CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.5. Tổng quan về các khu vực nghiên cứu chính
Các khu vực khảo sát chính (Bảng 1) được xác định dựa trên một số tiêu chí sau: - Nằm ở gần các vùng được coi là ở vùng giới hạn phân bố của loài Thỏ vằn
Trường Sơn. Do sau khi thống kê và phân tích kết quả các nghiên cứu trước đây, đã xác định được vùng phân bố chính của thỏ vằn có giới hạn Bắc – Nam từ Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) đến Khu bảo tồn Sông Thanh (Quảng Nam), nên học viên xác định nghiên cứu thêm ở Vườn Quốc gia Bến En (Thanh Hóa) – phía Bắc của Pù Mát. Khu bảo tồn phía Nam của Sông Thanh là Khu bảo tồn Ngọc Linh, nơi đã có nhiều nghiên cứu về khu hệ động vật và đều khơng xác định được có lồi Thỏ vằn Trường Sơn ở đây nên học viên đã loại bỏ.
- Khu bảo tồn chưa có ghi nhận Thỏ vằn Trường Sơn chính thức, và có cơng tác bảo vệ tương đối tốt, ví dụ như Khu bảo tồn Sao la Huế (Thừa Thiên Huế).
- Khu bảo tồn nằm gần các khu đã có ghi nhận Thỏ vằn Trường Sơn, nhưng từ trước đến giờ chưa có thơng tin xác nhận có độ tin cậy cao. Ví dụ, Khu bảo tồn Hin Nam No (Lào), vốn nằm tiếp giáp ngay phía Nam của Khu bảo tồn Nakai Nam Theun (Lào), là nơi quan sát được loài Thỏ vằn Trường Sơn ngoài tự nhiên đầu tiên vào năm 1995. Ban Lak, nơi thu được mẫu N. timminsi đầu tiên, thuộc khu ngoại vi của Nakai Nam Theun.
Bảng 1. Các khu vực điều tra thực địa chính của luận văn
Thời điểm điều tra
Khu vực điều tra Phương pháp điều tra
2016 – 2017 - Khu bảo tồn Sao la Huế (Thừa Thiên Huế)
- Khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị)
Điều tra bẫy ảnh
2018 - Vườn quốc gia Bến En (Thanh Hóa)
Điều tra theo tuyến
2019 - Khu bảo tồn Hin Nam No (Khammoune)
Điều tra theo tuyến
Dù việc khảo sát thực địa của luận văn trải dài trên nhiều khu bảo tồn khác nhau (Hình 3), với nhiều đặc điểm tự nhiên riêng biệt, nhưng toàn bộ khu vực nghiên cứu được đặc trưng bởi lượng mưa trung bình hằng năm cao, khoảng trên dưới mức 2.500 mm – 3.000 mm và địa hình rất hiểm trở. Tại các khu vực nghiên cứu này, địa hình có độ cao trung bình từ 300 m đến trên 500 m và độ dốc trung bình là trên 20 độ. Sinh cảnh ở đây rất đa dạng, gồm nhiều loại thảm thực vật khác nhau, từ rừng thứ sinh sau khai thác, rừng thường xanh trên đất thấp, cho đến rừng trên núi đá vôi [76].
Hình 3. Vị trí bốn khu vực nghiên cứu chính của luận văn, so với một số khu bảo
tồn khác trong khu vực dãy Trường Sơn.
Vườn Quốc gia Bến En
Về vị trí địa lý, Vườn Quốc gia Bến En là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, được thành lập năm 1992, với ranh giới tự nhiên phía Bắc giáp xã Hải Long, Xn Khang của huyện Như Thanh, phía Đơng giáp xã Hải Vân, Xuân Phúc của huyện Như Thanh, phía Nam giáp xã Xn Bình, Xn Hịa của huyện Như Xuân và xã Xuân Thái của huyện Như Thanh, và phía Tây giáp xã Tân Bình, Bình
Lương, Xn Quỳ, Hóa Quỳ của huyện Như Xuân. Địa hình của Bến En là sự kết hợp và xen kẽ gữa các địa hình đồi núi, sơng hồ. Khu vực ở giữa Vườn là hồ Sông Mực với các đảo nổi được bao phủ bởi rừng và nhiều sông suối nhỏ, do việc ngăn đập gây nên. Rừng núi đá vơi nằm ở phía Tây Nam chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tồn bộ diện tích của Bến En. Những khu rừng núi đá còn lại chủ yếu nằm ở vùng đệm, với vị trí cao nhất của Vườn đạt độ cao 497 m [4, 5].
Về diện tích, tổng diện tích đất tự nhiên là 14.735 ha, trong đó diện tích rừng nguyên sinh là 8.544 ha. Diện tích đất lâm nghiệp của Vườn quốc gia Bến En chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên với khoảng gần 82% tổng diện tích Vườn. Tiếp theo là diện tích đất phi nơng nghiệp, với chủ yếu là diện tích sơng hồ, chiếm khoảng hơn 16%. Diện tích đất nơng nghiệp chiếm khoảng hơn 2%, và cịn lại là diện tích đất thổ cư tập trung ở ba xã Xn Quỳ, Hóa Quỳ, và Tân Bình. Các kiểu rừng chính ở Vườn quốc gia Bến En bao gồm kiểu rừng nhiệt đới thường xanh trên núi đá vơi ít bị tác động, thường dễ gặp ở khu vực thung Sen, núi Đàm, sông Chàng, và cổng trời Đức Lương. Thứ hai là kiểu rừng thường xanh trên núi đá vôi bị tác động mạnh, với phân bố chủ yếu ở khu vực núi Thủ Lợn, sông Chàng, và khu Ba Bái – Xuân Thái. Thứ ba là kiểu trảng cây bụi trên núi đá vôi, phân bố ở khu vực núi Đầu Lớn, Xuân Thái, sông Chàng, và núi Thủ Lớn. Thứ tư là kiểu rừng nhiệt đới thường xanh trên núi đất ít bị tác động, là kiểu rừng cịn lại rất ít tại Bến En do qua trình khai thác trong quá khứ, hiện chủ yếu phân bố ở khu vực thung Sen, núi Đàm, sông Chàng, Điện Ngọc, Xuân Bình, và Xuân Thái. Thứ năm là kiểu rừng nhiệt đới thường xanh trên núi đất bị tác động mạnh, đây là kiểu rừng có thể gặp ở hầu hệt các tiểu khu thuộc Bến En do quá trình khai thác trước đây. Thứ sáu là kiểu trảng cỏ cây bụi trên núi đất, phân bố chủ yếu ở khu vực Xuân Thái, Đức Lương, Xuân Bình, Đồng Thổ, và Xuân Lý. Cuối cùng là kiểu rừng tre nứa xen với cây lá rộng, là kiểu rừng phân bố rải rác khắp Bến En [4, 5].
Về thổ nhưỡng, khu vực Vườn quốc gia Bến En có bốn loại đất chính, bao gồm một là đất phù sa sơng suối có diện tích khoảng 310 ha. Đất có tầng loang lổ, q trình
ngập nước khơng thường xun trong năm nên bị biến chất. Đất thường có màu nâu xám, tơi xốp, tầng dày, thành phần cơ giới cát pha hay thịt nhẹ. Hai là đất Feralit nâu vàng phát triển trên nhóm đá sét có diện tích khoảng 11.500 ha. Đây là loại đất tốt tầng dày, thành phận cơ giới thịt nặng, phù hợp với nhiều loại cây rừng, có khả năng giữ ẩm tốt nhưng thoát nước kém. Loại đất này tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm và phía Bắc của Bến En. Ba là đất Feralit vàng nhạt phát triển trên nhóm đá cát có diện ích khoảng 1.250 ha. Đất có tầng mỏng đến trung bình, thành phần cơ giới cát pha đến thịt trung bình, khả năng giữ nước kém, thốt nước và thu nhiệt tốt, khả năng phân giải chất hữu cơ mạnh, đất tương đối nghèo dinh dưỡng. Và cuối cùng là đất phong hóa trên núi đá vơi có diện tích khoảng gần 1.100 ha. Đất có nhiều mùn, màu xám đen, thành phần cơ giới nặng, thiếu nước. Nhìn chung, thổ nhưỡng khu vực Vườn quốc gia Bến En có độ phì tương đối cao, tầng đất trung bình đến dày, là điều kiện thuận lợi cho các loài thực vật sinh trưởng và phát triển, tạo nên tính đa dạng sinh học nói chung cho khu vực này [4, 5].
Về khí hậu, khu vực Vườn quốc gia Bến En có gió mùa Đơng Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 10, và đơi khi có các đợt gió Lào từ tháng 6 đến tháng 7. Lượng mưa trong vùng khá cao và phân làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11 với lượng mưa chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa trong năm, và là nguyên nhân gây ra một số trận lũ. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng mưa hàng năm. Tuy nhiên, do có bốc hơi từ khu vực hồ ở trung tâm Vườn quốc gia nên kể cả vào mùa khô, khu vực này vẫn có độ ẩm tương đối [4, 5].
Về đa dạng sinh học, kết quả các nghiên cứu trước đây đã thống kê được ở Vườn quốc gia Bến En có 1.417 lồi thuộc 712 chi, 191 họ, 76 bộ, 9 lớp và 6 ngành thực vật bậc cao có mạch (Hình 4). Trong đó 58 lồi có trong danh sách đỏ IUCN, 46 lồi có tên trong sách đỏ Việt Nam, và 10 lồi có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ- CP. Hệ động vật rừng ở Bến En rất phong phú và đa dạng. Kết quả điều tra thống kê được ở Bến En có 102 lồi thú, 277 lồi chim, 66 lồi bị sát, 47 loài Lưỡng cư, 97
lồi cá, 728 lồi cơn trùng và 213 loài động vật đáy và nổi. Khu hệ động vật Bến En khá phong phú và đa dạng, với 56 lồi động vật q hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam, 433 loài trong danh sách đỏ IUCN, và 50 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP như: Vượn đen má trắng, Cu li lớn, Cu li nhỏ, Gà lôi, Gấu [4, 5]. Tuy nhiên, từ trước đến nay vẫn chưa có một ghi nhận chính thức nào về lồi Thỏ vằn Trường Sơn ở Bến En.
Hình 4. Một khu vực tại Vườn quốc gia Bến En
Khu bảo tồn Hin Nam No
Về vị trí địa lý, khu bảo tồn Hin Nam No nằm ở huyện Boulapha, tỉnh Khammouane, Lào, và nằm ngay cạnh Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng của Việt Nam ở phía Đơng, cũng như nằm dưới khu bảo tồn Nakai Nam Theun của Lào ở phía Bắc.
Về diện tích và địa hình, tổng diện tích của khu bảo tồn vào khoảng 82,000 ha với địa hình chủ đạo là các dãy núi đá dốc xen kẽ các dải núi đá vơi, có độ cao từ 200 đến trên 1.000m. Hin Nam No là một trong hai khu bảo tồn có diện tích núi đá vơi lớn ở Lào. Con sơng chính chảy qua khu bảo tồn, và cũng là ranh giới tự nhiên của khu bảo tồn, là sơng Xe Bangfai. Về mặt địa chất, tồn bộ khu vực Hin Nam No – Nakai Nam Theun – Phong Nha Kẻ Bàng tạo thành một phần quan trọng của dãy Trường Sơn.
Về mặt khí hậu, Hin Nam No chỉ bị ảnh hưởng một phần từ khí hậu gió mùa của Việt Nam, và nhìn chung có đặc điểm tương đối khơ so với khí hậu của Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bảng ở Việt Nam. Ở khu vực này có hai mùa chính, là mùa mưa từ tháng sáu đến tháng mười, và mùa khô từ tháng mười một đến tháng năm năm sau. Nhiệt độ trung bình năm ở đây vào khoảng 26oC, với nhiệt độ trung bình tháng nhỏ nhất là khoảng 21 oC vào tháng 1, và nhiệt độ trung bình tháng lớn nhất là khoảng 31 oC vào tháng 4. Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1,503 mm, với lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 1,1 mm vào tháng 1, và lượng mưa trung bình tháng lớn nhất là 316,3 mm vào tháng 5 [23, 65].
Về sinh cảnh, sinh cảnh chính và dễ gặp nhất ở Hin Nam No là các kiểu rừng trên núi đá vơi. Các dãy núi đá vơi phía Bắc của khu bảo tồn chủ yếu là rừng nguyên sinh thường xanh và bán thường xanh, với các khoảng rừng thứ sinh xen kẽ. Các khu vực phía Nam lại chủ yếu là các cánh rừng nguyên sinh và thứ sinh trên đất thấp, xen kẽ với các hệ sinh thái thủy vực dọc theo sông Xe Bangfai.
Về đa dạng sinh học, các nghiên cứu trước đây đã ghi nhận khoảng 536 loài thực vật ở Hin Nam No, với các loài phổ biến nhất chủ yếu thuộc ba họ Agavaceae, Arecaceae và Poaceae. Nhiều loài động thực vật quý hiếm cư trú ở khu vực này, ví dụ như Mang lớn (Muntiacus vuquangensis), Báo gấm (Neofelis nebulosi), Mèo gấm (Pardofelis marmorata), Sóc đen lớn (Ratufa bicolar), Cu li lớn (Nycticebus
bengalensis), Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), Vooc Hà Tĩnh (Trachypithecus hatinhensis), Vượn má trắng Nam (Nomascus siki) [23, 65]. Thỏ vằn Trường Sơn
được phỏng đốn là có xuất hiện ở khu vực này do khoảng cách tương đối gần giữa Hin Nam No và hai khu vực là Nakai Nam Theun và Phong Nha Kẻ Bàng, tuy nhiên vẫn chưa hề có ghi nhận chính thức về lồi ở đây.
Các mối đe dọa chủ yếu đến đa dạng sinh học trong khu vực bao gồm săn bắn trái phép và phá hủy sinh cảnh. Việc săn bắn ở Hin Nam No chủ yếu sử dụng súng và bẫy dây phanh, và nhắm đến các lồi có giá trị cao trong cộng đồng địa phương cho việc cung cấp thực phẩm và thuốc truyền thống, bao gồm Chà vá chân đỏ, Vooc Hà Tĩnh, Linh dương, Tê tê, và Nhím; và việc phá hủy sinh cảnh chủ yếu do quá trình di canh di cư, khai thác gỗ, và khai thác lâm sản ngoài gỗ gây ra. Ngoài ra, đã có một số báo cáo về việc mua bán và trao đổi động vật hoang dã ở trong phạm vi khu bảo tồn. Cụ thể, ở nhiều bản làng, cứ khoảng một tuần sẽ có một đến hai nhóm người đi thu mua và trao đổi các mặt hàng thiết yếu cho các sản phẩm động vật hoang dã, và giá các sản phẩm này, khi bán ở trung tâm thị trấn Lang Khang, thì sẽ có giá gấp đơi giá thu mua ở trong dân. Ở trong khu bảo tồn, có tổng cộng 22 làng và khu dân cư chính, với khoảng hơn 7.000 người dân. Các bản làng ở phía Bắc của khu bảo tồn, ví dụ như các khu vực Ban Dou, Nong Ping, Kha Nyou, Lang Khang, và Pak Phanang phụ thuộc chủ yếu vào thâm canh lúa nước và khai thác gỗ cho sinh kế hàng ngày, và thường có thu nhập trung bình ở mức khá so với mặt bằng chung của khu vực; và các bản làng phía Nam, ví dụ như Thap Lao và Nong Ma phụ thuộc chủ yếu và canh tác nương rẫy theo hướng di canh, săn bắn động vật hoang dã, và mua bán phế liệu chiến tranh cho sinh kế của mình, và thường có thu nhập trung bình ở mức thấp so với mặt bằng chung của khu vực [23, 65].
Các khu vực quan trọng nhất cho bảo tồn đa dạng sinh học ở Hin Nam No bao gồm thứ nhất là Nam Khoum, là khu vực đồng bằng rộng lớn, vốn có một số lượng lớn các loài quý hiếm như Chà vá chân nâu, Vooc Hà Tĩnh, và một số loài thú cỡ vừa. Thứ hai là khu vực Nam Masai, là khu đồng bằng ở gần Nam Khoum và rất gần khu Nong Ping, với nhiều loài linh trưởng quý hiếm. Thứ ba là khu vực núi Nam Kaloc, nằm ở khu vực Nong Ping và có thể tiếp cận từ hướng Nam Masai, là vùng sống
cho nhiều loài linh trưởng và chim quý hiếm. Thứ tư là khu vực Khoun Ka-arn, là một khu đồng bằng gần nhiều sông suối khác nhau ở gần Ban Salang, Ban Dou, và Ban Vangmaneu, và là nơi cư trú và kiếm ăn của rất nhiều loài thú. Thứ năm là khu vực Pha Nangtok, nằm tương đối sâu trong vùng lõi của Hin Nam No và nằm gần biên giới Việt Nam – Lào, với nhiều loài thú lớn q hiếm, bao gồm cả Bị tót. Thứ sáu là khu vực Kuane Ke, gồm chủ yếu là các dãy núi đá vôi, và là nơi sinh sống của nhiều loài thú như Chà vá chân nâu, Vooc Hà Tĩnh, và Linh dương. Cuối cùng là khu Kuane Khing, nằm gần Kuane Ke, và là nơi sống của nhiều loài linh trưởng [41, 65].
Khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa
Về vị trí địa lý, khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa thuộc địa bàn phía Bắc huyện Hướng Hóa, Quảng Trị. Khu bảo tồn có diện tích khoảng 25.000 ha. Địa hình khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa chủ yếu là núi thấp của dãy Trường Sơn. với dãy núi cao trên 1.000 m chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam dọc ranh giới hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Về phía Quảng Trị địa hình nâng cao hơn, chia cắt mạnh, độ dốc cao phổ biến từ 15-25o, có nhiều nơi, nhiều chỗ dốc đứng. Trong khu vực có các đỉnh cao điển hình như: Động Sa Mù (1.550m) gần đỉnh đèo Sa Mù và Động Voi Mẹp/Voi Nằm (1.771m) ở phía Đơng Nam khu bảo tồn. Trong khu vực ngoài đồi, núi đất chiếm đa số cịn lại có hai dãy núi đá vơi. Ở gần trung tâm là dãy đá vôi chạy theo hướng Đông – Tây, ranh giới hai xã Hướng Lập và Hướng Việt, gần