Tổng quan về bệnh Fabry và bệnh phì đại cơ tim

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu rối loạn enzyme α–galactosidase a và phân tích trình tự gen GLA trên bệnh nhân phì đại cơ tim (Trang 27 - 31)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về đột biến gen GLA;

1.4.2. Tổng quan về bệnh Fabry và bệnh phì đại cơ tim

Sự liên quan giữa bệnh phì đại cơ tim và bệnh Fabry chỉ được các nhà khoa học thực sự quan tâm đến trong những năm gần đây.

Năm 1995, Nakao và cộng sự đã phát hiện 7 bệnh nhân Fabry thể khơng điển hình trong số 230 người đàn ơng bị phì đại cơ thất trái. Những người đàn ơng này khơng có quan hệ họ hàng, ở độ tuổi từ 55 – 72, khơng có các triệu chứng của bệnh Fabry điển hình. Hai bệnh nhân có đột biến mới ở exon 1 và exon 6. Cịn lại 5 bệnh

nhân khơng có đột biến ở vùng mã hoá của gen GLA tuy nhiên hoạt độ α – Gal A

thấp, và GLA mARN thấp hơn đáng kể so với bình thường [55].

Theo nghiên cứu của Linhart và cộng sự năm 2001, biến thể tim có thể là biểu hiện duy nhất ở một số bệnh nhân Fabry. Những bất thường của cơ tim được đặc trưng chủ yếu ở tâm thất trái với mơ hình cấu trúc hay gặp nhất là phì đại cơ thất trái, ở một số bệnh nhân có bệnh cơ tim bắt chước phì đại tắc nghẽn điển hình. Đại diện lâm sàng cho bệnh nhân nữ Fabry là vơ cùng đa dạng, do tính chât dị hợp tử và biểu hiện gen biến các khiếm khuyết ở bệnh nhân nữ có thể có triệu chứng hoặc biểu hiện không đầy đủ của bệnh. Trong một số nghiên cứu cho thấy, 56% bệnh nhân nữ dị hợp tử dưới 38 tuổi và 86% trên 38 tuổi có biểu hiện của bệnh về tim. Ngồi ra, bệnh Fabry có thể chiếm tới 12% bệnh phì đại cơ tim khởi phát muộn ở phụ nữ [46].

Năm 2002, nhóm nghiên cứu của Christoph Kampmann đã kiểm tra siêu âm tim hai chiều trên 55 nữ bệnh nhân Fabry dị hợp tử (tuổi trung bình 39,6). Trong số này 23,6% có tâm thất trái bình thường về hình thái và khối lượng, 52,7% bệnh nhân phì đại đồng tâm thất trái, và 10,9% bệnh nhân phì đại lệch tâm thất trái, tất cả các bệnh nhân trên 45 tuổi có phì đại tâm thất trái. Các đặc điểm bất thường của van tim, phì đại cơ tim trở nên xấu hơn theo tuổi tác ở những nữ bệnh nhân Fabry dị hợp tử, do đó họ cần được xem xét điều trị bằng liệu pháp enzyme thay thế [21].

Andreas Perrot và cộng sự nhận định rằng mặc dù bệnh Fabry có thể đưa đến nhiều triệu chứng lâm sàng phức tạp, nhưng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những biểu hiện có thể chỉ hạn chế ở những biến thể tim. Các biến thể tim là phổ biến hơn các suy nghĩ trước đây, khoảng 3 – 6% số bệnh nhân nam bị phì đại cơ thất trái dường như là bị biến thể của bệnh Fabry [9].

Cũng trong năm 2002, B. Sachdev và cộng sự nhận định rằng, bệnh Fabry nên được xem xét ở tất cả các trường hợp phì đại cơ tim khơng giải thích được. Sự xem xét này rất quan trọng cho việc sử dụng liệu pháp thay thế enzyme (enzyme replacement therapy – ERT) trong điều trị bệnh [11].

Năm 2003, Senechal và Germain nghiên cứu đánh giá lâm sàng, xét nghiệm, điện tim và siêu âm tim 20 bệnh nhân nam Fabry tuổi trung bình 39 (từ 12 – 65 tuổi). Bệnh nhân phì đại cơ thất trái và/ hoặc tái định dạng cơ tim được tìm thấy ở 12 bệnh nhân (60%). Những thay đổi về cấu trúc van hai lá và van động mạch chủ được tìm thấy ở 25% và 10% các trường hợp tương ứng. Các nhà tim mạch học cần nhận thức chẩn đoán bệnh Fabry từ những bệnh nhân có biểu hiện phì đại cơ thất trái, tái định dạng cơ tim hay van động mạch chủ, van hai lá dày lên trên siêu âm tim [66].

Năm 2007, Lorenzo Monserrat và cộng sự đã nghiên cứu trên 508 bệnh nhân phì đại cơ tim khơng có quan hệ họ hàng (328 nam, 180 nữ, tuổi từ 58 ± 16. Ba nam giới có đột biến gen GLA (0,9%) trong đó có 1 đột biến mới và 2 đột biến đã được mơ tả. hai phụ nữ có đột biến đã được mơ tả (1,1%) [54].

Nhóm nghiên cứu của Christoph Kampmann nhận định rằng, các triệu chứng bệnh liên quan đến tim có thể xuất hiện thường xuyên và tiến triển ngay cả ở độ tuổi trẻ em và thanh thiếu niên ở bệnh nhân Fabry [20].

Cũng trong năm 2007, Linhart và cộng sự đã sàng lọc dữ liệu lâm sàng của 714 bệnh nhân đên từ 11 quốc gia có tuổi trung bình 35 ± 17, 369 phụ nữ, 336 đã điều trị bằng liệu pháp enzyme thay thế. Nghiên cứu cho thấy ở những bệnh nhân Fabry có tỷ lệ cao mắc bệnh tim mạch. Những bệnh nhân nữ được điều trị bằng ERT cho hiệu quả tốt hơn những bệnh nhân nam. Dấu hiệu phì đại cơ thất trái là phổ biến hơn các dấu hiệu tim mạch khác, đồng thời nó cũng độc lập với giới tính, tuổi tác [20].

Năm 2010, Ole Havndrup đã sàng lọc bệnh Fabry trên đối tượng bệnh nhân, gia đình phì đại cơ tim đã được xác định khơng có đột biến gen sarcomere. Kết quả cho thấy đột biến gen GLA đã được tìm thấy ở 3/90 gia đình, 2/20 phụ nữ. Tất cả các bệnh nhân đều khơng có biểu hiện khác của bệnh Fabry [57].

Năm 2011, nhóm nghiên cứu của Manesh R. Patel đã xác định tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch, các sự kiện và biến chứng tim mạch ở những bệnh nhân Fabry trong

giai đoạn lịch sử tự nhiên (trước khi bệnh nhân được điều trị bằng ERT, hoặc ở những bệnh nhân không bao giờ được điều trị). Các sự kiện và biến cố tim mạch xảy ra vào khoảng 5% bệnh nhân Fabry. Tất cả những bệnh nhân Fabry cần được theo dõi các yêu tố nguy cơ tim mạch, đặc biệt là tăng huyết áp và phì đại cơ thất trái [58].

Perry Elliott và cộng sự ở 13 trung tâm nghiên cứu ở châu âu đã phối hợp sàng lọc bệnh Fabry trên đối tượng bệnh nhân phì đại cơ thất trái khơng rõ nguyên nhân. Kết quả cho thấy 0,5% bệnh nhân có đột biến gen GLA. Thất trái ở những bệnh

nhân này có độ dày từ 15 – 22 mm [60].

Năm 2012, Markus A Engelen và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của ERT đối với cấu trúc và chức năng tim ở bệnh nhân Fabry trưởng thành. Điều trị sớm bằng ERT được khuyến cáo để ngăn chặn sự suy thoái về tim mạch. Các tác động tích cực của ERT thường thể hiện rõ vào thời gian bắt đầu điều trị, trong quá trình tiếp tục điều trị ERT, lợi ích lớn ban đầu dường như bị mất và cải thiện chậm [51].

Năm 2013, Hsiang-Yu Lin và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của ERT trên đối tượng bệnh nhân Fabry thể tim khởi phát muộn mang đột biến IVS4 +919G>A. Kết quả cho thấy liệu pháp enzyme thay thế mang lại nhiều lợi ích và an tồn cho bệnh nhân Fabry thể tim cũng như các bệnh nhân Fabry thể điển hình [31].

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có cơng trình nghiên cứu nào về gen GLA và bệnh Fabry được công bố.

Các nghiên cứu trên cho thấy, mặc dù bệnh Fabry có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau nhưng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, trong đó có phì đại cơ tim là khá cao. Tỷ lệ các bệnh nhân Fabry được sàng lọc từ các đối tượng bị bệnh về tim cũng không nhỏ. Tiến bộ trong sinh học phân tử và kỹ thuật di truyền đã kích hoạt sự phát triển của liệu pháp thay thế enzyme trong điều trị bệnh Fabry và cho thấy liệu pháp điều trị này thực sự mang lại hiệu quả. Liệu pháp này có thể là một trong những ví dụ đầu tiên để điều trị nguyên nhân của phì đại cơ thất trái. Do đó chẩn đốn sớm các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu rối loạn enzyme α–galactosidase a và phân tích trình tự gen GLA trên bệnh nhân phì đại cơ tim (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)