ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới hệ sinh thái nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng tại huyện thường tín, hà nội và đề xuất giải pháp giảm thiểu (Trang 26 - 31)

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Đặc điểm dân cƣ, các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu. - Thực trạng sử dụng thuốc BVTV, thực trạng đa dạng sinh học hệ sinh thái nông nghiệp vùng nghiên cứu.

- Khả năng ảnh hƣởng của thuốc BVTV đến hệ sinh thái nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng vùng nghiên cứu.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Hệ sinh thái nơng nghiệp Huyện Thƣờng Tín – Thành phố Hà Nội (nghiên cứu trƣờng hợp tại xã Hà Hồi và xã Thƣ Phú).

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu 2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu

Các cơng trình nghiên cứu về hệ sinh thái nông nghiệp, thuốc BVTV, các bộ danh lục động thực vật, báo cáo khoa học, báo cáo thống kê có liên quan đến đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.

Báo cáo tóm tắt điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại khu vực nghiên cứu.

2.3.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa

Các đợt nghiên cứu khảo sát thực địa đƣợc tiến hành từ tháng 01 đến tháng 10 năm 2014 với tuần suất 02 lần/ 01 tháng. Các khảo sát đƣợc thiết lập qua các hệ sinh thái của khu vực nghiên cứu là:

- Các cánh đồng rau màu, ruộng lúa nƣớc; - Bờ ruộng và đƣờng đi;

- Thủy vực: Chủ yếu là ao hồ, vùng đất trũng; - Mƣơng nội đồng;

- Các khu vực có cây (bao gồm những mảnh nhỏ nằm giữa khu ruộng trồng trọt); - Khu dân cƣ.

Điều tra đƣợc tiến hành nhƣ sau:

Thu mẫu thực vật, tiến hành chụp ảnh, xác định tên khoa học đối với các loài phổ biến và dễ xác định bằng các sách chuyên khảo chủ yếu là “Cây cỏ Việt Nam”

của Phạm Hoàng Hộ và “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (tập I – 2001, tập II – 2002 và tập III – 2005) [12], những lồi khó xác định đƣợc tiến hành chụp ảnh với ít nhất đủ ba phần lá, thân, hoa và gửi tới chuyên gia xác định. Sau khi đã có tên khoa học của các lồi lập danh lục phản ảnh đầy đủ các thông tin cần thiết bao gồm danh sách các loài theo từng họ, các họ theo từng ngành, các lồi có tên khoa học và tên Việt Nam, dạng sống và công cụ, tiến hành thống kê số loài, họ theo từng ngành…phục vụ cho phân tích đánh giá tính đa dạng hệ thực vật.

2.3.2.1. Phƣơng pháp phân tích đánh giá tính đa dạng hệ thực vật

Phân tích đa dạng về thành phần lồi

Dựa trên quan niệm truyền thống về hệ thực vật, chỉ kiểm kê các lồi thực vật bậc cao có mạch, mọc tự nhiên hoặc lồi ngoại lai tự nhiên hóa khơng phụ thuộc sự chăm sóc của con ngƣời. Số lƣợng các loài đƣợc căn cứ vào:

- Mẫu vật thu đƣợc tại thực địa trong quá trình khảo sát, đƣợc định loại trong phịng thí nghiệm theo các tài liệu chuyên khảo hoặc theo phƣơng pháp chuyên gia tại chỗ.

- Kết quả khảo sát trực tiếp tại thực địa xác định thành phần loài theo chuyên gia. - Thảm khảo một số tài liệu về sự phân bố và nơi sống của thực vật trong một số tài liệu có uy tín khoa học đã đƣợc cơng bố. Chủ yếu là tài liệu “Cây cỏ Việt

Nam”, Phạm Hoàng Hộ gồm 3 tập, “Danh lục thực vật Việt Nam”, 3 tập do Viện

Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật và Đại học Quốc Gia Hà Nội biên soạn.

Đánh giá tính đa dạng về thành phần loài, đặc trưng cấu trúc hệ thống hệ thực vật.

Sự sắp xếp các loài vào Taxon bậc cao hơn (chi, họ…) theo quan điểm của vƣờn thực vật Kiu, liên hiệp Vƣơng quốc Anh và Bắc Ailen (Brummitt, 1992). Tên tác giả các taxon viết theo Brummitt và Powell (1992). Các ngành thực vật đƣợc xếp theo sự tiến hóa của thực vật, từ phát tán bằng bào tử (Khuyết lá thông, Thông đất, Dƣơng xỉ) đến các ngành thực vật có hạt (Thơng, Ngọc lan). Các họ trong từng ngành (riêng ngành Ngọc lan thì xếp các họ trong từng lớp), các chi trong từng họ và các lồi trong từng chi thì xếp theo thứ tự chữ cái trong bảng chữ cái ABC theo

tên khoa học. Sự phân bố các loài trong các chi, các họ, các ngành thực vật đƣợc phân tích theo quan điểm của Tomachev (1974).

Phân tích đánh giá bản chất sinh thái đa dạng hệ thực vật

Dựa trên nguyên tắc phân chia dạng sống của Raunke (1937)

Phân tích đánh giá mức độ giàu loài quý hiếm

Theo IUCN, 2004 các tiêu chuẩn trong sách đỏ Việt Nam 2007 và các lồi có giá trị tài nguyên (theo “Tài nguyên thực vật Đông Nam Á” – Prosea, 1995”)

2.3.2.2. Phƣơng pháp đánh giá phân tích đa dạng hệ động vật

- Xác định tuyến điều tra, vị trí thu mẫu ngồi thực địa

- Ghi nhận các đặc trƣng của các sinh cảnh trên tất cả các tuyến khảo sát - Sử dụng các bẫy động vật đơn giản nhƣ sau:

Bẫy hố:

Bẫy hố là một công cụ cần thiết cho việc bắt và nghiên cứu côn trùng cƣ trú trên mặt đất, đặc biệt là các lồi bọ cánh cứng mặt đất. Chúng tơi tạo ra các bẫy nhƣ sau: Sử dụng một ống hộp kim loại có chiều cao cao hơn đƣờng kính ngang từ 2 đến 3 lần, đào hố theo kích thƣớc của hộp kim loại sao cho độ sâu của hố bằng với chiều cao của hộp, đổ một chút nƣớc vào bẫy để tạo chất dính cơn trùng khơng cho thốt ra ngồi. Kiểm tra bẫy thƣờng xuyên trong ngày.

Vợt thu bắt côn trùng

Lƣới mắt nhỏ là phƣơng pháp thƣờng xuyên nhất đƣợc sử dụng để thu thập mẫu côn trùng bay trong khơng khí (chuồn chuồn, ong, bƣớm…). Đƣờng kính lƣới 80 cm, chiều dài 150 cm. Dùng lƣới đi dọc theo tuyến điều tra, thu thập các mẫu và ghi sổ nhật ký thực địa.

Lưới thu mẫu thủy sinh

Kích thƣớc 40 cm x 40 cm dùng để thu thập các loài thủy sinh thuộc các ngành động vật không xƣơng sống và cá, đƣợc thu bằng vợt qua các thủy vực khác nhau. Mẫu vật thu đƣợc định loại tại chỗ hoặc đƣa về phịng thí nghiệm để định loại.

Sử dụng một số bóng đèn và một màn màu trắng, bật đèn vào buổi tối để thu hút cơn trùng và các lồi động vật khác hoạt động vào ban đêm có xu tính dƣơng với áng sáng vào bẫy, sử dụng lƣới và lọ đựng axeton để thu mẫu.

2.3.3. Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn

- Tiến hành điều tra 110 nông hộ dựa vào bảng hỏi kết hợp phỏng vấn. Nội dung điều tra, phỏng vấn nông dân tập trung vào 3 vấn đề.

(1) Tình hình sử dụng thuốc BVTV của nơng dân: nội dung này tập trung vào tìm hiểu các thuốc BVTV thƣơng phẩm đƣợc sử dụng phổ biến, cách thức sử dụng thuốc BVTV của ngƣời nông dân (về liều lƣợng, kỹ thuật phun thuốc, xử lý thuốc BVTV khi còn dƣ...) và cách thức tiếp cận với những thông tin về thuốc BVTV của ngƣời dân;

(2) Đánh giá của nông dân về tác động của thuốc BVTV đối với môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng dựa trên tìm hiểu những vấn đề môi trƣờng đƣợc quan tâm tại địa phƣơng và xác định mối liên hệ giữa những vấn đề đó với việc sử dụng thuốc BVTV.

(3) Đặc điểm hình thái, màu sắc, tên thƣờng gọi, mức độ phong phú của các loài động thực vật tại khu vực nghiên cứu.

- Điều tra, phỏng vấn các hộ kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn huyện Thƣờng Tín về tình hình kinh doanh, các mặt hàng thuốc BVTV đƣợc tiêu thụ tại địa phƣơng, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của cơ sở kinh doanh thuốc BVTV… Tiến hành điều tra các cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn huyện kết hợp kết quả thanh kiểm tra của cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật Thƣờng Tín. Phối hợp với các nhân viên bán chuyên trách, mạng lƣới BVTV của 29 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, điều tra các tổ chức cá nhân trực tiếp hoặc thông qua giao ban hàng tháng.

- Bên cạnh đó chúng tơi cịn phỏng vấn các đối tƣợng khác nhƣ cán bộ hợp tác xã nông nghiệp, cán bộ y tế xã, cán bộ trạm bảo vệ thực vật…bằng phƣơng pháp phỏng vấn nhanh.

Số liệu thu thập và xử lý thống kê theo phƣơng pháp thông dụng trên các chƣơng trình Excel.

- Từ bảng danh lục động thực vật thông kê đƣợc, tiến hành phân tích về số lồi, thành phần lồi trong khu vực nghiên cứu, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học tại vùng nghiên cứu.

- Từ kết quả phỏng vấn các đối tƣợng nhƣ nông dân, cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, cán bộ chuyên trách tại địa phƣơng…tiến hành tổng hợp, phân tích về tỉ lệ ngƣời dân sử dụng thuốc BVTV đúng cách, về bảo hộ lao động, về tỉ lệ ngƣời bị ảnh hƣởng hoặc biểu hiện nhiễm bệnh do sử dụng thuốc BVTV… bằng các bảng và biểu đồ dƣới sự hỗ trợ của công cụ Excel.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới hệ sinh thái nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng tại huyện thường tín, hà nội và đề xuất giải pháp giảm thiểu (Trang 26 - 31)