Đánh giá trƣợt lở đất trên lƣu vực sông Lũy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo phục vụ phòng tránh tai biến thiên nhiên lưu vực sông lũy, tỉnh bình thuận (Trang 80 - 85)

CHƢƠNG 2 : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO LƢU VỰC SÔNG LŨY

3.1. Đánh giá trƣợt lở đất trên lƣu vực sông Lũy

3.1.1. Hiện trạng trượt lở đất

Trƣợt lở đất đƣợc ghi nhận và đầu tƣ nghiên cứu trong khoảng 20 năm trở lại đây. Trƣợt lở đất xảy ra phổ biến vào mùa mƣa hàng năm, chủ yếu ở địa hình đồi núi. Trong những năm gần đây, trƣợt lở đất có xu thế gia tăng cả về quy mơ và cƣờng độ phát triển. Hiện tƣợng trƣợt lở đất xảy ra thƣờng xuyên trên các taluy đƣờng của các tuyến quốc lộ QL28B.

Hình 3. 1: Đỉnh đèo Lị Xo. Trượt đúng đường phân thủy. Dọc quốc lộ 28B, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. (Ảnh: Nguyễn Thị Phương)

Xác định các điểm nghi vấn về tai biến trƣợt lở: Dựa vào các đặc điểm trên ảnh viễn thám (tone ảnh, kiến trúc) và quy mô phân bố của các khu vực trƣợt lở qua dữ liệu thông kê, ngƣời nghiên cứu sẽ xác định các điểm cho rằng đó nhiều khả năng là vết trƣợt nhất. Từ đó tạo đƣợc lớp thông tin là các điểm nghi vấn về tai biến trƣợt lở. Các điểm đƣợc coi là nghi vấn này vẫn có thể bị nhầm lẫn với đáy thung lũng sơng suối do cùng tone ảnh chính vì thế mà đƣợc lọc bỏ nhờ yếu tố địa hình (ở đây sử dụng độ dốc) với sự trợ giúp của phần mềm Argis. Ngoài ra các điểm nghi vấn về trƣợt lở cịn đƣợc xác định thơng qua việc xác định trên GoogleEarth với khả năng nhìn hình ảnh 3D giúp cho việc nhận biết đƣợc chính xác hơn. Các điểm nghi vấn này cịn đƣợc kiểm chứng trong đợt đi thực địa vào tháng 8/ 2015.

Phân tích trên ảnh vệ tinh ta thấy, khu vực tập trung các khối trƣợt lở trên sƣờn tập trung khá nhiều ở các khu vực các xã Phan Lâm, Phan Sơn, Phan Tiến (Bắc Bình), các xã Gia Bắc, xã Tam Bố (Di Linh).

Hình 3. 2: Khối trượt trên sườn xác định trên Google Earth tại xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình

Trƣợt lở đất là dạng tai biến phát triển mạnh và rất mạnh trên các khu vực có địa hình dốc lớn, phân cắt mạnh nhƣ khu vực đèo Lò xo. Trƣợt lở xảy ra tập trung trên một số tuyến quốc lộ QL28B, đồng thời còn xuất hiện nhiều nơi trên đất canh tác cà phê, cao su, bạch đàn và các sƣờn đồi núi. Trƣợt lở đất với quy mô lớn, thƣờng xuất hiện trên các thành tạo vỏ phong hóa của đá biến chất cổ (Hệ tầng La Nga và hệ tầng Đèo Bảo Lộc), đá granit thuộc các phức hệ Cà Ná - Định Quán, đá bazan tuổi N, N2 - Q1 và Q, và tái diễn nhiều lần với mức độ trầm trọng trong một số các đới phá hủy kiến tạo [27].

Hình 3. 3: Trượt lở đất theo vỏ phong hóa trên phức hệ Cà Ná quan sát được tại xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình

Qua việc phân tích ảnh vệ tinh hiện trạng trƣợt lở trên lƣu vực sông Lũy đƣợc biểu thị qua bản đồ sau:

Hình 3. 4: Bản đồ hiện trạng trượt lở đất lưu vực sông Lũy

3.1.2. Đánh giá trượt lở đất trên cơ sở địa mạo

Hình thái và trắc lƣợng hình thái là cơ sở định lƣợng của địa mạo. Bởi vậy, chúng có ý nghĩa to lớn đối với việc đánh giá tai biến thiên nhiên. Hình thái bên ngồi cịn liên quan chặt chẽ với nguồn gốc phát sinh, tuổi cũng nhƣ thể hiện rất rõ động năng của địa hình. Cho tới nay, hầu hết các cơng trình nghiên cứu khi phân tích mối quan hệ giữa yếu tố trắc lƣợng hình thái và hiện tƣợng trƣợt lở đều cho rằng đây là quan hệ tuyến tính. Giá trị trắc lƣợng càng cao (độ dốc, độ chia cắt ngang, chia cắt sâu,...) thì mức độ xảy ra trƣợt lở càng lớn. Xét ở góc cạnh từng yếu tố một thì điều này cũng dễ đƣợc chấp nhận. Nhƣng trong thực tế, quá trình thành tạo địa hình hay cụ thể hơn là hiện tƣợng trƣợt lở đất chịu nhiều tác động của các yếu tố mà các yếu tố này cũng luôn chi phối lẫn nhau.

Để đánh giá các khu vực có nguy cơ trƣợt lở, trƣớc hết là đánh giá vai trò lớp thơng tin địa mạo (nguồn gốc địa hình, độ dốc, độ chia cắt ngang, độ chia cắt sâu) ta thành lập đƣợc bản đồ ảnh hƣởng của đặc điểm địa mạo đến tai biến thiên nhiên. Về đặc điểm địa chất (thành phần thạch học và khoảng cách đứt gãy) ta cũng xây dựng đƣợc bản đồ ảnh hƣởng của đặc điểm địa chất đến nguy cơ trƣợt lở đất. Trong mỗi lớp thông tin đƣợc chia thành 5 cấp đối với trƣợt lở: 1. Rất yếu; 2. Yếu; 3. Trung bình; 4.

Mạnh; 5. Rất mạnh. Ngoài việc đánh giá trọng số cho từng cấp trong mỗi lớp, giữa các lớp thông tin này cũng đƣợc đánh giá trọng số trên cơ sở so sánh mức độ quan trọng của mỗi loại đối với quá trình phát sinh trƣợt lở đất.

Bảng 3. 1: Đánh giá trọng số các nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ trượt lở đất

STT Điểm trọng số Đơn vị phân chia trong bản đồ

1 2 3 4 5

1. Nguồn gốc địa hình

Sƣờn kiến tạo đã đƣợc gia cơng xâm thực bóc mịn dốc trên 300; Sƣờn xâm thực dọc thung lũng khe suối dốc trên 300

.

x

Sƣờn xâm thực dốc từ 20-300

x

Sƣờn bóc mịn trên các miệng núi lửa dốc từ 10 - 200; Sƣờn xâm thực, bóc mịn tổng hợp dốc từ 10 - 200.

x

Các bề mặt san bằng; Địa hình thành tạo do núi lửa; Bề mặt san bằng bị biến dạng vòm; Bề mặt thấp trũng đỉnh vòm

x

Các địa hình do dịng chảy; Địa hình nguồn gốc hỗn hợp sơng-biển; Địa hình thành tạo do biển; Địa hình thành tạo do gió và địa hình nguồn gốc hỗn hợp

x 2 Độ dốc 0 - 50 x 5 - 120 x 12 - 180 x 18 - 250 x >250 x 3 Mật độ chia cắt ngang 0 – 0,5 km/km2 x 0,5 – 1,0 km/km2 x 1,0 – 1,2 km/km2 x 1,2 – 1,6 km/km2 x >1,6 km/km2 x 4 Độ chia cắt sâu 0 - 10 m x 10 - 20 m x 20 - 40 m x 40 - 60m x > 60m x 5 Thành phần thạch học

Neogen – Đệ tứ x Hệ tầng Nha Trang x Phức hệ Định Quán; Phức hệ Đèo Cả x Phức hệ Cà Ná; Hệ tầng Đơn Dƣơng x Hệ tầng Đèo Bảo Lộc; Hệ tầng La Ngà x 6 Khoảng cách đứt gãy 0 – 500 m x 500 – 1000 m x 1000 – 1500 m x 1500 – 2000 m x >2000 m x

7 Lượng mưa trung bình năm

800 – 1200 mm x

1200 – 1600 mm x

1600 – 1800 mm x

1800 – 2000mm x

>2000 mm x

Hình 3. 5: Bản đồ ảnh hưởng của đặc điểm địa mạo và địa chất đến nguy cơ trượt lở đất trên lưu vực sơng Lũy

Lớp thơng tin tích hợp giữa các thơng tin địa mạo và địa chất tiếp tục đƣợc tích hợp với lớp thơng tin về lƣợng mƣa, khi đó sẽ thu đƣợc lớp thơng tin về nguy cơ trƣợt lở. Trên cơ sở các tài liệu khảo sát thực địa và kiến thức chuyên gia, xác định các ngƣỡng để phân chia cấp nguy cơ trƣợt lở trên tồn vùng nghiên cứu.

Hình 3. 6: Bản đồ nguy cơ trượt lở đất lưu vực sông Lũy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo phục vụ phòng tránh tai biến thiên nhiên lưu vực sông lũy, tỉnh bình thuận (Trang 80 - 85)