trƣởng của cây trồng để có biện pháp tác động thích hợp (nƣớc, phân...) giúp cây trồng phát triển tốt. Điều tra mật độ sâu hại và thiên địch để đánh giá mức độ cân bằng của chúng nhằm giúp đề ra quyết định xử lý thích hợp.

- Nơng dân trở thành chun gia: Chuyên gia nghĩa là tinh thông trong lĩnh vực nào đó. Huấn luyện nơng dân trở thành chun gia tức là nông dân đã am tƣờng về canh tác lúa và quản lý tổng hợp dịch hại. Họ có khả năng ứng dụng thành công IPM trên ruộng nhà và hƣớng dẫn cho nhiều nông dân khác cùng làm theo IPM. Nguyên tắc này mang tính xã hội và tính cộng đồng.

Có 5 biện pháp cơ bản trong IPM

- Biện pháp canh tác kỹ thuật: Sử dụng thực tiễn canh tác có liên quan tới sản xuất cây trồng, hạn chế tối đa mơi trƣờng sống và sinh sản của các lồi dịch hại, đồng thời tạo môi trƣờng thuận lợi cho cây trồng phát triển khỏe, có sức chống dịch hại cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới hệ sinh thái nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng tại huyện thường tín, hà nội và đề xuất giải pháp giảm thiểu (Trang 67 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)