Thời kỳ Số đợt Số ngày Thời gian kéo dài liên tục (đợt)
Tổng số (đợt) Trung bình (đợt)/năm Tổng số ngày rét đậm Trung bình (ngày)/năm ≤10ngày từ 11- 20 ngày ›20 ngày 1986- 1995 42 4,2 221 22,1 39 2 1 1996- 2005 43 4,3 200 20,0 42 1 0 2006- 2016 46 4,4 250 24,3 47 2 2
Hình 2.12. Biểu đồ thống kê các đặc trưng rét đậm, rét hại từ 1986-2016 xảy ra ở Giao Thủy
Theo thống kêcủa Phòng NN&PTNN huyện, các năm xảy ra rét đậm, rét hại gây thiệt hại cho Giao Thủy như sau [24]:
- Vào cuối mùa đông năm 2007 đầu năm 2008 đã xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài 39 ngày làm chết 71% diện tích gieo mạ, gần 8000 ha lúa bị ảnh hưởng. Ngoài ra các loại hoa mầu, gia súc, gia cầm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.. Tổng thiệt hại của sản xuất nông nghiệp do đợt giá rét này lên tới gần 840 triệu đồng.
- Năm 2010, tổng diện tích sản xuất muối tồn tỉnh đạt 1030,54 ha, tập trung lớn nhất ở Hải Hậu, Giao Thủy cũng bị giảm năng suất bởi hiện tượng sương muối, rét đậm rét hại.
- Trận rét đầu năm 2011 kéo dài 30 ngày (từ 3/1-1/2/2011). Vùng lúa tại Giao Thủy bị ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông phẩm.
- Đợt rét đậm, rét hại từ 11-20/2/2014, nhiệt độ ban đêm 8,7-100C đã làm Lúa vụ chiêm xuân mới cấy chết khoảng trên 1.000 ha [9].
2.3.6 Hạn hán
Đồng bằng Bắc bộ nói chung và huyện Giao Thủy nói riêng, với đặc điểm vị trí địa lý, địa hình và cơ sở hạ tầng về thuỷ lợi được xây dựng từ lâu, nhiều cơng trình lớn và đạt mức tương đối hồn thiện, rộng khắp, nên có khả năng giảm nhẹ thiên tai hạn hán đáng kể.
Hạn bắt đầu xảy ra ở huyện Giao Thủy từ tháng 1 đến tháng 4, nhưng hạn nặng thường vào thời kỳ tháng 2–4. Tình hình cấp nước cho sản xuất, vụ mùa gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc vận hành các trạm bơm. Trong thời kỳ này, hạn hán kết hợp với mặn xâm nhập sâu vào nội địa gây thiệt hại nặng nề đến sự phát triển kinh tế của huyện, vì vậy cần phải tiến hành những biện pháp kịp thời, nhằm hạn chế tác động tiêu cực do hạn hán gây ra.
Hạn hán về mùa khô những năm qua đã xảy ra nghiêm trọng theo chiều hướng hết sức bất lợi. Năm 2004, năm được coi là khốc liệt nhất trong vịng 40 năm qua, mực nước sơng Hồng tại Hà Nội ở thời điểm tháng 1/2004 là +2,17m (kiệt nhất có lúc xuống tới 1,75m). Năm 2005 ở cùng thời điểm mực nước xuống đến 2,06m (kiệt nhất có lúc xuống tới 1,5m), dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất,
thiếu nước trầm trọng ảnh hưởng đến tưới tiêu, xảy ra cục bộ ở một số địa phương gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Đợt nắng nóng và khơ hạn này đã khiến nhiệt độ vùng bãi triều tăng cao, tồn bộ diện tích ni ngao thương phẩm của huyện ni trồng thủy sản có ngao bị chết. Tỷ lệ ngao chết tại các vâynuôi trên địa bàn huyện Giao Thủy chiếm từ 20 đến 80%, ước tính người ni ngao thiệt hại hơn 40 tỷ đồng [39].
2.4 Đánh giá sự thích hợp của các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp với
BĐKH
2.4.1 Yêu cầu sử dụng đất huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định