Phương pháp điều tra thực địa theo tuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, phân bổ, và đề xuất biện pháp bảo tồn cho loài thỏ vằn trường sơn nesolagus timminsi (Trang 46 - 47)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Các phương pháp nghiên cứu chính

2.5.3. Phương pháp điều tra thực địa theo tuyến

Sau khi đã xác định được các khu bảo tồn tiềm năng, các tuyến điều tra ở hai khu bảo tồn, bao gồm Vườn quốc gia Bến En (Thanh Hóa) và khu bảo tồn Hin Nam No (Lào), đã được tiến hành thiết lập để thực hiện nghiên cứu phân bố của loài.

Các khu vực tiềm năng trong khu bảo tồn được khảo sát vào ban ngày để xác định các tuyến điều tra tiềm năng, ví dụ như các tuyến đường mịn, giơng núi, ven sơng suối, các tuyến cắt và các điểm mốc được ghi nhận lại trên máy GPS. Phương pháp điều tra được sử dụng là phương pháp điều tra theo tuyến chuẩn, đã được chỉnh sửa một số điểm nhỏ để phù hợp với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu. Cụ thể, công việc điều tra theo tuyến được tiến hành sau khi mặt trời đã lặn hẳn (19h00 – 20h00),

và kéo dài khoảng 5 – 6 tiếng đồng hồ. Nhóm khảo sát sẽ bao gồm 03 người, bao gồm hai người dẫn đường đi ở phía sau, và người khảo sát chính (học viên) đi ở phía trước. Khoảng cách tối thiểu giữa hai người bất kỳ là 20 mét, và tốc độ di chuyển trong toàn tuyến là khoảng 1 km/giờ. Người khảo sát chính đi trước sẽ sử dụng một đèn đầu cơng suất lớn có trang bị tấm lọc đỏ để phát hiện lân quang phát ra từ mắt Thỏ vằn.

Người khảo sát chính sẽ phải đảm bảo soi đủ các vị trí trước mặt, đặc biệt là các điểm bị bụi cây hoặc hốc đất, đá che khuất. Hai người dẫn đường đi sau, mỗi người tập trung vào một bên trái phải, sẽ sử dụng đèn công suất nhỏ để đảm bảo người khảo sát chính khơng bỏ sót. Khi phát hiện ra Thỏ vằn Trường Sơn, người khảo sát chính sẽ lần lượt: 1. Dùng ống nhòm để xác nhận các thơng tin về kích thước, số lượng cá thể, hoạt động, một số đặc điểm hình thái.2. Sử dụng máy ảnh để chụp lại cá thể Thỏ vằn, đặc biệt là các đặc điểm nhận dạng ở lưng của cá thể. 3. Dùng máy đo xa để đo khoảng cách từ vị trí người đứng đến vị trí Thỏ vằn, và la bàn để đo góc phát hiện so với tuyến khảo sát. 4. Dùng GPS để ghi lại vị trí tọa độ phát hiện. 5. Dùng phổ kế mini để ghi lại các thông tin thời tiết. 6. Viết lại các thông tin ghi nhận được. 7. Tìm kiếm xung quanh khu vực để phát hiện các cá thể khác. Mỗi khu vực được khảo sát liên tục trong khoảng 4 – 5 ngày trước khi chuyển sang địa điểm mới. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu thực địa khác [24, 25, 60]. Phương pháp điều tra theo tuyến đã được tiến hành ở Vườn quốc gia Bến En từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 2018 với tổng cộng 6 đợt điều tra, mỗi đợt kéo dài 7 ngày; và được tiến hành ở khu bảo tồn Hin Nam No từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 3 năm 2019 với tổng cộng 3 đợt điều tra, mỗi đợt kéo dài 10 ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, phân bổ, và đề xuất biện pháp bảo tồn cho loài thỏ vằn trường sơn nesolagus timminsi (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)