3.2. Kết quả điều tra bẫy ảnh
Điều tra thực địa bằng bẫy ảnh đã được thực hiện ở khu bảo tồn Sao la Huế từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 1 năm 2017 với tổng cộng 16.468 ngày hoạt động; và được thực hiện ở khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa từ tháng 04 năm 2016 đến tháng 3 năm
Kết quả điều tra bẫy ảnh ở khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa cho thấy, khơng ghi nhận Thỏ vằn Trường Sơn ở khu vực nghiên cứu. Cụ thể, sau 1.995 ngày hoạt động ở 9 vị trí, tất cả các máy đều khơng ghi nhận được bất kỳ cá thể Thỏ vằn nào.
Kết quả điều tra bẫy ảnh ở khu bảo tồn Sao la Huế cho thấy, đã ghi nhận được Thỏ vằn Trường Sơn ở khu vực nghiên cứu. Cụ thể, sau tổng cộng 16.468 ngày hoạt động, có 12 vị trí đã ghi nhận được Thỏ vằn Trường Sơn với tổng số 145 lần ghi nhận, đạt tỉ lệ thành công của bẫy ảnh 0,34 (Hình 10). So với một số lồi quý hiếm khác cũng được ghi nhận trong cùng đợt điều tra, Thỏ vằn Trường Sơn xuất hiện với tần suất khá cao. Ví dụ, Cầy vằn Bắc (Chrotogale owstoni) – loài Nguy cấp – chỉ được ghi nhận 22 lần ở 6 vị trí, hoặc Tê tê (Manis sp.) – loài Nguy cấp – chỉ được ghi nhận 5 lần ở 3 vị trí. Để có cơ sở so sánh, thì một số lồi phổ biến đều được ghi nhận rất nhiều, ví dụ như Lợn rừng (Sus scrofa) được ghi nhận 290 lần ở 36 vị trí, hay Chồn bạc má Bắc (Melogale moschata) được ghi nhận 598 lần ở 42 vị trí, hoặc Cầy vịi hương (Paradoxurus hermaphroditus) được ghi nhận 792 lần ở 41 vị trí.
Các cơng trình nghiên cứu từ trước đến nay đều chưa có ghi nhận thực tế về loài Thỏ vằn Trường Sơn ở khu vực này, mặc dù đã có kết quả phỏng vấn cán bộ kiểm lâm từ năm 2013 xác nhận có lồi Thỏ vằn Trường Sơn trong khu bảo tồn, và kết quả phỏng vấn người dân địa phương từ năm 2001 ở khu vực bên cạnh khu bảo tồn, thuộc huyện Nam Đông, cũng xác nhận có quần thể N. timminsi ở đây [81]. Vì thế, cũng có thể tạm coi đây là ghi nhận thực tế có bằng chứng xác thực đầu tiên về sự xuất hiện của loài Thỏ vằn Trường Sơn ở khu vực khu bảo tồn Sao la Huế. Kết quả phỏng vấn cán bộ kiểm lâm và tuần rừng địa phương cũng xác nhận sự có mặt tương đối phổ biến của Thỏ vằn Trường Sơn ở khu vực này, đặc biệt là ở khu vực tiếp giáp với nước bạn Lào và tỉnh Quảng Nam. Ghi nhận này đã được bổ sung vào bảng tổng hợp thông tin các ghi nhận từ trước đến nay của Thỏ vằn Trường Sơn để làm dữ liệu đầu vào cho mơ hình Maxent.