Mô tả các đơn vị đất đai
LMU số 1-14 và LMU 30 - 35: Thuộc đất mặn trung bình, 5175,18 ha phân bốở các xã Giao Hải, Giao Lạc, Giao An, Thị trấn Quất Lâm, Giao Thiện, Giao Hà, thành phần cơ giới từ nhẹ đến nặng, tưới không chủ động đến bán chủ động, địa hình thấp, tổng tích ơn trung bình. Định hướng sử dụng: Thích hợp nuôi trồng thủy sản nước mặn, làm muối hoặc trồng rừng ngập mặn.
LMU số 15-16 : Thuộc đất mặn trung bình, có diện tích 1262,5 ha, phân bốở các xã Giao Tân, Giao Tiến. Đặc tính nổi bật của các LMU này là bị nhiễm mặn ít, có thành phần cớ giới nhẹ, tưới và tiêu bán chủđộng, địa hình vàn. Vùng này thuận lợi cho việc trồng lúa, trồng hoa màu, ni trồng thủy sản thích nghi ởmơi trường nước lợ nhẹ.
LMU số 17 - 27: Thuộc đất phù sa có diện tích 4754,16 ha, tập trung ở các xã phía Tây của huyện.
LMU số 28-29, 47 : Thuộc đất phù sa được bồi bởi hệ thống sông Hồng, thành phần cơ giới nhẹ và nặng, chế độ tưới tiêu bán chủđộng, địa hình vàn. Thích hợp cho trồng hoa màu, nuôi trồng thủy sản.
LMU số 36 - 46 Thuộc đất mặn nhiều, có diện tích 3393,54 ha, phân bố ở các xã ven biển như Giao An, Giao Lạc, Giao Hải. Đặc tính của LMU này là có độ măn cao, có thành phần cơ giới từ nhẹđến nặng, tưới nước không chủđộng đến bán chủđộng, tưới tiêu bán chủđộng, địa hình thấp. Thích hợp với trồng rừng ngập mặn và kết hợp nuôi trồng thủy sản nước mặn.
2.4.2 Đánh giá sự thích hợp của các loại hình sử dụng đất
Dựa vào tổng hợp phiếu điều tra tại địa bàn nghiên cứu, tác giả tổng kết và đưa ra bảng các tác động của thiên tai đến các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Giao Thủy như sau:
Bảng 2.19 : Tổng kết các tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu tới sử dụng đất tại huyện Giao Thủy
Thiên tai tác động chính Loại hình sử dụng đất Tác động chính Ngun nhân Nước biển dâng Xâm nhập mặn Rét đậm rét hại Hạn hán Nắng nóng Bão Ngập lụt Mưa lớn Đất trồng lúa, màu (LUT1, LUT2, LUT3) -Giảm do đấttrồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản chuyển sang đất chưa sử dụng,đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
- Giảm năng suất do xâm nhập mặn( 84,69%) - Bỏ hoang một phần đất do bị nhiễm mặn (12,24%) - Dịch bệnh nhiều hơn (80%) - Có khi mất mùa do rét đậm, rét hại, ngập, sâu bệnh ( 57.7%) - Rét đậm, rét hại làm (Lúa vụ đông xuân mới cấy chết khoảng trên 1.000 ha).
- Hạn nặng thường vào thời kỳ tháng 2–4. - Nước mặn tiến sâu vào đất liền - Mưa, nắng thất thường Nuôi trồng thủy sản (LUT5) - Tăng do chuyển đất bãi bồi ven biển và đất có mặt nước chuyên dùng, đất làm muối sang nuôi trồng thủy sản và trồng rừng đặc dụng - Năng suất giảm (90%) - Dịch bệnh nhiều hơn (77.3%)
- Mất mùa do bão, mưa lớn - Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ và đất rừng phòng hộ do bị nước biển xâm lấn , đất trồng lúa và nuôi trồng thủy sản không hiệu quả tại
- Có nhiều lứa mất trắng (90.9%)
-Môi trường nước thay đổi (60%)
Thị trấn Quất Lâm, Giao An
- Nhiệt độ vùng bãi triều tăng cao, toàn bộ diện tích ni ngao thương phẩm của huyện ni trồng thủy sản có ngao bị chết. Tỷ lệ ngao chết tại các vây nuôi trên địa bàn huyện Giao Thủy chiếm từ 20 đến 80%, ước tính người ni ngao thiệt hại hơn 40 tỷđồng
- Mơi trường ô nhiễm do xử lý nước thải chưa đúng quy trình Rừng trồng và rừng ngập mặn - Tăng diện tích do trồng rừng phòng hộ vào một số phần đất bỏ hoang ngoài đê bị nhiễm mặn.
- Diện tích rừng phi lao chắn sóng giảm
- Do bão kèm theo triêu cường nên các hệ thống rừng phi lao ven biển bị phá hủy tập trung ở các xã Giao Phong, Bạch Long, Giao Long, Giao Hải
( Tổng hợp theo phiếu điều tra thực địa)
Nông nghiệp của huyện dưới tác động của BĐKH những năm gần đây khiến diện tích canh tác giảm, và tình trạng bỏ hoang một phần đất diễn ra phổ biến do là tình trạng xâm nhập mặn và bão đã khiến nhiều vùng đất trồng màu ngoài đê trước
nơi của khu vực trong đê cũng xảy ra tình trạng này. Ngoài ra, theo người dân địa phương trong những năm gần đây năng suất trồng trọt giảm, dịch bệnh diễn ra nhiều hơn có năm mất mùa thu đơng do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại vào năm 2012. Còn một số hộ chuyển hình thức sử dụng là sản xuất muối chuyển sang nuôi trồng thủy sản do hiệu quả kinh tế từ sản xuất muối không cao và những diễn biến thất thường của thời tiết, giá sản phẩm thấp và khơng có đầu ra.
Diện tích ni trồng thủy sản tăng trong những năm gần đây do việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ sản xuất muối sang nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ. Trong những năm đầu tiên của việc chuyển đổi loại hình sử dụng đất hiệu quả kinh tế của địa phương tăng lên đáng kể do hiệu quả của nuôi trồng thủy sản cụ thể ởđịa phương là nuôi tôm thẻ chân trắng rất lớn. Chính vì vậy mà các hộ dần chuyển mục đích sử dụng từ sản xuất muối và một số diện tích trồng hoa màu trước đây bị nhiễm mặn sang nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên trong những năm gần đây, năng suất của nuôi trông thủy sản giảm đáng kể, thậm chí theo ý kiến của người dân địa phương là 90.9% có lứa mất trắng nguyên nhân chủ yếu là do môi trường nước thay đổi và do con giống . Việc nuôi trồng thủy sản cần một khoản đầu tư lớn nên một vài năm gần đây do thời tiết có nhiều bất thường, môi trường nước thay đổi, độ mặn gia tăng khiến tôm chậm lớn, dịch bệnh xảy ra nhiều vì thế mà một hộ gia đình đã bỏ khơng nuôi trồng thủy sản hoặc nuôi với quy mô diện tích nhỏ nên theo ý kiến người dân thì thiên tai và BĐKH ảnh hưởng lớn tới việc giảm diện tích ni trồng.
2.4.3 Đánh giá sự thích ứng với Biến đổi khí hậu của các loại hình sử dụng đất dụng đất huyện Giao Thủy
a. Đánh giá sự thích hợp của các loại hình sử dụng đất
Dựa vào những mơ tả, phân tích về chất lượng đất và những nghiên cứu về tác động biến đổi khí hậu tại GiaoThủy tác giả đưa ra đánh giá sự phù hợp của các loại hình sử dụng đất trên quan điểm xem xét những yếu tố nội tại và các tác động thời tiết trên các loại hình sử dụng đất cùng quan điểm của người sử dụng đất.
Bảng 2.20 : Đánh giá sự phù hợp của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Giao Thủytheo yêu cầu sử dụng đất và theo điều tra thực địa
LUT ĐVĐ S1 S2 S3 N Yếu tố hạn chế +Tác động của
BĐKH Chuyên lúa 9,12,16,17, 19, 21, 25, 26 ,45 17, 19,25 16, 21,26 9,12, 45 S1: Tác động nhẹ hoặc ít chịu tác động của BĐKH
S2: Ít có nguy cơ bị xâm nhập mặn, từng chịu ảnh hưởng của bão, ngập, lụt, rét đậm, rét hại, , chịu ảnh hưởng của bão, gió nhung thiệt hại khơng lớn. S3: Có nguy cơ bị xâm nhập mặn. Tháng - tháng 4 đất bị nhiễm mặn do thiếu nước ngọt, nước từ biển và sông dâng lên, nhiễm mặn, nhiều lần bị ngập, lụt
- N: đất bị xâm nhập mặn, phân bố ở vùng gần hệ thống sống lớn dễ bị ngập khi bão, triều cường, hiệu quả kinh tế thấp. 2 lúa 1 màu 13,23,17,1 9,22,11 23,17 19,22 13,11 ,1,9 S2: Thành phần cơ giới sét, ít chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn, bão, nước biển dâng. Hệ thống thuỷ lợi thuận tiện cho tưới, tiêu
chịu ảnh hưởng do xâm nhập mặn vào khoảng tháng 2 -4, đã từng ngập lụt.
2 màu 1 lúa
7,13 7,13 Có nguy cơ xâm nhập mặn cao,
nền thổ nhương là đất mặn trung bình và ít, thích hợp với trồng lúa chịu mặn. Chuyên màu 29,7,42 29 7 42 S3: Đất mặn trung bình, có
nguy cơ bị xâm nhập mặn. Chế độ tiêu bán chủ động nên thường bị ngập khi mưa lớn N: Chịu tác động chủ yếu là xâm nhập mặn do nằm gần đê biển, hệ thống tưới bán chủ động. NTTS 30,47,46,4, 2,3,4,5,40, 1,31,10,1,8 8,5,4 0 3,2,4,3 0,47,46 ,31 1,10, - S2: Nằm gần khu vực sông, cửa biển thường xuyên chịu ảnh hưởng bão, xâm nhập mặn vào mùa khô nên năng suất giảm nhưng giá trị kinh tế cao nên vẫn mag lại thu nhập.
- S3: bị ảnh hưởng xâm nhập mặn, bão, lũ.Tuy nhiên khu vực này nguồn nước bị ô nhiễm cùng với tác động củ BĐKH nên dịch bệnh nhiều, nhiều vụ bị mất mùa đặc biệt là ni tơm.
S1: rất thích hợp; S2: thích hợp; S3: ít thích hợp và N: không thích hợp
LUT 2 lúa: Đây là loại hình sử dụng đất khá phổ biến tại địa phương. Tập trung ở các xã Giao Tân, Giao Yến, Giao Nhân, Hồng Thuận, Giao Tiến, Giao Hải, Giao Hương, Giao Thiện. Đây là những xã không giáp biển, không chịu ảnh hưởng nhiều của xâm nhập mặn, nền đất phù sa màu mỡ, hệ thống thủy lợi được nâng cấp.Vì vậy việc trồng 2 lúa rất phù hợp với địa bàn huyện. Tuy nhiên, Giao Thủy có hệ thống sơng Hồng khi có mưa lớn trùng với kỳ triều cường hoặc khi có bão, lũ xảy ra hiện tượng ngập úng, thiệt hại khơng nhỏ vì vậy để thích ứng với BĐKH cần thay đổi lịch mùa vụ, cải tạo giống chịu mặn để giảm thiểu thiệt hại. Đối với khu vực chuyên lúa thuộc đơn vị đấtsố 45 cần chuyển đổi để sử dụng đất hiệu quả hơn.
LUT 2 (2 lúa -1 màu), LUT3(1 lúa - 2 màu): Phân bố chủ yếu ở đơn vị đất phù sa, đất mặn ít. Đất này chủ yếu là đất có thành phần cơ giới nhẹ, địa hình vàn, tiêu thốt nước tốt. Loại hình sử dụng đất này phổ biến ở các xã Giao Yến, Giao Tân, Giao Hương, Hồng Thuận. Loại hình sử dụng đất này được đánh giá là thích hợp và ít thích hợp. Cáckhu vực được đánh giá là ít thích hợp do nằm ở khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, lũ.
LUT4 (chuyên màu): Tập trung ở các xã Giao Phong, Giao Long, Hồng Thuận .Với lợi thế đất phù sa được bồi màu mỡ, đất khơng mặn và ít mặn tưới tiêu chủ động, là giống bản địa lâu đời, kinh nghiệm sảnxuất cao, sản xuất khoa học nên hiệu quả cao thuộc khu vực phía trong đê xã Giao Phong.Tuy nhiên, mộtsố khu vực bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn ở gần đê biển tập trung ở xã Giao Phong( ĐVĐ số 42) vì vậy cần có biện pháp cải tạo hoạc chuyển đổi mục đích sử dụng sang NTTS để đạt hiệu quả cao hơn.
LUT 5 Ni trồng thủy sản: Đây là loại hình sử dụng đất phổ biến tập trung chủ yếu tại các xã ven biển, địa hình trũng của huyện như TT Quất Lâm, Giao Lạc, Giao An, Gia Hải, Bạch Long. Chủ yếu phát triển trên nền của đất nhiễm mặn, các bãi bồi ngồi đê, đầm, chuyển đổi mục đích sử dụng từ làm muối sang ni trồng thủy sản. Hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên gặp nhiều rủi ro do ảnh hưởng bởi thời tiết
như mưa nắng thất thường dễ bị bệnh, nguồn nước xử lý chưa triệt để... nên dẫn tới tình trạng mất mùa. Loại hình sử dụng đất này mang lại hiệu quả kinh tế cao và diện tích đất có nguy cơ bị xâm nhập mặn lớn nên hầu hết NTTS đều được đánh giá thích hợp đối với sử dụng đất tại địa phương.
Các loại hình sử dụng đất phổ biến tại địa phương hầu hết là thích họp. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu là khơng hề nhỏ, bởi nó ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng của loại hình sử dụng đất đó. Vì vậy, cần có những biện pháp thích ứng để đảm bảo phát triển ổn định và cần có những loại hình sử dụng đất mới mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường tốt hơn.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
3.1 Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân
Trước những tác động của BĐKH đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Giao Thủy. Tác động tiêu cực của BĐKH đã làm giarm diện tích canh tác, giảm năng suất cây trồng, dẫn đến sản lượng giảm gây thiệt hại đến kinh tế. Với nền nông nghiệp lâu đời, với nhiều kinh nghiệm bản địa người dân tại địa phương đã có những biện pháp thích ứng cũng như ứng phó trong sản xuất nông nghiệp để giảm những tác động tiêu cực của BĐKH.
3.1.1 Các biện pháp thích ứng với BĐKH trong trồng trọt
Để giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra, các nhóm hộ nơng dân đã có các biện pháp thích ứng trong trồng trọt như thay đổi giống cây trồng, thay đổi biện pháp kỹ thuật canh tác, chuyển sang nuôi trồng thủy sản... để đảm bảo giảm thiệt hại và nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình, tuy nhiên ô nhiễm môi trường cũng tăng lên do sử dụng nhiều thuốc trừ sâu bệnh.
Theo kết quả nghiên cứu, phương án thứ nhất được nhiều người áp dụng đó là thay đổi giống cây trồng từ giống lúa kém chống chịu, dài ngày sang giống lúa có khả năng chống chịu tốt hơn và ngắn ngày hơn (đối với lúa thuần: chuyển từ Bắc Thơm sang BC15, RVT thơm...; đối với lúa lai: chuyển từ Tạp giao 838, 903, CT16 sang TH3-3), chủ yếu là các giống lúa thích ứng với điều kiện ngập mặn.
Hầu hết các hộ nông dân được phỏng vấn đều áp dụng biện pháp này (bình quân trên 78% các hộ trồng lúa.Bên cạnh việc thay đổi giống cây trồng, thay đổi kỹ thuật canh tác cũng được áp dụng ở hầu hết các hộ nơng dân trồng lúa với bình qn chung trên 78%, riêng vì khi thay đổi giống cây trồng thì kỹ thuật canh tác cũng thay đổi tương ứng cho phù hợp với giống và điều kiện mới như thay đổi về thời gian gieo trồng, lượng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh...
Ngoài 2 biện pháp chủ đạo là thay đổi giống cây trồng và thay đổi kỹ thuật canh tác, Với biện pháp chuyển sang nuôi trồng thủy sản (NTTS) được áp dụng khá cao 68,75% vì chuyển sang NTTS yêu cầu vốn đầu tư lớn nên khó áp dụng với tất cả các hộ gia đình. Một số biện pháp khác cũng được một số ít hộ lựa chọn rải rác đó là thay đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa, thử nghiệm xen canh lúa - tôm hoặc luân canh cây trồng, rửa mặn ruộng đồng bằng thủy lợi... Những biện pháp này cần sự liên kết giữa các hộ và triển khai đồng bộ của cộng đồng dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong dài hạn mới thực hiện được.
3.1.2 Các biện pháp thích ứng với BĐKH trong ni trồng thủy sản
Huyện Giao Thủy với lợi thế về điều kiện tự nhiên là vũng trũng thấp ven biển nên xu hướng phát triển kinh tế của huyện là tập trung khai thác các nguồn lợi từ biển, từ cửa sơng. 1,68% diện tích lúa bị xâm nhập mặn và 1,9% diện tích trũng canh tác kém hiệu quả gần đây đã được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản. Từ 2010-2016 diện tích NTTS nước mặn, lợ tăng bình quân 2,58%, NTTS nước ngọt tăng bình quân 1,72%; một số hộ ven biển có nghề khai thác thủy, hải sản nhằm tăng nguồn thu cho gia đình [21].
NTTS đem lại giá trị kinh tế cao, nhưng mấy năm gần đây gặp nhiều rủi ro do thời tiết, khí hậu biến đổi thất thường. Các hiện tượng bão, lũ lụt, nhiệt độ tăng cao về mùa hè, hạ thấp về mùa đông, trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường