Các biểu hiện tác động của các yếu tố khí hậu đến chất lượng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 32 - 36)

1 .Cơ sở lý luận về sử dụng đất

1.1.2 .Sử dụng đất nông nghiệp

1.3 Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và sử dụng đất

1.3.2 Các biểu hiện tác động của các yếu tố khí hậu đến chất lượng đất

Chất lượng đấtlà thuộc tính của đất có ảnh hưởng tới tính bền vững đối với mục đích sử dụng đất cụ thể, do đó có thể hiểu rất ngắn gọn, rõ ràng chất lượng đất được xác định bởi các yếu tố - loại đất, đặc tính, tính chất đất và khả năng sản xuất của đất. Như vậy các yếu tố khi hậu ảnh hưởng đến chất lượng đất bao gồm nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới loại đất, đặc tính, tính chất đất.

Sự khơng đồng nhất về địa hình, địa mạo, khí hậu, thổ nhưỡng cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội đã tạo nên những vùng lãnh thổ đặc trưng, đồng thời cũng gặp phải những tác động của sự thay đổi các yếu tố khí hậu đến tài nguyên đất khác nhau. Nguyên nhân của chúng không thể khẳng định hồn tồn là do BĐKH nhưng cũng khơng thể phủ nhận là không chịu ảnh hưởng của BĐKH.

Hiện nay chất lượng đất và môi trường đất đã và đang bị đe dọa và tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau đặc biệt phải kể đến yếu tố khí hậu do sự sự biến đổi khí hậu tồn cầu và sự khai thác sử dụng đất bất hợp lý của con người để mưu sinh. Những thập kỷ qua khi nền kinh tế xã hội của nhiều nước trên thế giới phát triển mạnh mẽ thì cũng là lúc conngười khắp hành tinh phải đối mặt với những nguy cơ và thách thức của thiên tai và suy thoái nghiêm trọng tài nguyên đất. Đất nước Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đất đai khá màu mỡ, thực vật phát triển thuận lợi, song cũng đang phải hứng chịu những nguy cơ suy thối đất và ơ nhiễm mơi trường đất ngày càng gia tăng do các tác động của vấn đề khí hậu.

Một số biểu hiện của khí hậu ảnh hưởng đến chất lượng đất như:

- Đất bị xâm nhập mặn: Hiện nay, nước mặn xâm nhập ngày càng sâu vào

đất liền,độ mặn tăng cao và thời gian ngập mặn kéo dài. Đó là hậu quả của các yếu tố: nước biển dâng cao; lưu lượng nước sơng trong mùa khơ ít đi do rừng thượng nguồn ở các nước đầu nguồn thuộc lưu vực sơng bị tàn phá nặng nề.... Ví dụ, năm 2005, tình trạng xâm nhập mặn sớm, xâm nhập sâu, độ mặn cao và thời gian duy trì dài xảy ra phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trên sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên xâm nhập mặn đã tiến sâu vào phạm vi 60 - 80 km. Cịn trên tuyến sơng Hậu, nhập mặn cũng vào sâu 60 - 70 km. Riêng các dịng sơng chính như Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đơng độ mặn đã xâm nhập sâu tới mức kỷ lục 120 - 140km. Năm 2008, tình trạng hạn - nước mặn xâm nhập diễn biến gay gắt hơn. Tại Cà Mau, trong tháng 3/2008, nước mặn đã xâm nhập nghiêm trọng vào vùng ngọt của huyện U Minh. Tại một số khu vực này, người dân đã phá các đập để đưa nước mặn vào ni tơm làm cho tình hình nhiễm mặn càng trở nên nghiêm trọng.

Tại Bến Tre, trên sông Cửa Đại, nước mặn vào đến xã Phú Thuận, huyện Bình Đại cách biển 30km.[12]

- Đất bị khơ hạn và hoang mạc hóa: Sự phối hợp khơng hài hịa giữa chế độ

nhiệt và chế độ mưa tạo nên sự khắc nghiệt có khả năng thúc đẩy các q trình hạn hán, hoang mạc hóa của đất. Nguy cơ nắng nóng và đất đai bị khơ cằn nhiều hơn làm giảm năng suất trồng trọt.

Khô hạn: Tại những vùng đất khô hạn, bán khô hạn, sự thay đổi nhỏ của

nhiệt độ và lượng mưa có thể ảnh hưởng lớn tới đất đai. Ví dụ, hạn hán đã gây thiệt hại nhiều mặt cho các vùng Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung bộ. Hạn hán kéo dài, làm tăng nguy cơ cháy rừng và làm suy giảm đáng kể sức sản xuất của đất. Trung bình trong 10 năm qua, diện tích bị khô hạn ở miền Trung lên tới 140.000 ha và mất trắng gần 50.000 ha.[20]

Hạn hán cũng đã bắt đầu ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ, mực nước trên các sông, hồ đều cạn kiệt.

Điều đáng nói là sự gia tăng nhanh chóng diện tích hoang mạc ở các vùng khơ hạn, bán khơ hạn, kể cả một số vùng ẩm ướt khơng chỉ do khí hậu và BĐKH, mà cịn do sức ép của sự gia tăng dân số và hoạt động sống của con người. Diện tích đất liên quan đến hoang mạc hóa phân bố trên khắp các vùng trong cả nước, đặc biệt là ở Tây Bắc và Duyên hải Miền Trung. Theo kết quả điều tra gần đây nhất, cả nước có tới 9,34 triệu ha đất đồi núi trọc, đồi cát, trảng cỏ có liên quan tới hoang mạc hóa, chiếm 28% tổng diện tích đất đai trên tồn quốc, trong đó khoảng 7,85 triệu ha chịu tác động mạnh bởi hoang mạc hóa với trên 4 triệu ha đất trống trọc chưa sử dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thối hóa nặng và 1 triệu ha đang có nguy cơ thối hóa cao. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi còn nhiều vùng đồi núi trọc đang bị mưa lũ làm lở đất, xói mịn và suy thối đến khơ cằn hoang mạc. Đây là những vấn đề đáng lo ngại, là thách thức lớn cho việc sử dụng đất của nước ta hiện nay.

Dọc theo bờ biển miền Trung đã xuất hiện hiện tượng sa mạc hóa cục bộ ở các dải cát hẹp trải dài với khoảng 462.000 ha, chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích tự nhiên tồn quốc, trong đó có 87.800 ha là các đụn cát, đồi cát lớn di động. Với điều kiện độ che phủ kém, đất cát thường chứa ít nước và nhiều khơng khí, nguồn nước mặt cung cấp hầu như khơng đáng kể, vì vậy vào những ngày nắng, đất cát thường bị nung nóng mạnh mẽ bởi bức xạ mặt trời. Kết cấu đất vốn đã kém bền vững lại càng dễ bị phá hủy. Cùng với gió mạnh, hình dạng các cồn cát di dộng thay đổi hàng ngày, những trận gió cát, bão cát khiến cho khu vực khơ nóng càng trở nên khắc nghiệt. [41]

- Đất bị ngập úng: Những năm gần đây thiên tai, lũ lụt, hiện tượng triều

cường xảy ra liên tiếp đã làm cho vấn đề ngập úng đất ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tại miền Bắc, hội tụ đới gió Đơng Nam kết hợp với bộ phận khơng khí lạnh phía Bắc tràn xuống là nguyên nhân dẫn đến trận mưa cực lớn gây ngập úng ở nhiều nơi.

- Đất bị xói mịn, rửa trơi: BĐKH gây rối loạn chế độ mưa nắng, nguy cơ nắng nóng nhiều hơn, lượng mưa thay đổi, lượng dinh dưỡng trong đất bị mất cao hơn trong suốt các đợt mưa dài, gây ra hiện tượng xói mịn nhiều hơn. Các quan trắc có hệ thống về xói mịn đất từ 1960 đến nay cho thấy trên thực tế có khoảng 10 - 20% lãnh thổ Việt Nam bị ảnh hưởng xói mịn từ trung bình đến mạnh.

Vùng Tây Bắc đất dốc chiếm 98% nên nguy cơ thối hóa và xói mịn là rất lớn. Hàng năm, chỉ trong 6 tháng mùa mưa, lượng đất mất đã chiếm tới 75 - 100% tổng lượng xói mịn cả năm, cịn lại dưới 25% lượng đất bị xói mịn xẩy ra trong các trận mưa giông ở thời kỳ chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa (tháng 3 - 4) hoặc từ mùa mưa sang mùa khô (tháng 11). Ở các tỉnh miền Trung, mùa mưa tập trung vào 4 tháng đầu năm và giữa mùa gió mùa Đơng bắc, có nơi mưa dồn dập từ tháng 9 đến tháng 12, là ngun nhân chính gây xói mịn rửa trơi.

- Sạt lở đất: Tình hình sạt lở đất trong mấy thập niên vừa qua đã xảy ra rất

phổ biến với hai loại hình sạt lở đó là xói lở bờ biển; sạt lở đất ven sơng và vùng cao:

Xói lở bờ biển: Hầu hết bờ biển nước ta đang bị xói lở với cường độ vài mét chục mét mỗi năm. Xu hướng dâng lên của mực nước biển trong những năm gần đây cũng góp phần gây ra sụt lở mạnh hơn. Ngồi ra, sự tăng dịng chảy sông cũng là một nguyên nhân gây xói lở, nhưng thường xảy ra vào mùa mưa và chỉ ảnh hưởng ngắn hạn.

Sạt lở đất ở ven sông và vùng cao: Sạt lở đất ven sông và vùng cao cũng là một vấn đề xẩy ra thường xuyên ở Việt Nam. Dọc theo các hệ thống sông vào mùa mưa lũ, có hiện tượng sạt lở đất nghiêm trọng ở nhiều nơi, đặc biệt ở phần hạ lưu các con sông Hồng, Cửu Long, Trà Khúc, Ba...

Những nơi có độ dốc cao, tầng đất khơng dày, sâu trên 1 m đã gặp những tầng đá vụn, đất không bám được vào lớp đá vụn phía dưới bị bong ra, lở xuống xuống phía dưới theo trọng lực. Ở Mường Tè (Lai Châu), Yên Sơn (Sơn La) và Trạm Tấu (Yên Bái) các trận mưa rào đầu vụ đã làm trượt cả tầng đất mặt đang trồng lúa, ngô xuống dưới chân dốc.

Sạt đất, trượt lở đất không chỉ làm lấp đất đang sản xuất mà còn làm hư hại đường giao thơng, cơng trình xây dựng và có những vụ đã vùi lấp một phần diện tích bản làng, sơng, suối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)