ảnh” của đám cưới truyền thống ấy sẽ diễn ra như sau: giữa nhà là thanh niên uống rượu, đắp chăn mới; trên gác là các cụ già, hút thuốc đàm đạo chuyện đời; dưới bếp là các cơ, các bà chế biến món ăn phục vụ khách,… Đám cưới xong, cô dâu lại quay về nhà mình và phải đợi cho đến những ngày mùa, chọn một buổi chiều tốt, bên nhà trai sẽ cử người sang đón con dâu mới về để làm việc. Ngay cả đêm hôm ấy, chú rể cũng chưa được phép “động phòng”. sáng sớm hôm sau, đôi vợ chồng trẻ chủ động dậy thật sớm để lên nương, họ mang theo cơm nắm, xôi gà và rất nhiều thứ lỉnh kỉnh vào trong núi và được phép đến tận tối khuya mới về. Những ngày sau cũng thế, đôi vợ chồng trẻ đi từ sáng đến tận gần khuya, cô dâu mới cũng dần bạo dạn, thân mật hơn
với nhà chồng. tuy nhiên, hết ngày mùa, người con dâu lại được đưa về nhà mẹ đẻ. khi nào có kết quả sau những lần lên nương riêng với chồng của cô gái được khẳng định bằng việc mang bầu thì cơ sẽ được làm lễ chính thức mang họ nhà chồng. Buổi lễ ấy cũng diễn ra rất trang trọng, thầy tào làm phép, múa hát, chiêng trống ầm ầm, nhà chồng mổ lợn, đồ xôi, mời cả bản đến dự và từ bữa đó cơ con dâu khơng quay về nhà cha mẹ đẻ nữa. Đã có người đặt câu hỏi rằng, vậy đêm tân hôn của chàng trai, cô gái tày ấy là khi nào? Xin trả lời, nó diễn ra ở những ngày hai người lên nương cùng nhau. thực ra họ không phải lên nương, họ mang theo cơm nắm, xôi gà, mang theo nhiều thứ để về với núi rừng, để trò chuyện với nhau, tìm hiểu nhau và yêu nhau. Họ trải lá rừng
làm giường, lấy ánh trăng làm nến, lấy cây cỏ làm hoa và họ bắt đầu yêu nhau. Họ yêu nhau có sự chứng giám của núi rừng, có linh khí của đất trời, có ánh trăng làm đẹp,… Đó là sự hoà hợp giữa con người với thiên nhiên một cách tuyệt vời.
Người già ở bản bảo rằng, trong quan niệm ngàn đời về hôn nhân của người tày, điều quan trọng nhất là người con dâu phải chứng tỏ được mình là sơn nữ với khả năng làm vợ, làm mẹ và lao động hòa thuận bên chồng. Và chính phong tục về buổi tân hơn hay tuần trăng mật lứa đôi nguyên sơ giữa đại ngàn là niềm tự hào của đồng bào tày từ bao đời. phong tục ấy giúp họ tìm được hạnh phúc đích thực của mình.
Xn Tân Mão 2011
Năm nào cũng vậy, cứ những ngày cuối năm, mẹ lại nhắc tôi thu xếp công việc để về xin chữ của cụ đồ thứ ở thôn thượng. cụ đồ là danh xưng mà mọi người dành cho cụ thứ, cũng bởi cụ là con trai của cụ đồ trung, người nổi tiếng văn hay chữ tốt cả tổng quê tôi ngày trước.
sinh thời, dịp đầu xuân là lúc cụ đồ trung vất vả nhất, cũng là lúc cụ thấy sung sướng nhất. từ làng trên xóm dưới, đến những người tận đẩu tận đâu, đổ đến xin cụ một đơi chữ về thờ. có người tranh thủ xin hộ cho cả đại gia đình, bạn bè. trong dân gian, người ta vẫn truyền tụng với nhau là năm nào nhà ai mà xin được chữ, được câu đối của cụ trung về thờ, thì y rằng, xin gì được nấy, lộc chữ, phúc chữ của cụ dày lắm, linh lắm. sau khi cụ đồ trung về với ông bà ông vải, con trai là cụ đồ thứ, lại tiếp tục cho chữ thiên hạ đầu xuân. chữ nghĩa của cụ đồ thứ cũng không thua cha mình là mấy. Mẹ tơi có niềm tin tuyệt đối rằng, chính nhờ những câu đối, những chữ mà các cụ đồ cho tôi dịp đầu xuân đã “giúp” anh em tơi học hành sáng dạ, cửa nhà bình n.
tục treo câu đối, treo chữ đầu xuân ban đầu khởi nguồn từ những ý niệm tôn giáo, thực hành tôn giáo. Việc treo các câu đối trước bàn thờ dịp đầu xuân là để trừ đi những điều xấu, ngăn cản ma tà quấy nhiễu gia đình. dần dần, câu đối hướng đến cơng lao phúc đức của ông bà tổ tiên. Việc treo câu đối để chống lại nỗi sợ hãi lớn luôn luôn tồn tại trong cuộc đời mỗi người. Nào thiên tai, nào dịch họa mất mùa, nào