.1Trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 43)

1 .Cơ sở lý luận về sử dụng đất

1.5 .1Trên thế giới

BĐKH sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với sản xuất nông nghiệp ở các vùng sinh thái. Nhiều nghiên cứu đã bắt đầu từ các thành phần khí hậu và chủ yếu xuất phát từ sự ấm lên của trái đất [49]. Các nghiên cứu này thể hiện ở các khía cạnh sau: Khi nhiệt độ tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát sinh, phát triển của cây trồng, vật nuôi làm cho thay đổi về năng suất và sản lượng; Khi nhiệt độ tăng làm cho suy giảm tài ngun nước, nhiều vùng khơng có nước và khơng thể tiếp tục canh tác làm cho diện tích canh tác bị suy giảm; Khi nhiệt độ tăng làm cho băng tan, dẫn đến nhiều vùng đất bị xâm lấn và ngập mặn và không tiếp tục canh tác các loại cây trồng hoặc làm giảm năng suất; Thay đổi về các điều kiện khí hậu sẽ làm suy giảm đa dạng sinh học, làm mất cân bằng sinh thái, đặc biệt là thiên địch và ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây trồng và phát sinh dịchbệnh; Các hiện tượng thời tiết cực đoan, không theo quy luật như bão sớm, muộn, mưa khơng đúng mùa sẽ gây khó khăn cho bố trí cơ cấu mùa vụ và gây thiệt hại,.. Từ các kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở trên cho thấy, tác động của BĐKH đến nông nghiệp là tương đối rõ ràng và đều xuất phát từ các thành phần khí hậu. Việc giảm thiểu tác động trên sẽ khó khăn.

Năm 1999, Robert Mendelsohn và Ariel Dinar có bài viết " Biến đổi khí hậu, nơng nghiệp và các nước đang phát triển: vấn đề thích ứng?" đã chỉ ra rằng các nước đang phát triển phụ thuộc nhiều vào nông nghiêp, và sự ấm lên toàn cầu sẽ đe dọa cả đến vấn đề dân số và phát triển kinh tế của các quốc gia này. Đặc biệt là các vung nhiệt đới, dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về mơi trường vì đã làm cho phần lớn đất đai khơng thể sử dụng được cho nơng nghiệp. Từ đó, tác giả đánh giá mơ hình trồng lúa mì của người dân theo cách thích ứng nhưng theo khía cạnh lợi ích cao nhất. Đồng thời khẳng qua các mơ hình khảo sát các bằng chứng cắt gang từ Ấn Độ và Braxin thì cách thích ứng theo quyết định sản xuất vì lợi ích cao nhất có tính đến điều kiện khí hậu ở địa phương và đó làphương pháp thích ứng hiệu quả [52].

1.5.2 Tại Việt Nam

Cũng giống như các nước trên thế giới, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã ti ến hành nghiên cứu và chỉ ra những tác động của BĐKH đối với nông nghiệp bao gồm: (i) Vấn đề an ninh lương thực không được đảm bảo do suy giảm năng suất cây trồng [16]; (ii) thay đổi nguồn nước do nhiều vùng bị cạn kiệt nhưng nhiều vùng lại bị ngập lụt, nước biển dâng (iii) Ảnh hưởng đến hệ sinh thái như mất cân bằng, suy giảm đa dạng sinh học; (iv) hiện tượng thời tiết cực đoan khó dự báo; và (v) rủi ro và các thay đổi khác như thiệt hại đến cơ sở hạ tầng,... Đối với nông nghiệp, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Hội nghị “Việt Nam thích ứng với BĐKH” được tổ chức ngày 31/7/2009, tác động của BĐKH đối với nông nghiệp và tổng hợp nhiều đánh giá khác của các nhà khoa học, tác động của BĐKH tập trung vào các khía cạnh sau: Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là sinh học do vậy chịu chi phối và nhạy cảm với sự thay đổivề điều kiện thời tiết khí hậu. Do vậy thay đổi về điều kiện thời tiết khí hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ cấu mùa Báo cáo cuối cùng 22 vụ, khả năng tích lũy quang hợp và vì thế sẽ làm thay đổi năng suất cây trồng theo hướng bất lợivà làm gia tăng chi phí đầu tư. Hơn thế nữa, nước biển dâng, mưa bất thường sẽ gây nên tình trạng ngập lụt cụ bộ và xâm lấn mặn là nguyên nhân có gây mất tới 2triệu ha trong tổng số 4 triệu ha đất trồng lúa, an ninh lương thực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng [16]. BĐKH làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài thiên địch do vậy sẽ làm gia tăng dịch bệnh như vàng lùn, rầy nâu, lùn xoắn lá,… gây thiệt hại lớn cho năng suất và chi phí sản xuất.

Năm 2012, Th.S Mai Hạnh Nguyên, Viện nghiên cứu Quản lý đất đai nghiên cứu đề tài " Đánh giá tổng quát tác động của biến đổi khí hậu với tài nguyên đất và các biện pháp ứng phó" đã đưa ra những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở nước ta trong giai đoạn từ 1990- 2008. Trong đó đất bị xâm nhập mặn xảy ra chủ yếu đối với các khu vực ven biển, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; Đất bị khô hạn và hoang mạc hóa làm giả năng suất trồng trọt. Tại những vùng khô hạn chủ yếu ở vùng Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, hạn hán kéo dàilàm tăng nguy cơ cháy rừng và làm giảm đáng kể sức sản xuất của đất;

Đất bị ngập úng xảy ra ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam của cả nước ảnh hưởng lớn đến sản xuất nơng nghiệp; Đất bịxói mịn rửa trơi: BĐKH gây rối loạn chế độ nắng mưa, nguy cơ nắng nóng nhiều hơn, lượng mưa thay đổi, lượng dinh dưỡng trong đất bi mất cao hơn trong suốt các đợt mưa dài, gây xói mịn nhiều hơn...[20]

Chương 2:ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP HUYỆN GIAO THỦY

2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội, môi trường huyện Giao Thủy

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Giao Thuỷ nằm ở Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách thành phố Nam Định 45km, có tọa độ địa lý: 20o10’ - 20o21’N và từ 106o21’ - 106o35’E.

Giao Thủy nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Nam Định, phía Nam và Đơng Nam tiếp giáp với biển Đơng với chiều dài 32km bờ biển. Phía Tây Bắc giáp với

huyện Xuân Trường, phía Tây Nam giáp với huyện Hải Hậu, ranh giới với 2 huyện này là sơng Sị. Phía Bắc và Đơng Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Bình mà ranh giới là sơng Hồng (chính Bắc là huyện Kiến Xương, Đơng Bắc là huyện Tiền Hải). Diện tích tự nhiên tồn huyện là 23823,7 ha, bao gồm 02 thị trấn: Ngô Đồng (huyện lỵ) và Quất Lâm, 20 xã: Giao Hà, Giao Xuân, Giao Thiện, Giao Hương, Hồng Thuận, Hoành Sơn, Giao Thanh, Giao Nhân, Giao Châu, Giao Tiến, Giao Yến, Giao Tân, Bạch Long, Giao Long, Giao Phong, Giao Thịnh, Giao Lạc, Giao An, Bình Hịa, Giao Hải, Giao Hưng. Thị trấn Ngơ Đồng là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của huyện.[21]

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Giao Thủy

(Nguồn: Phịng tài ngun mơi trường huyện Giao Thủy)

Huyện Giao Thuỷ là một trong 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định, có đường Tỉnh lộ 489, đường 51B chạy qua cùng với hệ thống Sông Hồng đi qua địa bàn huyện rất thuận tiện cho phát triển, giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và các tỉnh khác.[25]

Ngồi ra, huyện Giao Thủy cịn nằm trong hành lang trọng điểm của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cạnh 2 cửa sông lớn là cửa Ba Lạt và Hà Lạn, vùng bãi bồi rộng phì nhiêu trù phú, có những tiềm năng ni trồng thủy sản, làm muối và du lịch.

Với vị trí địa lý như trên, huyện Giao Thủy có nhiều tiềm năng để xây dựng phát triển kinh tế đa dạng, phong phú trên cơ sở tiếp tục ổn định sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực, nông thôn. Tập trung huy động mọi nguồn lực khai thác có hiệu quả tiềm năng biển, đưa kinh tế biển thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng, phát triển đồng bộ và chun mơn hố các ngành cơng nghiệp, dịch vụ du lịch.

Nằm ở phía hạ lưu sơng Hồng, hàng năm nhận được một lượng phù sa rất lớn tạo nên những vùng đất bồi mới với hàng ngàn hecta khá bằng phẳng tiến ra biển Đơng. Theo dịng thời gian mỗi khi lớp đất bồi nền đã vững chắc. Trải qua nhiều thế kỷ chống chọi với thiên nhiên, nhân dân vùng Giao Thủy đã xây dựng được hệ thống đê điều và bờ vùng nhân tạo dầy đặc cùng với các cơng trình thủy lợi phục vụ yêu cầu chống lũ, tưới, tiêu, cải tạo đất…

Các cơng trình thủy lợi như hồ, đập, trạm bơm, cống cùng với mạng lưới kênh mương, cơng trình trên kênh, đường xá, đê điều, bờ bao, bờ vùng v.v… đã tạo thành hệ thống cơng trình thủy lợi. Các cơng trình phục vụ tưới là cống và trạm bơm, cống thường lợi dụng lúc thủy triều lên để lấy nước qua các sơng.

Ở Giao Thủy và các vùng lận cận có các hệ thống cơng trình cấp nước trình cấp nước đều thuộc vùng thủy lợi hữu sông Hồng. Nguồn cung cấp nước cho các hệ thống cơng trình gồm các sơng: Hồng và sơng Sị.

2.1.1.2. Địa hình

Địa hình Giao Thủy mang đặc điểm địa hình đồng bằng, khá bằng phẳng có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Vùng nội đồng có địa hình tương đối bằng phẳng song có một triền đất cao trước đây là cồn cát ven biển chạy dọc huyện từ thị trấn Ngơ Đồng (phía Đơng Bắc) xuống thị trấn Quất Lâm (phía Tây Nam). Đất đai của huyện nhìn chung màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, một số vùng cửa sơng, trong và ngồi đê biển có thể phát triển ni trồng thủy sản.

Vùng bãi bồi ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng có điều kiện thuận lợi khai thác tiềm năng kinh tế biển và phát triển ngành du lịch.

Lịch sử hình thành, phát triển địa hình huyện Giao Thủy gắn liền với quá trình phát triển tam giác châu thổ của sơng Hồng. Có thể chia địa hình Giao Thủy thành hai dạng: Địa hình lục địa (phần trong đê) và địa hình bãi triều.

- Địa hình tích tụ sơng phân bố dọc theo sơng Hồng.

- Địa hình tích tụ sơng – biển hỗn hợp có mặt ở hầu hết đồng bằng của các xã, thị trấn, khá bằng phẳng, thành phần chủ yếu là cát pha – sét bột kết.

- Đồng bằng tích tụ biển phân bố rải rác thành các dải cát chạy theo hướng song song hoặc xiên góc với đường bờ, cao trung bình 2-2,5m.

Dạng địa hình bãi triều bao gồm các dạng phụ:

- Bãi tích tụ hỗn hợp sơng – biển ở vùng cửa sơng do tích tụ biển thuộc rìa châu thổ sơng Hồng và một vài vùng khác điển hình là cửa Ba Lạt.

- Địa hình tạo thành do sơng và sóng, phân bố chủ yếu ở các cửa sông lớn Ba Lạt.

2.1.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng

Đặc điểm thổ nhưỡng phân theo các nhóm địa hình[37]:

- Nhóm đất địa hình đồng bằng cao: Nhóm địa hình thuộc chân vàn có địa hình tương đối bằng phẳng không ứ đọng nước mùa mưa, có dịa hình từ 0,7- 1,7m. Diện tích này sử dụng cho sản xuất nông nghiệp ( lúa 2 vụ) và tập trung ở các xã phía Bắc của huyện( ngoại trừ phần đất ven sông của các xã Giao Phong và Hồng Thuận.

- Nhóm đất có địa hình vàn thấp khơng bị ứ đọng nước mùa mưa: có địa hình cao từ 0,2 - 0,7m. Theo nhóm đất này thuộc khu vực đồng bằng thấp tích tụ ven biển. Nhóm đất này thuộc các xã trung tâm huyện.

- Nhóm đất có địa hình vàn thấp bị đọng nước mùa mưa ( 3-4 tháng) có địa hình 0,2 - 0,7m, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Tây và Tây Nam huyện ( các xã Giao Thịnh, Giao Tiến, Giao Tân) và một phần các xã Giao Hải, Giao An, một phần đất giáp đê biển xã Giao Thiện. Nhóm đất này bị nhiễm mặn do ít khả năng tiêu thoát nước, rửa mặn kém. Đặc biệt, một số nơi của khu vực xã Giao Tân xuất hiện loại đất phù sa glây ( do bị ngập nước lâu ngày là sinh ra hiện tượng glay trong đất).

- Nhóm đất thuộc địa hình trũng: Phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam ( trừ khu vực sản xuất nông nghiệp ở Thị trấn Quất Lâm) và tồn bộ diện tích ngồi đe.

Nhóm đất này bị ngập nước thường xuyên, nhiễm mặn nhiều. Hiện trạng là những khu đất làm muối, ni trồng thủy sản, rừng ngập mặn....

2.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu huyện Giao Thuỷ mang đầy đủ những thuộc tính cơ bản của khí hậu vùng đồng bằng sơng Hồng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều có 4 mùa rõ rệt (xn, hạ, thu, đơng). [24]

- Nhiệt độ: Biên độ nhiệt độ ngày trung bình ở Giao Thủy khoảng 5,0o

C. Biên độ nhiệt độ ngày vào các tháng mùa hè lớn hơn vào các tháng mùa đông, mùa hè từ 4,0 – 5,0oC trong khi mùa đông từ 3,5 – 5,5oC. Vào các tháng 10, 11 có biên độ nhiệt độ ngày đêm trung bình lớn nhất trong năm đạt từ 5,5 – 6,0oC do ảnh hưởng của trời quang mây nên vào ban đêm bề mặt phát xạ nhiệt mạnh, làm nhiệt độ ban đêm hạ đi nhanh chóng, trong khi vào ban ngày bức xạ mặt trời trực tiếp xuống bề mặt làm nhiệt độ tăng nhanh. Các tháng 2, 3 có biên độ nhiệt độ ngày nhỏ nhất trong năm, do ảnh hưởng của khơng khí lạnh lục địa từ áp cao Siberia tràn xuống ảnh hưởng đến miền Bắc nước ta trong đó có huyện Giao Thủy, nên biên độ nhiệt độ ngày đêm chênh lệchnhau không lớn. Đôi khi vào các ngày chịu ảnh hưởng của đợt khơng khí lạnh tăng cường mạnh, gây ra rét đậm – rét hại cho tồn huyện thì nhiệt độ ngày đêm chênh lệch nhau khơng nhiều từ 1,0 – 2,0oC, có ngày nhiệt độ ngày đêmhầu như là như nhau (Bảng 2.1)

Do ảnh hưởng của khí hậu gần biển hơn nên biên độ nhiệt độ ngày đêm ở khu vực Đông Nam nhỏ hơn so với khu vực Tây Bắc tỉnh từ 1,0–1,5oC. Theo trung bình năm, biên độ dao động nhiệt ngày ở khu vực Tây Bắc tỉnh đạt khoảng 6,0o

C (tại Nam Định), trong khi khu vực Đông Nam tỉnh biên độ dao động nhiệt độ ngày chỉ đạt 4,7oC (tại Văn Lý).

Bảng 2.1. Biên độ ngày của nhiệt độ khơng khí (o C) Tháng Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Nam Định 5.4 4.8 4.8 5.6 6.5 6.8 6.3 6.1 6.2 6.7 6.9 6.4 6.0 Văn Lý 4.4 3.3 3.5 3.9 4.5 4.7 4.4 5.1 5.6 5.7 5.8 5.3 4.7

(Số liệu từ Trung tâm KTTV quốc gia)

- Lượng mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa tương đối lớn, trung bình dao động từ 1.400 mm đến 1.800 mm, số ngày mưa trong năm dao động khoảng 143 ngày. Tháng có lượng mưa trung bình cao nhất là tháng 9.[12]

Bảng 2.2. Lượng mưa TBNN tại các trạm ở huyện Giao Thủy và lân cận (1961-2015)

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng Mùa mưa Mùa khô Văn Lý 26.8 27.8 43.9 59.7 146.9 163.4 198.2 337.2 394.6 234.0 79.2 28.1 1739.7 1474.3 259.2 Giao Thủy 26.9 29.1 41.9 71.3 168.0 173.8 195.7 310.4 367.1 208.5 68.7 23.6 1685.0 1423.6 262.5 Ba Lạt 38.8 37.5 50.8 70.8 175.7 171.6 225.8 369.3 384.2 197.3 71.1 29.2 1787.6 1523.8 266.9

Hình 2.2: Biểu đồ phân bố lượng mưa năm ở Giao Thủy và lân cận

- Nắng: Tổng số giờ nắng 1684 giờ. Tháng có số giờ nắng trung bình cao nhất là tháng 7, đạt 224,7 giờ. Các tháng 1, 2 và 3 có số giờ nắng khá thấp (37,5 – 77,1 giờ).

- Độ ẩm: Năm 2015, độ ẩm tương đối trung bình năm là 83,3%. Tháng 3 có độ ẩm tương đối trung bình cao nhất là 92%, tháng 11 có độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất là 73%.

- Lượng bốc hơi: có giá trị cực đại vào tháng 7 (112,8 mm) và cực tiểu vào tháng 3 (39,9 mm). Tổng lượng bốc hơi trung bình hàng năm 882,3 mm bằng một nửa của lượng mưa.

- Gió: Khu vực chịu ảnh hưởng của gió thịnh hành chủ yếu theo hai mùa: mùa hạ là hướng gió Đơng Nam, mùa đơng là hướng gió Bắc - Đơng Bắc. Theo các số liệu quan trắc tốc độ gió trung bình năm là 1,8 m/s, tốc độ gió trung bình vào tháng nóng nhất (tháng 7 năm 2015) là 2 m/s, tháng lạnh nhất là 1,7 m/s.[12]

Nhìn chung khí hậu của Giao Thủy thuận lợi cho môi trường sống của con người và sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật; khí hậu mùa đơng cho phép phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)