hè chính là vạch nối có khả năng gắn kết giữa các cá thể với nhau.
Thực tế cho thấy, chưa bao giờ vỉa hè bị chiếm dụng, lợi dụng một cách triệt để như hiện nay. Vỉa hè càng ngày càng có nguy cơ teo tóp, vỡ vụn, thậm chí sử dụng vào nhiều mục đích phi văn hóa. Ở các thành phố lớn, như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gịn, Chợ Lớn (thành phố Hồ Chí Minh), Đà Lạt… từng hình thành trên cơ tầng đơ thị thời Pháp thuộc. Ngay từ thuở ban đầu, chúng được người Pháp thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn châu Âu, mang tính hệ thống cho phép vỉa hè tham gia vào quần thể kiến trúc như một thành tố bất phân nhằm tạo nên môi trường nhân văn bên cạnh mơi trường tự nhiên.
Cá biệt, có những thành phố nằm trên địa hình đồi núi chập chùng, như Đà Lạt hay Ban Mê Thuột… vỉa hè vẫn góp phần quan trọng vào quần thể kiến trúc. Sau khi tiếp quản, nhiều thế hệ đã khơng tính đến khả năng kế thừa một cách hiệu quả mà dần biến chúng thành không gian cư trú hỗn tạp, lộn xộn, xấu xí, thiếu tư duy hệ thống, nhếch nhác, luộm thuộm… Vỉa hè nằm trong số phận chung của những đô thị khập khiễng giữa di sản truyền thống và hiện đại. Bên cạnh xu hướng cắt
Phát triển đô thị
vỉa hè để mở rộng đường, sử dụng vào nhiều mục đích cá nhân, nhóm lợi ích khác nhau, cịn có tình trạng xây vỉa hè dưới hình thức “thơ”, trơ trụi nền xi-măng, hình thù nhơ ra, thụt vào, ngoi lên, lặn xuống, oằn mình theo từng nhu cầu khác nhau và đặc biệt là khơng có chỗ dành cho cây xanh cư trú. Như chúng ta biết, vỉa hè cịn là khơng gian cư trú của lồi thảo mộc, địa bàn thường trú của cây xanh tỏa bóng râm mát.
Thế nhưng, ngay tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều tuyến đường chẳng hề trồng cây xanh, giữa trời nóng oi ả, cộng hưởng với phương tiện di chuyển khơng ngừng gia tăng, sự chống ngợp, bức bí ngột ngạt bao phủ trên diện rộng.
Trong q trình phát triển, nhiều cơng trình đơ thị thường ưu tiên diện tích sử dụng, ít quan tâm tới khơng gian cơng cộng. Đô thị giống như tấm áo chật, may đo theo thời vụ, vá chằng vá đụp, méo mó, xấu xí Mặc dù nhu cầu làm đẹp đã được nâng cao, nhưng nhìn vào bức tranh tổng thể, những cây “trúc xinh” lẻ loi chỉ đẹp khi đứng một mình. Nó khơng có khả năng hội nhập với cảnh quan, mơi trường xung quanh.
Và xét ở khía cạnh tổng thể này, sự thiếu hài hòa trong quần thể kiến trúc bộc lộ một cách rốt ráo. Nhiều con đường sau khi cải tạo tiếp tục ăn bớt, xẻ đất vỉa hè. Vỉa hè vốn đã không được đầu tư, mở rộng lại tiếp tục nâng cấp lên theo hướng giản tiện, thu hẹp.
Tư duy chỉnh trang đô thị vẫn dựa trên cơ tầng Kinh
tế quyết định luận. Có nghĩa là lấy hiệu quả kinh tế làm
động lực cho việc chia sẻ lợi ích trước mắt. Trên danh nghĩa một đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đây chính là một bước đi thụt lùi. Bên cạnh
tư duy Kinh tế quyết định luận, đường hướng Văn hóa
quyết định luận lại thể hiện bước đi trái chiều ở một
khía cạnh khác làm nên bức tranh đa sắc, đối tỉ trong quần thể kiến trúc.
Các khu phố văn hóa mọc lên nhan nhản nhờ tấm biển với những nội dung và chỉ báo không phản ánh trung thực đời sống người dân, kéo theo là hàng loạt những chiến dịch đi từ cao trào đến thoái trào, đặc biệt gây nhầm lẫn cho người thực hiện về hiệu quả và tính thiết thực.
Văn hóa - xã hội là hai mặt của một thực thể. Trong thực tế, có lúc chúng ta nghiêng về văn hóa, lúc nghiêng sang xã hội, chưa khi nào hai phạm trù này phát triển song hành. Tình cảnh khập khiễng, chơng chênh, khơng tương thích nhau giữa kinh tế và văn hóa đã làm nên khoảng trống cho nghịch lý tồn tại. Phát triển đơ thị nhìn từ vỉa hè có thể nhìn thấy những kẽ hở bên trong tư duy Kinh tế và Văn hóa mà kết quả là chưa bao giờ chúng chạm vào được quyền lợi thân thiết của người dân.
Cả kinh tế và văn hóa mới đi mon men, loanh quanh theo sự chỉ đạo xa rời thực tế, làm nền cho tình trạng đứt gãy về nhịp điệu trong bản hòa tấu mang tên phát triển. Nhiều tập quán tốt đẹp đã khơng được tiếp tục duy trì, bảo lưu khi khơng gian cư trú đang mất dần chỗ dựa tinh thần trong những đô thị ồn ào vươn cao, vươn xa, nhưng chưa kịp trở về hịa mình vào đời sống người dân nhằm thỏa mãn những nhu cầu thân thiết, gần gũi.
Đi giữa phố xá xơn xao bỗng thấy nhớ nao nao hình ảnh những đêm trăng tàn trên hè phố.
42 VÙN HỐA PHÊÅT GIẤO 1 - 5 - 2016