Mực nước biển dâng (cm) trung bình huyện Giao Thủy theo các kịch bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 68 - 78)

Thi ktrong năm Các mc thi gian ca thế k 21 202 0 2030 204 0 205 0 206 0 207 0 208 0 209 0 210 0 Phát thải thấp nhất (B1) 8 12 16 21 27 33 39 46 50 Phát thải trung bình (B2) 8 12 16 22 28 35 42 49 57 Phát thải cao nhất (A2) 8 13 17 24 33 42 53 65 76

Hình 2.6 : Kịch bản nước biển dâng trung bình vùng ven biển Giao Thủy

Đến năm 2030 mực nước biển dâng vùng biển Giao Thủy khác nhau không nhiều đối với cả 3 kịch bản thấp, trung bình và cao, trị số dao động từ 12-13cm so với thời kỳ cơ sở 1980-1999

- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào giữa thế kỷ 21, mực nước biển dâng trung bình có thể ở mức 21cm; đến cuối thế kỷ 21 có thể lên mức 50cm.

- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào giữa thế kỷ 21, mực nước biển dâng trung bình có thể ở mức 22cm; đến cuối thế kỷ 21 có thể lên mức 57cm.

- Theo kịch bản phát thải cao (A2):Vào giữa thế kỷ 21, mực nước biển dâng trung bình có thể ở mức 24cm; đến cuối thế kỷ 21 có thể lên mức 76cm.

Các kịch bản nước biển dâng đến năm 2030, năm 2050 và đến cuối thế kỷ 21 với mức tăng trung bình và cao cho mỗi kịch bản trong trường hợp xấu nhất là khơng có hệ thống đê bảo vệ hoặc trường hợp bão mạnhảnh hưởng trực tiếp làm vỡ đê.

Hình 2.7 : Bản đồ nguy cơ ngập theo kịch bản B1 năm 2030 ứng với nước biển

ng trung bình và cao tại huyện Giao Thủy [44]

- Năm 2030, mực nước biển dâng lên ở mức trung bình là 12cm thì diện tích ngập của huyện Giao Thủy khoảng 4.325ha, chiếm 18,6% diện tích tồn huyện; dâng lên ở mức cao: 13cm, diện tích ngập 4.933ha, chiếm khoảng 21,3% diện tích tồn huyện và tập trung ở các xã ven biển phía Namhuyện.

- Đến 2050, khi mực nước biển dâng lên ở mức trung bình là 21cm, thì diện tích ngập của huyện Giao Thủy khoảng 6.836ha, chiếm gần 29,5% diện tích tự nhiên; dâng lên ở mức cao: 23cm, diện tích ngập tăng lên 7.711ha, chiếm gần 33,2,% diện tích tự nhiên và tập trung ở các xã ven biển phía Nam huyện.

2.3.3 Xâm ngập mặn

a. Hiện trạng

Huyện Giao Thủy tiếp xúc với biển với chiều dài đường bờ biển gần 32km. Mùa cạn (mùa khô) diễn ra từtháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau. Trong thời gian này, sự biến đổi cũng như ảnh hưởng của độ mặn đối với hoạt động sản xuất và sinh hoạt tại đây khá phức tạp, đặc biệt trong điều kiện BĐKH hiện nay.

Hiện tượng XNM ở Giao Thủy diễn ra nghiêm trọng trong 7 tháng mùa cạn (tháng 1 - 5 và 11, 12 hàng năm) do nước từ sông Hồng chảy về khơng nhiều và gây ra tình trạng ít nước mặt. Vào tháng cạn nhất trong năm thì lượng nước chảy về Giao Thủy rất nhỏ, chỉ 1,29 tỷ m3 ở tần suất 50% và 0,95 tỷ m3ở tần suất 95%, thời điểm này nước mặt trên toàn bộ hệ thống sông, kênh nội đồng đều khan hiếm.

Vào mùa cạn, khi mực nước sông Hồng xuống thấp, trên tất cả các triền sông, mặn xâm nhập vào sâu hơn so với các năm bình thường, độ mặn >1‰ vào sâu cửa sông từ 15- 20km; đặc biệt vụ xuân 2010, mặn trên sông Hồng lên tới cống Vũ Đoài, cách cửa biển 35km.

Trong năm gần đây, vấn đề XNM ở các cửa sông, độ mặn cao xuất hiện muộn (vào tháng 6) hoặc sớm (vào tháng 11), xâm nhập sâu hơn vào khu vực nội đồng. Cụ thể, tại sơng Sị, khu vực chân cầu Thức Khóa-Giao Thịnh (Giao Thủy), đến tháng 6 độ mặn vẫn đo được là 1‰ (ngày 18/6/2011); khu vực chân cầu Hà Lạn-Quất Lâm (Giao Thủy), độ mặn đo được: 1,9‰ (ngày 19/6/2011). Nước sông

Hồng xóm 1 xã Giao Hương-huyện Giao Thủy có độ mặn là 4,6‰ (ngày 24/6/2011); tại phà Ngô Đồng - TT Ngô Đồng - huyện Giao Thủy độ mặn đo được: 2,1‰ (ngày 26/6/2011). Trên sông Vọng - đội 1 xã Bạch Long - huyện Giao Thủy có độ mặn là 15,9‰ (ngày 28/6/2011) [3].

Điều này phản thực tếkhi điều tra tại địa phương với tổng 120 phiếu điều tra hầu hết người dân cho rằng xâm nhập mặn dẫn đến tình trạng giảm năng suất (81,9%), mất mùa là 5,24%, chỉ một phần nhỏ người dân cho rằng khơng chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Hình 2.9: Biểu đồ th hin ảnh hưởng ca xâm nhp mặn đến sn xut nông nghip

(Tổng hợp theo phiếu điều tra)

b. Xu thế xâm nhập mặn Kịch bản thấp (B1)

Mức độ diễn biến xâm nhập mặntrong kịch bản B1so với phương án hiện trạng như sau :

Bảng 2.10 . Đánh giá mức độ xâm nhập mặn tại một số cửa sông theo kịch bản B1 (km)

Kịch bản B1 1‰ 4‰

Sông\ Năm 2030 2050 2100 2030 2050 2100

Bảng 2.11 : So sánh mức tăng xâm nhập mặn giữa kịch bản B1 và hiện trạng (km)

Kịch bản B1 2030 2050 2100

Sông 1‰ 4‰ 1‰ 4‰ 1‰ 4‰

Hồng 0,4 0,1 1,9 1,1 3,2 2,2

Đến 2030, mực nước biển dâng lên khoảng 12cm thì xâm nhập mặn tương đối ổn định và mức tăng không lớn. Ranh giới mặn 1‰ xâm nhập trên sông Hồng sâu hơn 0,4km. Đến 2050, khi mực nước biển dâng lên khoảng 21cm, ranh giới mặn 1‰ sâu hơn 1,9km trên sông Hồng. Đến cuối thế kỷ 21, khi nước biển dâng lên 50cm, thì ranh giới mặn 1‰ sâu hơn 3,2km.

So với ranh giới mặn 1‰, ranh giới mặn 4‰ thay đổi nhỏ hơn. Đến 2030, khi mực nước biển dâng khoảng 12cm, thì xâm nhập 4‰ trên sơng Hồng sâu hơn 0,1km. Đến giai đoạn sau, từ 2030-2050, khi mực nước biển dâng lên khoảng 21cm, mức tăng bình quân là 105m/năm. Trong 50 năm của giai đoạn 2050-2100, mức tăng bình quân lớn nhất là 160m/năm. Đến 2030, ranh giới mặn 4‰ xâm nhập là 16,7km. Nhưng đến 2050, ranh mặn 1‰ xâm nhập trên sơng Hồng với mức bình quân là 150m/năm. Tình hình này được duy trì cho đến 2100. [44]

Kịch bản trung bình (B2)

Bảng 2.12: Đánh giá mức độ xâm nhập mặn tại một số cửa sông theo kịch bản B2 (km)

KỊCH BẢN B2 1‰ 4‰

Sông 2030 2050 2100 2030 2050 2100

Hồng 21,1 22,4 25,2 16,7 17,7 19,3

Bng 2.13: So sánh mức tăng xâm nhập mặn giữa kịch bản B2 và hiện trạng (km)

KỊCH BẢN B2 2030 2050 2100

Sông 1‰ 4‰ 1‰ 4‰ 1‰ 4‰

Qua bảngkết quả các bảng có thể thấy, với kịch bản phát thải trung bình B2 mức độ xâm nhập mặn nhìn chung diễn ra mạnh hơn so với kịch bản B1. Nhưng về mặt xu thế thì có sự tương đồng rõ nét giữa hai kịch bản:

Trong giai đoạn đầu: từ hiện trạng đến 2030 mức độ xâm nhập mặn trung bình hàng năm là 30m.

Nhưng từ sau giai đoạn 2030 trở đi mức độ xâm nhập đã có sự thay đổi lớn. Sự xâm nhập sâu hơn được thể hiện rõ ràng trên sơng Hồng với mức bình qn hàng năm của

ranh mặn 1‰ là 94m/năm và 60m/năm tương ứng cho ranh mặn 1‰ và 4‰. Đến giai đoạn năm 2030, với mực nước biển dâng lên 12cm thì ranh giới xâm nhập

mặn 4‰ bình qn trên sơng Hồng sâu thêm từ 0,1km. Tương tựnhư thế, ranh giới xâm nhập mặn 1‰ trên sông xâm nhập sâu thêm từ 0,4km.

Đến năm 2050, với mực nước biển dâng lên 22cm thì anh giới xâm nhập mặn 4‰ bình qn trên sơng Hồng xâm nhập sâu thêm tương đương là 1,2km.

Đến giai đoạn năm 2100, với mực nước biển dâng lên 57cm thì ranh giới xâm nhập mặn 4‰ bình qn trên sơng Hồng sâu thêm 2,5km. Tương tự như thế, ranh giới xâm nhập mặn 1‰ trên sông xâm nhập sâu thêm đến 3,7km.

Hình 2.10: Bản đồ ranh giới xâm nhập mặn phía Bắc huyện kịch bản (B2) vào năm 2050

Việc mở rộng ranh giới xâm nhập mặn trên sông Hồng ảnh hưởng rất lớn tới tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Giao Thủy. Với xâm nhập mặn 1‰ lên đến hơn 0,4km năm 2030 ( Kịch bản B1, B2), sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ loại hình sản xuất nơng nghiệp của các xã giáp biển và sử dụng hệ thống nước sông Hồng như xã Giao Thiện, Giao Hương, Hồng Thuận..

2.3.4 Lũ lụt

a. Hiện trạng

Hàng năm,vào mùa lũ, khi lưu lượng nước sông từ thượng nguồn về khá lớn, lại gặp lúc mưa to kéo dài dễ gây ra ngập lụt cho huyện Giao Thủy. Từ khi có các hệ thống thủy điện trên thượng nguồn điều tiết nên lũ lớn trên sơng ít xảy ra, nhất là những năm gần đây.

b. Xu thế ngập lụt

Giao Thủy là một trong những huyện ven biển thuộc đồng bằng hệ thống sơng Hồng - Thái Bình, nhưng được một hệ thống đê biển và đê sơng bảo vệ; vì vậy, ngập lụt ở Giao Thủy chủ yếu do ảnh hưởng của triều cường và nước biển dâng. Tuy nhiên, do có hệ thống đê bảo vệ nên các kịch bản nước biển dâng đến năm 2050 và cuối thế kỷ 21 chỉ gây ngập khu vực bãi ngồi đê biển và đê sơng, cịn các khu vực sâu trong đồng hầu nhưkhơng bị ngập.

Các kịch bản nước biển dâng đến năm 2030, năm 2050 và đến cuối thế kỷ 21 với mức tăng trung bình và cao cho mỗi kịch bản trong trường hợp xấu nhất là khơng có hệ thống đê bảo vệ hoặc trường hợp bão mạnh ảnh hưởng trực tiếp làm vỡ đê.[44]

Kịch bản thấp (B1)

Mức độ diễn biến ngập lụt trong kịch bản B1với mức trung bình và cao như sau : Năm 2030, mực nước biển dâng lên ở mức trung bình là 12cm thì diện tích ngập của huyện Giao Thủy khoảng 4.325ha, chiếm 18,6% diện tích tồn huyện;

dâng lên ở mức cao: 13cm, diện tích ngập 4.933ha, chiếm khoảng 21,3% diện tích tồn huyện và tập trung ở các xã ven biển phía Nam huyện.

Đến 2050, khi mực nước biển dâng lên ở mức trung bình là 21cm, thì diện tích ngập của huyện Giao Thủy khoảng 6.836ha, chiếm gần 29,5% diện tích tự nhiên; dâng lên ở mức cao: 23cm, diện tích ngập tăng lên 7.711ha, chiếm gần 33,2,% diện tích tự nhiên và tập trung ở các xã ven biển phía Nam huyện.

Đến cuối thế kỷ 21, khi mực nước biển dâng lên ở mức trung bình là 50cm, thì diện tích ngập của huyện Giao Thủy khoảng 13.868ha, chiếm 59,7,4% diện tích tồn huyện; dâng lên ở mức cao: 58cm, diện tích ngập tăng lên 15.073ha, chiếm 64,9%.

Như vậy, đến cuối thế kỷ 21, diện tích ngập của huyện Giao Thủy trong điều kiện xấu nhất ở kịch bản phát thải thấp (B1) tăng gần gấp đôi so với năm 2030 và chiếm gần 2/3 diện tích tồn huyện.

Bảng 2.14: Mức độ ngập theo các kịch bản nước biển dâng tại huyện Giao Thủy

[44] KBPT Thấp KBPT Trung bình KBPT cao Khu vực 2030 2050 2100 2030 2050 2100 203 0 2050 2100 Mức tăng (cm) Trung bình 12 21 50 12 22 57 13 24 76 Cao 13 23 58 13 24 65 14 27 86 Mức ngập (ha) Trung bình 4325 6836 1386 8 4325 7351 14742 493 3 8303 17479 Tỷ lệ ngập(%) 18.6 29.5 59.7 18.6 31.7 63.5 21.3 35.8 75.3

Khu vực Cao 4933 7711 1507 3 4933 8303 16388 529 5 9113 18585 Khu vực Tỷ lệ ngập(%) 21.3 33.2 64.9 21.3 35.8 70.6 22.8 39.3 80.1

Nguồn: Viện Quản lý và phát triển Châu Á

Kịch bản trung bình (B2)

Mức độ diễn biến ngập lụt trong kịch bản B2 với mức trung bình và cao như sau - Năm 2030, mức độ ngập lụt theo kịch bản phát thải (B2) hầu như không thay đổi so với kịch bản B1.

- Đến 2050, khi mực nước biển dâng lên ở mức trung bình là 22cm, thì diện tích ngập của huyện Giao Thủy khoảng 7351ha,chiếm 31,7% diện tích tồn huyện; dâng lên ở mức cao: 24cm, diện tích tăng lên 8303ha, chiếm 35,8%, tăng tương ứng khoảng 500-600ha so với kịch bản B1.

- Đến cuối thế kỷ 21, khi mực nước biển dâng lên ở mức trung bình là 57cm, thì diện tích ngập của huyện Giao Thủy khoảng 14742ha, chiếm 63,5% diện tích tồn huyện; dâng lên ở mức cao: 65cm, diện tích ngập tăng lên 16388ha, chiếm 70,6%, tăng tương ứng từ 900-1300 ha so với kịch bản thấp B1.

Như vậy, đến cuối thế kỷ 21, diện tích ngập của huyện Giao Thủy trong điều kiện xấu nhất ở kịch bản phát thải thấp (B2) tăng 6-9% so với năm 2050 và chiếm hơn 2/3 diện tích tồn huyện.

Hình 2.11. Biểu đồ tỷ lệ (%) ngập ứng với các kịch bản nước biển dâng (B2)

Từ đây cho thấy, các kịch bản nước biển dâng từ năm 2050 đến 2100 dẫn đến Giao Thủy là một trong 2 huyện ven biển của tỉnh Nam Định chịu tác động nặng nề nhất của nước biển dâng, gây ngập lụt trên diện rộng; nhất là kịch bản trung bình và cao.

Có thể thấy, huyện Giao Thủy là nơi chịu tác động lớn, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi các thiên tai ngập lụt, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển…

Nước biển dâng ảnh hưởng lớn đến các vùng trong huyện, gây thiệt hại đến các diện tích ni trồng thủy sản, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, hệ sinh thái ven biển, cũng như đời sống của nhân dân.

2.3.5 Rét đậm, rét hại

Trong 30 năm gần đây (1986-2015), trung bình hàng năm Nam Định nói chung và huyện Giao Thủy nói riêng đón nhận khoảng 4,5 đợt rét đậm, rét hại, mỗi đợt kéo dài với khoảng thời gian rất khác nhau, ngắn nhất là 2 ngày, dài nhất tới hơn 1 tháng. Trong khi nền nhiệt độ ở Việt Nam, ở tỉnh Nam Định và huyện Giao Thủy tăng rõ rệt trong những thập kỷ gần đây , nhưng số đợt rét đậm không những khơng giảm mà cịn có xu hướng tăng nhẹ; số ngày rét đậm hàng năm và số đợt rét kéo dài tăng đáng kể. Nếu như trong 2 thập kỷ (1986-2005) xảy ra 4 đợt rét đậm kéo dài trên 10 ngày, trong đó có 1 đợt kéo dài 1 tháng; thì chỉ trong những năm gần

đây 2006-2015 đã có đến 4 đợt rét đậm kéo dài trên 10 ngày, trong đó có 2 đợt kéo dài hơn 1 tháng (Bảng 2.15, Hình2.12 ).[38]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)