Tổng hợp các điểm ghi nhận của Thỏ vằn Trường Sơn từ trước tới nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, phân bổ, và đề xuất biện pháp bảo tồn cho loài thỏ vằn trường sơn nesolagus timminsi (Trang 73 - 111)

3.3.2. Kết quả mơ hình phân bố cho lồi Thỏ vằn

Các mơ hình Maxent được thực hiện để xây dựng phân bố cho loài Thỏ vằn Trường Sơn đều có các chỉ số đánh giá mơ hình ở mức tốt, thể hiện khả năng nhất định

trong việc dự đoán vùng phân bố của Thỏ vằn, với giá trị AUC trung bình đều lớn hơn 0,8. Mơ hình tốt nhất cho phân bố tiềm năng hiện tại có giá trị AUC bằng 0,838, và mức loại bỏ nhỏ hơn 0,1 (Hình 19). Tất cả các mơ hình Maxent cuối cùng đều khá tương đồng trong đặc điểm phân bố chung của Thỏ vằn Trường Sơn, và chỉ khác biệt ở một số vị trí cụ thể.

Hình 19. Giá trị AUC của mơ hình tốt nhất cho phân bố tiềm năng hiện tại của

Maxent

Giá trị regularization multiplier được chọn bằng 3,0 cho mơ hình tốt nhất có nghĩa là mơ hình cuối cùng tương đối linh hoạt, có tính tổng qt cao, và phù hợp để sử dụng dự báo vùng phân bố của Thỏ vằn Trường Sơn trong tương lai. Vì thế, kết quả về phân bố hiện tại từ mơ hình Maxent này nên được hiểu là các vùng “tiềm năng”, tức là có khả năng có xuất hiện Thỏ vằn Trường Sơn, hơn là các vùng “lõi”, tức là các vùng chắc chắn có Thỏ vằn Trường Sơn.

Hình 20. Phân bố tiềm năng hiện tại của Thỏ vằn Trường Sơn, với vị trí của các

khu bảo tồn ở khu vực dãy Trường Sơn

Dựa trên kết quả mơ hình (Hình 20), vùng phân bố tiềm năng hiện tại của Thỏ vằn Trường Sơn nằm trong các khu vực sau:

Bolikhamxay. Các khu bảo tồn chính nằm ở khu vực này bao gồm khu bảo tồn Pù Huống (Việt Nam), Vườn quốc gia Pù Mát (Việt Nam), khu bảo tồn Nam Chuane (Lào), và một phần khu bảo tồn Nakai Nam Theun (Lào). Trong đó, khu bảo tồn Nam Chuane chưa có ghi nhận chính thức về Thỏ vằn Trường Sơn.

Phần phía Tây tỉnh Hà Tĩnh, và phần phía Đơng tỉnh Khammouan. Các khu bảo tồn chính nằm ở khu vực này bao gồm Vườn quốc gia Vũ Quang (Việt Nam), khu bảo tồn Kẻ Gỗ (Việt Nam), phần lớn diện tích khu bảo tồn Nakai Nam Theun (Lào), và khu bảo tồn Hin Nam No (Lào). Trong đó, Vườn quốc gia Vũ Quang và khu bảo tồn Kẻ Gỗ chưa có ghi nhận chính thức về Thỏ vằn Trường Sơn.

Phần phía Tây của tỉnh Quảng Bình, bao gồm Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bảng. Phần phía Tây của tỉnh Quảng Trị, và phần phía Đơng của tỉnh Savannakhet. Các khu bảo tồn chính nằm ở khu vực này bao gồm khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa (Việt Nam), khu bảo tồn Dakrong (Việt Nam), và một phần khu bảo tồn Dong Phou Vieng (Lào). Trong đó, khu bảo tồn Dong Phou Vieng chưa có ghi nhận chính thức về Thỏ vằn Trường Sơn.

Phần phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, và một phần phía Đơng của tỉnh Saravan. Các khu bảo tồn nằm trong khu vực này bao gồm khu bảo tồn Phong Điền (Việt Nam), khu bảo tồn Sao la Huế (Việt Nam), Vườn quốc gia Bạch Mã (Việt Nam), và một phần khu bảo tồn Xe Sap (Lào). Trong đó, khu bảo tồn Phong Điền chưa có ghi nhận chính thức về Thỏ vằn Trường Sơn.

Phần phía Tây và một phần phía Bắc, đặc biệt là khu vực miền núi giáp với Thừa Thiên Huế, của tỉnh Quảng Nam, và một phần nhỏ diện tích phía Đơng của tỉnh Xekong. Các khu bảo tồn trong khu vực này bao gồm khu bảo tồn Sao la Quảng Nam (Việt Nam), khu bảo tồn Sông Thanh (Việt Nam), và một phần nhỏ khu bảo tồn Ngọc Linh phía Quảng Nam. Trong đó, khu bảo tồn Ngọc Linh chưa có ghi nhận chính thức về Thỏ vằn Trường Sơn.

Tuy nhiên, khi kết hợp thông tin từ kết quả mơ hình với thơng tin từ kết quả phỏng vấn, đặc biệt là phỏng vấn chuyên gia, một số khu vực, đặc biệt là các khu bảo tồn, vẫn chưa có hoặc ít có xác nhận thực địa chắc chắn về việc có lồi Thỏ vằn sinh sống, nhưng từ kết quả mơ hình và phỏng vấn thì có khả năng cao có quần thể Thỏ vằn sinh sống, đã được xác định. Các khu vực đó bao gồm:

Vườn quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh, Việt Nam: Với khoảng cách tương đối gần giữa Vườn quốc gia Vũ Quang với các khu vực khác trong tỉnh Hà Tĩnh đã có ghi nhận lồi Thỏ vằn, ví dụ như khu vực Sơn Hồng, Sơn Tây, Sơn Kim, … và kết quả phỏng vấn người dân địa phương cũng xác nhận có lồi này, nên Vũ Quang có thể là nơi có quần thể N. timminsi tương đối lớn.

Khu bảo tồn Hin Nam No và khu rừng Khoun Xe Nong Ma, tỉnh Khammouane, Lào: Với khoảng cách từ Hin Na No đến hai khu bảo tồn đều đã có ghi nhận lồi Thỏ vằn Trường Sơn, gồm khu bảo tồn Nakai Nam Theun và Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, khu vực này được coi là có tiềm năng rất cao cho việc tìm thấy các quần thể đáng kể của N. timminsi.

Khu bảo tồn Phong Điền, Thừa Thiên Huế, Việt Nam: Với khoảng cách gần như là liền kề giữa khu bảo tồn Phong Điền và khu bảo tồn Dakrong, Quảng Trị, thì Phong Điền có khả năng cao cũng có một số quần thể nhất định của N. timminsi.

Khu bảo tồn Ngọc Linh, Quảng Nam, Việt Nam: Mặc dù chưa có xác nhận thực địa về lồi Thỏ vằn ở đây, tuy nhiên, với khoảng cách từ Ngọc Linh đến khu bảo tồn Sơng Thanh thì khả năng cao lồi Thỏ vằn Trường Sơn vẫn có mặt ở một số vùng có độ cao thấp thuộc Ngọc Linh.

Về thay đổi vùng phân bố của Thỏ vằn Trường Sơn dưới tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai, vùng phân bố dự kiến của Thỏ vằn Trường Sơn ở năm 2050 dưới kịch bản RCP 2,6 (màu vàng nhạt) và kịch bản RCP 8,5 (màu cam đậm) của

hai mơ hình hồn lưu khí hậu tồn cầu là BCC-CSM1-1 (Hình 21) và MIROC5 (Hình 22) được trình bày dưới đây.

Hình 21. Vùng phân bố dự kiến của Thỏ vằn Trường Sơn ở năm 2050 dưới kịch

bản RCP 2,6 và kịch bản RCP 8,5 của mơ hình hồn lưu khí hậu tồn cầu BCC- CSM1-1

Hình 22. Vùng phân bố dự kiến của Thỏ vằn Trường Sơn ở năm 2050 dưới kịch

bản RCP 2,6 và kịch bản RCP 8,5 của mơ hình hồn lưu khí hậu tồn cầu MIROC5 Mặc dù các mơ hình dự báo về vùng phân bố dự kiến của Thỏ vằn Trường Sơn có phần khác nhau về vị trí cụ thể, nhưng có hai xu hướng rõ rệt cho phân bố trong tương lai của loài Thỏ vằn Trường Sơn. Xu hướng thứ nhất là, phân bố tiềm năng trong tương lai của Thỏ vằn Trường Sơn sẽ suy giảm đáng kể so với phân bố tiềm năng hiện nay. Ví dụ, tổng diện tích phù hợp với lồi sẽ giảm ở mức 52,5% ở mơ hình BCC-CSM1-1 với kịch bản RCP 2,6, hoặc ở mức 40,3% ở mơ hình BCC- CSM1-1 với kịch bản RCP 8,5, hoặc ở mức 48,1% ở mơ hình MIROC5 với kịch bản RCP 2,6, hoặc ở mức 66,7% ở mơ hình MIROC5 với kịch bản RCP 8,5 (Bảng

3). Xu hướng thứ hai, và cũng có tương đồng với xu hướng thứ nhất, là vùng phân

bố của loài Thỏ vằn Trường Sơn sẽ có xu hướng tập trung hơn vào những khu vực có chạy dọc theo biên giới Việt Nam – Lào (Hình 23, 24). Các quần thể của N. timminsi ở các khu vực đi xa hơn về phía nội địa Việt Nam hoặc Lào, ví dụ như các

và phân mảnh lớn. Vì thế, một khu vực cảnh quan tương đối liền mạch và lớn chạy theo dãy Trường Sơn, từ Vườn quốc gia Vũ Quang, đến khu bảo tồn Nakai Nam Theun, đến Phong Nha Kẻ Bàng, Hin Nam No, Xe Sap, hai khu bảo tồn Sao la, và Sơng Thanh, sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ các quần thể của loài Thỏ vằn Trường Sơn trong tương lai.

Bảng 3. Diện tích vùng phân bố dự kiến của Thỏ vằn Trường Sơn trong các kịch

bản biến đổi khí hậu khác nhau

Vùng phân bố theo kịch bản Diện tích (km2)

Vùng phân bố tiềm năng hiện tại 38.356

Vùng phân bố theo kịch bản RCP 2,6 của MIROC5 19.844 Vùng phân bố theo kịch bản RCP 8,5 của MIROC5 12.714 Vùng phân bố theo kịch bản RCP 2,6 của BCC-CSM1-1 18.187 Vùng phân bố theo kịch bản RCP 8,5 của BCC-CSM1-1 22.877

Hình 23. Vùng phân bố dự kiến của Thỏ vằn Trường Sơn ở năm 2050 dưới kịch

bản RCP 8,5 của mơ hình hồn lưu khí hậu tồn cầu BCC-CSM1-1 và phân vùng độ cao ở Việt Nam và Lào

Hình 24. Vùng phân bố dự kiến của Thỏ vằn Trường Sơn ở năm 2050 dưới kịch

bản RCP 8,5 của mơ hình hồn lưu khí hậu tồn cầu MIROC5 và phân vùng độ cao ở Việt Nam và Lào

3.4. Một số biện pháp bảo tồn cho loài Thỏ vằn Trường Sơn

3.4.1. Các yếu tố chính tác động đến quần thể Thỏ vằn Trường Sơn

Yếu tố chính tác động trực tiếp tới lồi quần thể Thỏ vằn Trường Sơn nói riêng, và đa số các lồi động vật hoang dã ở Việt Nam nói chung, là tình trạng săn bắn trái phép. Ghi nhận từ các nghiên cứu trước đây, cũng như thơng tin từ q trình phỏng vấn và khảo sát thực địa cho thấy, loài Thỏ vằn Trường Sơn là một trong những loài hay bị săn bắn ở nhiều khu vực. Do là loài thú di chuyển hoàn toàn trên mặt đất, Thỏ vằn Trường Sơn khá dễ bị mắc các loại bẫy phanh và bẫy sập, vốn là các loại bẫy rất phổ biến ở nhiều cánh rừng Việt Nam. Đây cũng có thể là lý do giải thích một phần việc ghi nhận và điều tra Thỏ vằn Trường Sơn tương đối dễ dàng ở những khu bảo tồn có chương trình tuần tra bảo vệ và phá bẫy phanh thường xuyên, ví dụ như Vườn quốc gia Pù Mát hay hai khu bảo tồn Sao la; và việc ghi nhận Thỏ vằn Trường Sơn tương đối khó khăn ở những khu bảo tồn có vị trí khá tương đồng, nhưng chưa có hỗ trợ đủ lớn cho chương trình tuần tra bảo vệ, ví dụ như khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa hay khu bảo tồn Phong Điền.

Thơng tin về mục đích sử dụng và tiêu thụ đối với các cá thể Thỏ vằn Trường Sơn bị săn bắn không nhiều, nhưng chủ yếu là để phục vụ nhu cầu thực phẩm tại chỗ. Kết quả phỏng vấn người dân địa phương ở nhiều khu vực khác nhau đều khơng cho thấy có trường hợp thương lái đi thu mua tập trung vào Thỏ vằn. Tuy nhiên, trường hợp bắt Thỏ vằn Trường Sơn để làm vật nuôi cảnh trong nhà cũng đã được ghi nhận.

Yếu tố chính tác động gián tiếp tới loài quần thể Thỏ vằn Trường Sơn nói riêng, và đa số các lồi động vật hoang dã ở Việt Nam nói chung, là tình trạng phá hủy sinh cảnh. Từ các kết quả của các nghiên cứu trước, và các kết quả thực địa cho thấy Thỏ vằn Trường Sơn không thực sự bị giới hạn phân bố ở các cánh rừng có độ cao tương đối lớn. Ngun nhân chính cho việc ít có ghi nhận Thỏ vằn ở các khu rừng thường xanh ẩm ở độ cao thấp có thể là do những khu vực này dễ bị tiếp cận bởi người dân

và đã bị chuyển đổi sang thành đất nương rẫy, đất nông nghiệp, hoặc đất thổ cư từ khá lâu.

3.4.2. Các biện pháp bảo tồn quần thể

Như đã trình bày ở trên, do việc khó bị phát hiện và ít có nghiên cứu từ trước đến giờ tập trung cho loài Thỏ vằn Trường Sơn, nên trong một thời gian dài kể từ khi phát hiện, các thông tin liên quan đến hiện trạng quần thể và tình trạng bảo tồn của lồi tương đối thiếu thốn. Vì thế, trong danh sách đỏ IUCN N. timminsi thường bị xếp loại Data Deficiency – Thiếu dữ liệu. Đến đầu năm nay, với các thông tin thu thập từ nhiều nghiên cứu khác nhau, loài đã được chuyển sang mức Endangered – Nguy cấp. Điều này thể hiện sự công nhận và đồng ý của giới khoa học về tình trạng các quần thể của loài bị đe dọa và suy giảm bởi hoạt động săn bắn trái phép và phá hủy sinh cảnh. Trong sách Đỏ Việt Nam, loài Thỏ vằn Trường Sơn đã được liệt kê và được phân hạng ở mức EN, tức là tương đương với mức của IUCN. Tuy nhiên, các địa điểm phân bố của loài trong sách Đỏ mới chỉ liệt kê ba địa điểm là Pù Mát, Hương Sơn, và Phong Nha. Vì thế, biện pháp đầu tiên, theo quan điểm của học viên, để giúp bảo vệ các quần thể Thỏ vằn Trường Sơn ở Việt Nam, là trong các lần cập nhật sách Đỏ Việt Nam tiếp theo, các khu vực phân bố mới của N. timminsi,

như đã được liệt kê trong luận văn này, có thể nên được cập nhật và bổ sung, để tạo cơ sở cho các hoạt động bảo tồn Thỏ vằn ở địa phương.

Thứ hai là, do hoạt động săn bắn, đặc biệt là bằng đặt bẫy phanh, đang là mối đe dọa trực tiếp chính đến lồi Thỏ vằn Trường Sơn, nên việc tăng cường các hoạt động tuần tra, bảo vệ, phá bẫy của lực lượng kiểm lâm ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn là hoạt động hết sức cần thiết. Tất nhiên, do nguồn lực có hạn, nên ở nhiều nơi các cơng tác này chưa được thực hiện nghiêm túc. Vì thế, mơ hình sử dụng các đội tuần rừng cộng đồng (Community Forest Patrol Team), vốn đã và đang được tiến hành ở nhiều nơi, ví dụ như đội tuần rừng ở khu bảo tồn Vân Long do Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Cúc Phương giúp đỡ để bảo vệ cho lồi Vooc mơng trắng, hoặc đội tuần rừng ở Vườn quốc gia Pù Mát do tổ chức Save Vietnam’s Wildlife và

Fauna & Flora Internatinal Việt Nam giúp đỡ để bảo vệ cho các loài thú ăn thịt nhỏ và linh trưởng, có thể là một mơ hình tốt nên được học hỏi và nhân rộng. Việc sử dụng người địa phương cho các đội tuần rừng vừa giúp tận dụng được kiến thức bản địa của người dân, vốn là những người gắn bó với rừng và rất thông thuộc cánh rừng gần nơi mình sinh sống, vừa giúp đóng góp một phần sinh kế cho người dân và giảm sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên rừng của người dân. Tất nhiên, nguồn tài chính bền vững cho việc duy trì lâu dài các đội tuần rừng này vẫn là vấn đề lớn cần giải quyết. Ngoài ra, lực lượng kiểm lâm hoặc hệ thống các khu bảo tồn của Việt Nam có thể sử dụng số lượng ngày tuần tra/chiều dài tuyến tuần tra, và số lượng bẫy phá trong năm để đóng góp như một mục tiêu/nhiệm vụ cần hoàn thành trong năm để tăng cường hiệu quả của công tác tuần tra – bảo vệ rừng.

3.4.3. Các biện pháp bảo vệ sinh cảnh

Việc phá hủy sinh cảnh là nguyên nhân quan trọng thứ hai gây ảnh hưởng đến loài Thỏ vằn Trường Sơn. Hoạt động phá hủy sinh cảnh không chỉ diễn ra ở các cánh rừng ngồi khu bảo tồn, mà cịn diễn ra ngay trong phạm vi quản lý của các khu bảo tồn. Các hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến sinh cảnh chủ yếu ở vùng phân bố chính của N. timminsi bao gồm khai thác gỗ, khai thác lâm sản ngoài gỗ, phát nương làm rẫy, khai thác quặng – mỏ. Vì thế, các chương trình và mơ hình tạo và cải thiện sinh kế cho người dân để giảm thiểu việc phụ thuộc vào rừng cho cuộc sống hàng ngày là rất cần thiết. Biện pháp đầu tiên, ở mức tồn quốc, có thể là tăng mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với người dân so với mức trung bình hiện nay, để tạo thêm động lực bảo vệ rừng cho người dân, do thực tế cho thấy hiện mức chi trả trung bình hằng năm là tương đối thấp. Biện pháp thứ hai, ở mức các khu bảo tồn, có thể là các hoạt động giúp giảm khai thác tài nguyên rừng dựa vào đặc thù của địa phương, ví dụ như mơ hình hỗ trợ trồng cỏ ni bị và hỗ trợ bếp giữ nhiệt để giảm thiểu củi đun đã được thực hiện thí điểm ở khu bảo tồn Vượn Cao Vít Trùng Khánh, hoặc hỗ trợ ni ong gần nhà để lấy mật ở Vườn quốc gia Vũ Quang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, phân bổ, và đề xuất biện pháp bảo tồn cho loài thỏ vằn trường sơn nesolagus timminsi (Trang 73 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)