Mục tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, phân bổ, và đề xuất biện pháp bảo tồn cho loài thỏ vằn trường sơn nesolagus timminsi (Trang 42 - 43)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Về cơ bản, mục tiêu nghiên cứu chung của luận văn là tiến hành nghiên cứu để tìm ra một số đặc điểm sinh thái, phân bố của loài từ các thông tin cơ bản liên quan đến các quần thể Thỏ vằn Trường Sơn được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, để từ đó có thể đề xuất các biện pháp bảo tồn phù hợp, giúp cho loài Thỏ vằn Trường Sơn thoát khỏi nguy cơ suy giảm quần thể hiện nay. Vì thế, về chi tiết, luận văn có ba mục tiêu nghiên cứu cụ thể, bao gồm:

Mục tiêu trước tiên của nghiên cứu này là tổng hợp các thông tin từ các nghiên cứu trước đây liên quan đến loài Thỏ vằn Trường Sơn, kết hợp với các thông tin phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn thực tế, để tìm ra những khu vực có tiềm năng có Thỏ vằn cao mà chưa được ghi nhận thực tế.

Mục tiêu thứ hai là tiến hành khảo sát thực địa, bằng cả phương pháp điều tra theo tuyến và điều tra bẫy ảnh, để thu thập các vùng có Thỏ vằn sinh sống ở các khu vực tiềm năng, và phân tích số liệu thực địa để tìm ra một số đặc điểm sinh thái của loài, đặc biệt là các đặc điểm phân bố về thời gian.

Mục tiêu thứ ba là sử dụng các kết quả thu được từ những nghiên cứu trước đây và từ quá trình thực địa để xây dựng mơ hình phân bố lồi, từ đó phân tích một số đặc điểm sinh thái về phân bố không gian của Thỏ vằn, đồng thời đánh giá sự thay đổi về đặc điểm phân bố trong tương lại của Thỏ vằn dưới tác động của biến đổi khí hậu, để từ đó đề xuất được các biện pháp bảo tồn thích hợp cho lồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, phân bổ, và đề xuất biện pháp bảo tồn cho loài thỏ vằn trường sơn nesolagus timminsi (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)