Tỉ lệ xuất hiện vào các tháng trong năm của Thỏ vằn Trường Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, phân bổ, và đề xuất biện pháp bảo tồn cho loài thỏ vằn trường sơn nesolagus timminsi (Trang 61 - 73)

Tuy nhiên, đặc điểm sinh thái này không chỉ được ghi nhận ở Thỏ vằn Trường Sơn. Tại khu vực nghiên cứu, cũng có hai lồi thú ăn thịt nhỏ chuyên sống về đêm được ghi nhận phổ biến, và được coi là kẻ săn mồi tự nhiên đối với Thỏ vằn Trường Sơn, là Cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus) và Chồn bạc má Bắc (Melogale

moschata) [2], cũng thể hiện những đặc tính sinh thái tương tự, đó là chủ yếu hoạt

động mạnh trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 4, và ít được ghi nhận hơn hẳn trong thời gian từ tháng 5 – 6 đến tháng 9 – 10.

Ví dụ, tổng số lần ghi nhận trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 của Cầy vòi hương chỉ chiếm xấp xỉ 23% tổng số ghi nhận, và tổng số lần ghi nhận trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 của Chồn bạc má Bắc chỉ chiếm xấp xỉ

tháng 9 – 12, có thể đặt ra giả thuyết về việc hạn chế nguồn thức ăn, tức là việc hạn chế sinh trưởng của nhiều loài thực vật, của Thỏ vằn Trường Sơn nói riêng, và một số lồi thú ăn cỏ nói chung, trong giai đoạn tháng 4 – 5 đến tháng 9 – 10 hàng năm ở khu vực nghiên cứu đã dẫn tới việc hạn chế hoạt động trong giai đoạn này của lồi Thỏ vằn Trường Sơn, và điều đó lại dẫn tới việc hạn chế hoạt động cũng vào giai đoạn này của các loài ăn thịt vốn phụ thuộc vào các lồi ăn cỏ đó.

Hình 16. Tỉ lệ xuất hiện vào các tháng trong năm của Cầy vòi hương (Paradoxurus

hermaphroditus) ở khu bảo tồn Sao la Huế

Hình 17. Tỉ lệ xuất hiện vào các tháng trong năm của Chồn bạc má Bắc (Melogale

Về đặc điểm sinh thái phân bố theo độ cao, dựa trên kết quả điều tra theo tuyến và điều tra theo bẫy ảnh của học viên, có thể khẳng định rằng khác với kết luận của một số nghiên cứu trước đây, Thỏ vằn Trường Sơn không quá phụ thuộc vào các khu vực có độ cao tương đối (từ 600 m đến 1.200 m). Cụ thể, các vị trí cài đặt máy ảnh ở khu bảo tồn Sao la Huế có độ cao từ 142 m – 449 m, và cả 12 vị trí có ghi nhận N. timminsi bằng bẫy ảnh đều ở mức độ cao tương đối thấp từ 198 m – 380 m, với độ cao trung bình của 12 vị trí là xấp xỉ 283 m.

Về đặc điểm sinh thái sinh sản, do Thỏ vằn Trường Sơn vừa là loài chuyên sống về đêm, vừa là loài sống đơn độc, nên hiện đến giờ vẫn chưa có thơng tin chính xác về đặc điểm sinh sản của loài. Tuy nhiên, Abramov và cs. đã ghi nhận sự xuất hiện của một vài cá thể Thỏ vằn Trường Sơn vào tháng 5 năm 2016, gồm một cá thể trưởng thành, có thể là cá thể mẹ, và hai con non ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An. Dựa vào kích thước của con non, các tác giả đã ước tính thời gian sinh sản của N. timminsi vào khoảng tháng 2 hàng năm [8]. Trong kết quả điều tra bẫy ảnh ở khu

Sao la Huế của học viên, cũng đã ghi nhận một trường hợp duy nhất có hai cá thể Thỏ vằn Trường Sơn di chuyển cùng lúc với nhau. Hai cá thể được ghi nhận chung chạy cách nhau khoảng 2 – 4 m, với một cá thể rõ ràng di chuyển cùng cá thể còn lại. Tất cả các ghi nhận khác đều chỉ có một cá thể N. timminsi trong khung ảnh.

Dựa vào kích thước tương đối tương đồng của hai cá thể, có thể kết luận đây là hai cá thể trưởng thành hồn tồn, nên có thể loại bỏ trường hợp con mẹ – con non di chuyển cùng nhau. Kết hợp với kết luận của Abramov và cs., học viên đặt ra giả thuyết về mùa sinh sản của Thỏ vằn Trường Sơn diễn ra từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 2, trong đó giai đoạn từ giữa đến cuối tháng 1 là giai đoạn bắt cặp, giao phối, và mang thai, và giai đoạn sau là giai đoạn mang thai và sinh con non. Tất nhiên, do số lượng thơng tin cịn rất hạn chế, nên giả thuyết này cần được kiểm nghiệm nhiều hơn trong các nghiên cứu trong tương lai.

3.3. Kết quả mơ hình hóa phân bố

3.3.1. Các ghi nhận về phân bố của Thỏ vằn Trường Sơn

Sau khi tiến hành tổng hợp các thông tin từ các tài liệu nghiên cứu trước đây, thông tin từ các cuộc phỏng vấn thực địa và phỏng vấn chuyên gia, và thông tin thu được từ các đợt điều tra thực địa của cá nhân, bảng thông tin (Bảng 2) về các ghi nhận từ trước tới nay của Thỏ vằn Trường Sơn trên toàn bộ vùng phân bố ở Việt Nam và Lào (Hình 18) đã được tổng hợp.

Bảng 2. Kết quả tổng hợp các ghi nhận về Thỏ vằn từ trước tới này

STT Quốc gia Năm Mô tả Nguồn (L:

Kế thừa tài liệu nghiên cứu; I: Phỏng vấn, chia sẻ; F: Thực địa) 1 Lào 1996 Ghi nhận và xác nhận bằng hình ảnh

đầu tiên về lồi Thỏ vằn Trường Sơn. Mẫu vật được thu tại một chợ mua bán động vật hoang dã ở thị trấn Ban Lak, Lào trong khoảng cuối năm 1995, đầu năm 1996. Khu Ban Lak nằm ngay ngoài phạm vi quản lý của khu bảo tồn Nakai Nam Theun, và chỉ cách biên giới Việt Nam – Lào khoảng 30 km.

2 Việt Nam 2000 Mẫu chuẩn của loài N. timminsi. Thu được ở vị trí khoảng 10 km về phía Nam của làng Nước Sốt, Sơn Kim, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Mẫu được thu gần một đường đặt bẫy vào tháng 4 năm 2000, ở độ cao 200 m.

L [11]

3 Việt Nam 2001 Tổng hợp các ghi nhận thực tế của Thỏ vằn Trường Sơn ở Việt Nam đến thời điểm đó của Đặng Ngọc Cẩn và cs., bao gồm một cá thể thu được từ bẫy ở Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, và một bộ xương thu được ở Sơn Hồng, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ngoài ra, các tác giả cũng đề cập đến ghi nhận về Thỏ vằn bằng điều tra bẫy ảnh ở Khe Khắng, Vườn quốc gia Pù Mát, và kết quả phỏng vấn thợ săn ở Vườn quốc gia Vũ Quang cũng cho thấy có thể có Thỏ vằn ở khu vực này. Tác giả cũng khảo sát lại kết quả thu thập các mẫu vật của nhóm thỏ, và kết quả phỏng vấn người dân ở khu vực Tây Nguyên gồm Kon Tum, Gia Lai, và Đăk Lăk, và kết luận rằng có khả năng lồi Thỏ vằn Trường Sơn không sinh sống ở khu vực này.

L [15]

được ghi nhận ở một đường bẫy phanh ở thung Nam Mạc, xã Sơn Kim, Hương Sơn, Hà Tĩnh, ở độ cao khoảng 280 m.

5 Việt Nam 2002 Cuộc điều tra thực địa của Bird Life International Việt Nam ghi nhận loài

N. timminsi ở hai địa điểm, là một cá

thể bị dính bẫy phanh ở độ cao khoảng 200 m thuộc vùng rừng thường xanh ở Khe Nước Trong, xã Kim Thủy, Lệ Thủy; và vùng phía Nam của hai xã là Kim Thủy và Trường Sơn, Quảng Ninh, Quảng Bình.

L [43]

6 Việt Nam 2005 – 2006

Đầu năm 2005, một cá thể Thỏ vằn Trường Sơn được ghi nhận gần đường đi từ Bắc Hướng Hóa ra Khe Sanh, gần đèo Sa Mù. Giữa năm 2005, nhiều bộ xương Thỏ vằn được tìm thấy ở một lán bỏ hoang của thợ săn gần khu vực làng Cuồi – Cợp. Thợ săn địa phương cho biết đã bắt được 4 cá thể Thỏ vằn ở khu vực này trong giai đoạn tháng 4 năm 2005. Một mẫu Thỏ vằn Trường Sơn được ghi nhận trong một cuộc điều tra thực địa của Viện Sinh thái và Tài nguyên

sinh vật ở một nhà thợ săn ở làng Cuội vào tháng 9 năm 2006.

7 Lào 2007 WCS Lào ghi nhận một cá thể N. timminsi trong một cuộc điều tra bẫy

ảnh thuộc khu vực Thongpae, khu bảo tồn Nakai Nam Theun, ở tỉnh Bolikhamsai, Lào

L [45]

8 Việt Nam 2008 Trong một cuộc khảo sát thực địa vào tháng 3 năm 2008, hai cá thể Thỏ vằn Trường Sơn vừa mới bị săn bởi người dân địa phương đựa ghi nhận ở thơn La Tó, xã Húc Nghì, Dakrong, Quảng Trị. Thơng tin từ thợ săn địa phương cho biết lồi này hiếm gặp, chỉ có thể phát hiện ở một số khu vực nhất định

L [6]

9 Việt Nam 2006 – 2008

Nhiều mẫu vật để phân tích di truyền của lồi Thỏ vằn Trường Sơn được thu thập trong một đợt khảo sát, bao gồm một mẫu sọ thu ở xã Lâm Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình, và một mẫu cơ, thu ở xã Sơn Tây, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ngoài ra, các tác giả cũng có ghi nhận lại tư liệu về một tổ Thỏ vằn gồm 2 con non ở khe Thì Lời, xã Sơn Tây, Hương Sơn, Hà Tĩnh.

L [2]

khu vực Ban Houayhong và Nam Sangi, tỉnh Savannakhet, Lào, Duckworth và cs. đã ghi nhận được nhiều cá thể Thỏ vằn Trường Sơn. 11 Lào 2010 Sở Nông nghiệp và Lâm nghiệp của

tỉnh Bolikhamxay xác nhận đã ghi nhận loài Thỏ vằn Trường Sơn bằng bẫy ảnh ở khu bảo tồn Phou Chom Voy qua quan sát trực tiếp và bẫy ảnh.

L [68]

12 Việt Nam 2010 N. timminsi được ghi nhận trong một

cuộc khảo sát bẫy ảnh của Fauna & Flora International, Việt Nam ở Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng với số lượng là hai cá thể. Theo thông tin phỏng vấn từ thợ săn, Thỏ vằn Trường Sơn không thực sự phổ biến ở khu vực, và có tập tính hay bật nhảy khi gặp vật cản.

L [13]

13 Việt Nam 2010 Mẫu DNA tách từ vắt (iDNA) đã được dùng để xác nhận sự xuất hiện của Thỏ vằn Trường Sơn ở Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng và khu vực xung quanh. Mẫu DNA của Thỏ vằn Trường Sơn đã được xác nhận từ 4 mẫu vắt.

14 Việt Nam 2016 Abramov và cs. đã ghi nhận sự xuất hiện của một vài cá thể Thỏ vằn Trường Sơn vào tháng 5 năm 2016, gồm một cá thể trưởng thành, có thể là cá thể mẹ, và hai con non ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An. Các cá thể được phát hiện ở gần bờ suối thuộc phần rừng nguyên sinh. Các cá thể Thỏ vằn được ghi nhận là ăn thân cây nhỏ, khi di chuyển thì thường tránh những vùng trống trải, và không có phản ứng bỏ trốn đối với ánh sáng từ đèn pin. Dựa vào kích thước của con non, các tác giả đã ước tính thời gian sinh sản của Thỏ vằn Trường Sơn vào khoảng tháng 2 hàng năm. L [8] 15 Việt Nam và Lào 2014 – 2016

Ghi nhận Thỏ vằn Trường Sơn bằng bẫy ảnh của Tilker và cs. từ năm 2014 đến 2016 ở khu vực rừng liền kề giữa Việt Nam và Lào, là tập hợp của ba khu bảo tồn, gồm khu bảo tồn Sao la Huế, khu bảo tồn Sao la Quảng Nam, Vườn quốc gia Bạch Mã, và khu bảo tồn Xe Sap, Lào.

L, F [79]

16 Việt Nam 2017 Trung tâm bảo tồn Việt Nature ghi nhận một cá thể Thỏ vằn Trường Sơn

bằng video ở Khe Nước Trong, Quảng Bình trong một cuộc điều tra bẫy ảnh.

17 Việt Nam 2005 Vào tháng 12 năm 2005, một cá thể Thỏ vằn Trường Sơn đực bị thương được phát hiện và tịch thu từ một thợ săn địa phương bởi cán bộ nghiên cứu của Vườn thú Cologne ở gần Hang É, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng.

I

18 Việt Nam 2006 Tháng 1 năm 2006, TS. Vũ Ngọc Thành, khoa Sinh học, Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội thu được hai mẫu sọ của N. timminsi từ thợ săn địa phương ở huyên Tây Giang, Quang Nam.

I

19 Lào 2008 Cuối năm 2009, tổ chức WCS Lào tiến hành khảo sát thực địa xung quan khu vực Ban Houayhong, tỉnh Savannakhet, Lào. Thông tin phỏng vấn từ thợ săn địa phương cho thấy Thỏ vằn Trường Sơn khá phổ biến ở khu vực này.

L, I [27]

20 Việt Nam 2010 Vào tháng 5 năm 2010, TS. Nguyễn Quảng Trường ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật chụp được ảnh

của một cá thể Thỏ vằn Trường Sơn bị bắt bởi người dẫn đường địa phương ở khu bảo tồn Sông Thanh, Quảng Nam.

21 Việt Nam 2011 Vào tháng 9 năm 2011, TS. Nguyễn Quảng Trường ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật chụp được ảnh một cá thể Thỏ vằn Trường Sơn ở Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng.

I

22 Việt Nam 2013 Vào năm 2013, tổ chức WWF Việt Nam và chi cục kiểm lâm địa phương phát hiện một cá thể Thỏ vằn Trường Sơn bị bắt làm vật cảnh tại khu bảo tồn Sơng Thanh. Cá thể này sau đó đã được thả lại vào rừng

I

23 Việt Nam 2015 Trong một cuộc điều tra thực địa ở khu bảo tồn Sao la Quảng Nam, một nhóm nghiên cứu người Anh đã tìm thấy một cá thể N. timminsi gần bờ

suối.

I

24 Lào 2016 Vongkhamheng và cs. đã phỏng vấn nhiều người dân địa phương ở khu vực Nam Kayee, Houay Ping, và Ban Phonmoung, tỉnh Bolikhamsai, Lào, và ghi nhận thơng tin về có nhiều Thỏ vằn Trường Sơn sinh sống ở khu vực

này. Các thông tin cho thấy, Thỏ vằn thích sống ở các cánh rừng già tự nhiên, và đặc biệt ở khu vực giữa Xaychamphone và Ban Lak.

25 Lào 2017 Vào tháng 9 năm 2017, một nhóm nghiên cứu của Nhóm Bảo tồn Saola đã khảo sát khu vực Khoun Xe Nong Ma, tỉnh Khammouane, Lào, và quan sát được một cá thể Thỏ vằn Trường Sơn

I

26 Việt Nam 2018 Khảo sát bẫy ảnh từ tháng 6 đến tháng 8 ở Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng đã ghi nhận một số cá thể Thỏ vằn Trường Sơn.

I

27 Lào 2019 Khảo sát thực địa ở khu bảo tồn Hin Nam No, tỉnh Khammounne, Lào, đã ghi nhận và chụp ảnh một cá thể N. timminsi ở khu Nọng Ma.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, phân bổ, và đề xuất biện pháp bảo tồn cho loài thỏ vằn trường sơn nesolagus timminsi (Trang 61 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)