Phương pháp điều tra bẫy ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, phân bổ, và đề xuất biện pháp bảo tồn cho loài thỏ vằn trường sơn nesolagus timminsi (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Các phương pháp nghiên cứu chính

2.5.4. Phương pháp điều tra bẫy ảnh

Điều tra thực địa bằng bẫy ảnh đã được thực hiện ở hai khu bảo tồn, gồm khu bảo tồn Sao la Huế, và khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa. Các bước thực hiện cài đặt bẫy ảnh

loài động vật nhỏ ở các khu vực rừng mưa nhiệt đới. Cụ thể, các bẫy ảnh loại Bushnell Trophy Cam đã được lắp đặt tại các vị trí phù hợp khác nhau trong các khu bảo tồn. Tọa độ lắp máy được ghi nhận lại vào GPS, và các thông tin sinh cảnh được điền vào phiếu ghi nhận địa điểm. Mỗi điểm đặt máy được lựa chọn để tối đa hóa khả năng ghi nhận các cá thể động vật di chuyển qua; cụ thể như những nơi có dấu vết thú di chuyển nhiều, không quá rậm rạp, tương đối bằng phẳng, gần nguồn nước, gần nguồn thức ăn. Mỗi bẫy ảnh được gắn vào một thân cây có đường kính phù hợp, với vị trí máy cách mặt đất khoảng 20 – 30 cm để tối ưu hóa việc ghi nhận thú nhỏ.

Bẫy ảnh được cài đặt để chụp tự động theo cảm biến chuyển động liên tục 24 giờ/ngày, với diện tích vùng quét cảm biến là xấp xỉ 6 m2, thời gian chờ giữa các lần chụp là một giây, và tự ghi lại thời gian chụp ảnh. Các máy chỉ sử dụng đèn lóe (flash) hồng ngoại, khơng sử dụng đèn lóe thường, vì ánh đèn lóe thường có thể làm một số lồi hoảng sợ và tạo ra tập tính tránh bẫy ảnh. Các bẫy ảnh được kiểm tra định kỳ 2 – 3 tháng một lần để lấy dữ liệu và thay pin [1, 19, 79].

Các dữ liệu bẫy ảnh thu thập về được định loại để tìm kiếm các bức ảnh có Thỏ vằn Trường Sơn, rồi phân chia sang các thư mục loài tương ứng để xử lý trong phần mềm thống kê R bằng gói tiện ích camtrapR [62]. Tổng số ngày hoạt động được tính bằng tổng của số ngày hoạt động của từng máy trong khu bảo tồn. Có tổng cộng gần 300.000 bức ảnh thô đã được thu thập và xử lý. Các bức ảnh không thể nhận dạng được, ví dụ như bị cháy sáng, thiếu sáng, ảnh trống, hoặc chụp đối tượng khơng mong muốn, ví dụ như người dân địa phương, được loại bỏ. Các chỉ số trong nghiên cứu đa dạng sinh học bằng bẫy ảnh được đưa vào tính tốn bao gồm: (i) Chỉ số phong phú tương đối (Relative abundance index), được tính bằng số lần ghi nhận của một loài sau 100 ngày hoạt động của các bẫy ảnh. (ii) Mức độ xuất hiện thơ (Nạve occupancy), được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng bẫy ảnh có ghi nhận của một lồi trên tổng số bẫy ảnh được cài đặt. (3) Độ trễ lần ghi nhận đầu (Latency to first detection), là số ngày kể từ khi cài đặt máy đến lần ghi nhận đầu tiên của một loài.

Hai chỉ số đầu nếu có giá trị càng lớn sẽ tương ứng với mức độ phổ biến của một loài càng cao. Chỉ số cuối nếu có giá trị càng lớn sẽ tương ứng với mức phổ biến của một loài càng thấp. Để loại trừ hiệu ứng chụp ảnh nhiều lần khi các cá thể động vật di chuyển xung quanh vị trí đặt bẫy ảnh, thời gian gián đoạn được chọn là 30 phút để đảm bảo tính độc lập giữa các lần ghi nhận [34, 50, 72].

Điều tra bẫy ảnh ở khu bảo tồn Sao la Huế được thực hiện từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 1 năm 2017 với tổng cộng 16.468 ngày hoạt động, và điều tra ở khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa từ tháng 04 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017 với tổng cộng 1.995 ngày hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, phân bổ, và đề xuất biện pháp bảo tồn cho loài thỏ vằn trường sơn nesolagus timminsi (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)