Địa hình thành tạo do dịng chảy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo phục vụ phòng tránh tai biến thiên nhiên lưu vực sông lũy, tỉnh bình thuận (Trang 69 - 71)

CHƢƠNG 2 : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO LƢU VỰC SÔNG LŨY

2.2. Đặc điểm địa mạo lƣu vực sông Lũy

2.2.4. Địa hình thành tạo do dịng chảy

Trên diện tích lƣu vực sơng Lũy phổ biến là các thung lũng sông xâm thực. Các thềm và bãi bồi phát triển hạn chế, chủ yếu là các thềm xâm thực. Các bậc thềm đƣợc thấy ở phần trung lƣu và hạ hƣu của các thung lũng sông trong lƣu vực, phân bố không liên tục với số lƣợng và độ cao khơng đồng nhất ở các vị trí các nhau.

12a. Thềm xâm thực bậc 4, tuổi Pleistocen giữa: Thềm sông bậc 4 phân bố ở

thung lũng sông Lũy. Thềm cao 50 – 60m. Thềm xâm nhập trên các đá xâm nhập phức hệ Định Quán và các đai mạch có tuổi trẻ hơn, đơi nơi tích tụ các tảng, cuội lẫn dăm sạn đá gốc, dày 0,3 – 0,5m. Bề mặt thềm tƣơng đối bằng phẳng, nghiêng thoải về phía lịng sơng. Chúng bị chia cắt, xâm thực sâu 20 – 40m. Phần cịn lại là các mảnh sót. Thềm bị thềm sông bậc 3 cắt vào.

12b. Thềm xâm thực bậc 3 tuổi Pleistocen: Thềm sông bậc 3 phân bố không

liên tục trong các thung lũng sông. Thềm cao 20 – 40m, là thềm hai phía, rộng vài chục mét đến 1km. Bề mặt thềm tƣơng đối bằng phẳng, nghiêng về phía lịng sơng. Chúng bị chia cắt và xâm thực sâu 10 – 30m bởi các khe rãnh xâm thực. Phần còn lại của thềm là các mảnh sót. Đơi nơi tích tụ cuội sỏi, cát, sạn, bột. Thềm cắt vào thềm xâm thực bậc 4, trầm tích thềm sơng bậc 2 phủ gối lên sƣờn của thềm.

12c. Thềm xâm thực – tích tụ bậc 2: Thềm xâm thực – tích tụ bậc 2 phân bố liên

tục ở dọc thung lũng sông. Thềm cao 10 – 20m, phát triển cả hai bên bờ sơng. Bề mặt nghiêng thoải về phía lịng sông, bị chia cắt xâm thực sâu đạt 5 – 15m bởi các khe rãnh xâm thực. Trầm tích cấu tạo thềm là cát sạn, cuội sỏi.

12d. Thềm tích tụ bậc 1 tuổi Holocen: Thềm bậc 1 cao từ 6 – 10m, phân bố chủ

yếu ở các thung lũng sông. Bề mặt thềm phân bố thành dải hẹp, đứt quãng. Bề mặt thềm khá bằng phẳng, nghiêng thoải về phía lịng sơng. Trầm tích cấu tạo thềm là cuội sỏi, cát sạn lẫn bột sét. Đây là khu vực tập trung nhiều dân cƣ sinh sống và phát triển nông nghiệp.

Hình 2. 24: Thềm tích tụ bậc 1 tuổi Holocen tại thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình nhìn từ trên cao (Ảnh: Nguyễn Thị Phương)

13a. Bãi bồi cao tuổi Holocen: Bãi bồi cao phát triển không liên tục dọc theo

các thung lũng sông suối trong lƣu vực sông Lũy, cao 2 – 6m. Trên bề mặt bãi bồi có dạng dải hẹp bám sát lịng sơng, có dấu vết lịng sơng bị đứt quãng. Bề mặt bãi bồi khá bằng phẳng và nghiên thoải về phía lịng sơng hiện đại, hang năm bề mặt bãi bồi cao vẫn chịu ảnh hƣởng của lũ. Trầm tích cấu tạo bãi bồi là cuội sỏi, cát sạn, bột sét.

Hình 2. 25: Bãi bồi cao và thềm bậc I sông không phân chia tuổi Holocen giữa (Q22) tại thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình (Ảnh: Nguyễn Thị Phương)

13b. Bãi bồi thấp tuổi Holocen muộn: Bãi bồi thấp đƣợc thấy trong các thung

lũng sông suối, nhƣng các bãi bồi có kích thƣớc đáng kể phân bố chủ yếu ở hạ lƣu sông Lũy. Bãi bồi tạo thành các dải, cao 0 – 2m, phân bố so le nhau dọc theo sông. Chúng dễ thay đổi theo tác động của dịng chảy. Trầm tích cấu tạo bãi bồi là cát, cát sạn thạch anh.

14. Phức hệ thềm và bãi bồi không phân chia, tuổi Đệ tứ: Phức hệ thềm và bãi

bồi không phân chia phân bố rải rác trên lƣu vực sông Lũy. Bề mặt có các bề mặt tƣơng đối bằng phẳng, hơi nghiêng thoải về phía lịng sơng. Trầm tích cấu tạo là tảng, cuội, cát sạn lẫn dăm sạn đá gốc. Bề mặt này phân bố rải rác, độ cao, mức độ phân bậc và tuổi của chúng chƣa đƣợc xác định nên xếp chúng vào phức hệ tềm và bãi bồi không phân chia tuổi Đệ tứ (Q).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo phục vụ phòng tránh tai biến thiên nhiên lưu vực sông lũy, tỉnh bình thuận (Trang 69 - 71)