Hiện trạng hạn hán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo phục vụ phòng tránh tai biến thiên nhiên lưu vực sông lũy, tỉnh bình thuận (Trang 90 - 92)

CHƢƠNG 2 : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO LƢU VỰC SÔNG LŨY

3.3. Đánh giá hạn hán trên lƣu vực sông Lũy

3.3.1. Hiện trạng hạn hán

Dƣới tác động của các điều kiện khí hậu và địa hình, các yếu tố mặt đệm, khả năng sinh dịng chảy trên lƣu vực sơng Luỹ cũng rất kém. Mùa lũ trên lƣu vực sông Luỹ dài 3 tháng (9 - 11) chiếm 68,5% lƣợng dòng chảy năm với MLũ = 36,1 l/s.km². Tháng 10 có lƣợng dịng chảy lớn nhất, chiếm 36,9% lƣợng dòng chảy năm với

Mthángmax = 58,3 l/s.km². Do nguồn ẩm hạn chế nên các trị số dịng chảy mùa lũ sơng

Luỹ không lớn.

Sự tƣơng tác giữa quy luật địa đới, địa ô và phi địa đới khác nhau đã hình thành các đơn vị thổ nhƣỡng đặc thù cho lƣu vực sông Lũy. Đại diện cho quy luật địa đới là nhóm đất đỏ vàng. Quy luật địa ơ là đất cát. Quy luật đai cao là đất mùn trên núi cao. Cùng với đó là q trình thối hóa đất tạo thành các loại đất có vấn đề nhƣ đất xói mịn trơ xỏi đá rất đặc thù và chiếm diện tích khá lớn trên lƣu vực.

Hai dạng “Đất có vấn đề” gồm đất cát và đất xói mịn trơ xỏi đá. Diện tích của “Đất có vấn đề” chiếm là 354,67 km2

chiếm 16,76% diện tích lƣu vực. Đây là sản phẩm của q trình thối hóa đất tự nhiên và nhân tác phân bố trên tất cả các dạng địa hình núi, đồi, đồng bằng phù sa trên lƣu vực sông Lũy. Đất cát phân bố dải ven biển và chịu ảnh hƣởng nhiều quá trình phong thành. Hiện tƣợng cát bay, cát nhảy thƣờng xảy ra. Đất xói mịn trơ xỏi đá phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi tiếp giáp đồng bằng ở các xã Lƣơng Sơn, Bình An, huyện Bắc Bình. Hai đơn vị “Đất có vấn đề” tham gia vào q trình hình thành hoang mạc hóa cùng với diện tích núi đá trọc trong lƣu vực [48].

Hình 3. 9: Một số dạng “Đất có vấn đề” trên lưu vực sông Lũy (Ảnh: Nguyễn Thị Phương)

Hạn hán bao gồm nhiều loại. Các loại hạn có quan hệ mật thiết với nhau. Sự thiếu hụt lƣợng mƣa và bốc hơi cao có thể dẫn đến hạn khí tƣợng; Sự thiếu hụt lƣợng ẩm trong đất dẫn đến hạn độ ẩm đất, không đủ độ ẩm cung cấp cho cây trồng dẫn đến hạn nông nghiệp; Tiếp đến do khơng có mƣa hay mƣa ít, kết hợp với lƣợng bốc hơi

cao, lƣợng trữ nƣớc trong lƣu vực giảm, sự cung cấp nƣớc cho nƣớc ngầm bị giảm sút, làm cho dịng chảy sơng suối cạn kiệt và do đó xảy ra hạn thuỷ văn. Chính vì vậy, khi nói đến khơ hạn hay vùng khơ hạn trong thực tế đều có liên quan cả ba loại hạn nói trên.

Lƣu vực sơng Lũy là một trong những điểm nóng nhất về vấn đề hạn hán của vùng cực Nam Trung Bộ, trong nhiều năm qua hạn hán đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống của ngƣời dân. Về mùa khơ tình trạng thiếu nƣớc xẩy ra phổ biến với quy mô rộng và ngày càng gia tăng. Lƣu vực sông Lũy đƣợc đánh giá là vùng chịu ảnh hƣởng về vấn đề hạn hán gay gắt. Tại đây chế độ khí hậu bán khơ hạn đã tạo thành những vùng hoang mạc hóa lớn. Vào mùa khơ, nhiều sơng, suối bị cạn kiệt đã gây tình trạng thiếu nƣớc sinh hoạt cho ngƣời dân, gia súc và cây trồng bị thiệt hại nặng nề do ảnh hƣởng của khơ hạn.

Hình 3. 10: Lịng sơng trơ đáy quan sát từ cầu sơng Lũy tại xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình (Ảnh: PGS. TS. Đặng Văn Bào)

Ngoài ra, theo báo cáo về tình hình thời tiết gần đây nhất khu vực tỉnh Bình Thuận (năm 2010) cho thấy, từ đầu tháng 11/2009 đến cuối tháng 5/2010 là thời kỳ mùa khơ ở Bình Thuận, do trong mùa mƣa năm 2009 nhiều nơi lƣợng mƣa đạt thấp hơn đến xấp xỉ trung bình nhiều năm, thời kỳ cuối mùa mƣa năm 2009 nhiều nơi khơng mƣa hoặc có lƣợng mƣa khơng đáng kể đã gây tình hình khơ hạn và thiếu nƣớc trong mùa khô năm 2010 diễn ra khá gay gắt, các sơng suối dần cạn kiệt và tắt dịng, xâm nhập mặn ở vùng cửa sơng có chiều hƣớng gia tăng, ảnh hƣởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt đời sống ở nhiều nơi trong tỉnh - nhất là các huyện khu vực phía bắc tỉnh Bình Thuận trong đó có lƣu vực sơng Lũy [11].

Do ảnh hƣởng của các yếu tố địa hình che khuất các nguồn ẩm mang tới nên trong lƣu vực sông Luỹ lƣợng mƣa rất nhỏ, vùng núi đạt 1300 mm còn đồng bằng dƣới 700 mm. Mặc khác cấu trúc địa chất trên lƣu vực chủ yếu là Granit, Bazan còn hạ du là đất pha cát nên mạng lƣới sông suối ở đây rất kém phát triển với mật độ trung bình chỉ đạt D = 0,38 km/km2. Lƣu vực có dạng hình nhành cây và chủ yếu sơng suối phát

triển về phía bờ trái, địa hình vùng núi Bidup lan ra tới biển với các sông lớn nhƣ sông Cà Giây, sông Mao..., bờ phải thuộc vùng địa hình núi thấp, đồi, cồn cát ven biển nên mạng lƣới sông suối kém phát triển thậm chí khu vực chiến khu Lê Hồng Phong khơng xuất hiện các dịng chảy thƣờng xun. Phần thƣợng nguồn trong vùng núi có lƣợng mƣa phong phú hơn mạng lƣới sông suối khá phát triển với D = 0,6 km/km2 và phần hạ du sông chảy trong đồng bằng pha cát và cồn cát ven biển nên mạng lƣới sông suối kém phát triển với D = 0,23 km/km2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo phục vụ phòng tránh tai biến thiên nhiên lưu vực sông lũy, tỉnh bình thuận (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)