đi về cây trồng trong nông nghiệp. Trong phương thức canh tác quy mơ lớn, khơng có thuốc trừ sâu thì cây trồng sẽ bị sâu phá hại, làm tổn thất trầm trọng cho cây trồng, thậm chí cả cánh đồng có thể mất trắng hoa lợi. Khơng có phân đạm thì cây khơng phát triển tốt, thu hoạch sẽ bị hạn chế nhiều. Ngày nay, phân hữu cơ tự nhiên như phân chuồng không thể đáp ứng sản xuất lớn, cho nên nhà nơng phải sử dụng phân hóa học, trong đó có N (ni-tơ, đạm), P (phốt-pho, lân), K (ka-li) với thành phần rất quan trọng là N.
Nhưng không chỉ cây trồng là địa chỉ đến của thuốc trừ sâu và phân đạm. Địa chỉ sau cùng là con người và gia súc (và gia súc thì cũng đến người). Chuyện thường ngày về vấn nạn ăn uống là chuyện đại sự từ cấp cao nhất cho đến từng mái nhà, từng người, từ em bé sơ sinh cho đến người già. Theo dõi thời sự qua báo chí và các phương tiện truyền thơng, các sự cố về thức ăn nhiễm bẩn, rau tồn dư phân đạm và thuốc trừ sâu, trái cây ủ chất kích thích nguy hại,… rồi khơng khí và nước ơ nhiễm do khói, bụi, nước thải, đây đó thỉnh thoảng có tin các cháu nhà trẻ bị đau bụng, cơng nhân ăn tập thể bị trúng độc… các sự cố như thế tràn lan mọi nơi, nhất là nơi tập trung đơng dân.
Lợi ích trước mắt của thuốc trừ sâu và phân đạm thì ai ai cũng biết, nhưng những hạn chế gây lo lắng cho sức khỏe thì càng ngày càng nhiều người ý thức, và khổ nhất là các bà nội trợ, nhiều khi đi chợ phải nhắm mắt làm ngơ, vì trước hàng rau quả, thịt thà, khó mà tin là “sạch”, thơi thì cũng phải mua mà ăn. Và không chỉ chuyện ăn, cịn là chuyện mơi trường, hiệu ứng nhà kính, lây lan bệnh, khơng khí ơ nhiễm. Đây cũng là vấn đề toàn cầu, kể cả các nước phát triển.
Một bài báo trên tờ Le Monde.fr ngày 12/1/2016, nhan đề: “Quel est le coût des pollutions agricoles ?” (Cái giá nào phải trả cho sự ô nhiễm trong nơng nghiệp?) đã phân tích những tác hại trong việc sử dụng thiếu cân nhắc thuốc trừ sâu và phân đạm trong nông nghiệp, ngay ở tầng vĩ mô. Nội dung rất công phu với năm bản đồ nước Pháp, trên mỗi bản đồ chỉ ra từng vùng và địa điểm dân cư cho biết:
- Nồng độ trung bình của những nitrates trên mặt
nước năm 2011 ở từng vùng (theo mg/l).
- Nồng độ trung bình của những nitrates trong nước
ngầm năm 2011 ở từng vùng (đơn vị: mg/l).
- Nồng độ tổng cộng của thuốc trừ sâu trên mặt
nước năm 2011 ở từng điểm (đơn vị: μg).
- Nồng độ tổng cộng của thuốc trừ sâu trong nước
ngầm năm 2011 ở từng điểm (đơn vị: μg).
- Số thuốc trừ sâu được định lượng trên mặt nước năm 2012.
Câu hỏi trên đây là vấn đề chung cho mọi nước, mọi nơi; chỉ khác một điều là các nước phát triển cao như Pháp và khối EU thì sự tác hại được phân tích, thống kê, đong đếm để mọi người cảnh tỉnh, các nhà chức trách hạn chế “chất độc” và hướng đến giải pháp khác, trong khi ở các nước đang phát triển thì những cánh đồng được rải đạm và phun thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, lại còn vất bỏ đồ dư và bao bì tại chỗ, gây tác hại lớn đến môi trường và sức khỏe của người dân.
Tơi xin dịch những ý chính của bài báo nói trên, vì tuy chuyện thì ở Pháp nhưng vẫn rất gần gũi với mỗi chúng ta.
o0o
Nền nông nghiệp Pháp đã sử dụng nhiều thuốc trừ sâu bệnh và phân đạm. Hậu quả không chỉ dành cho
Thuốc trừ sâu và phân đạm và phân đạm
người sử dụng, mà khắp nơi đều chịu. Sự ơ nhiễm nước, khơng khí và đất cũng như sự phát tán khí hiệu ứng nhà kính và những tác động gấp bội đến đa dạng sinh học đè nặng lên cộng đồng người. Thiệt hại là bao nhiêu nếu tính những ảnh hưởng xấu về mơi trường? Cũng phải nhiều tỉ euros, theo đánh giá của Ủy hội về Phát triển Bền
vững (CGDD), một tổ chức quan hệ chặt chẽ với Bộ Môi
trường, được giao nhiệm vụ đánh giá bằng cách dựa vào những khảo sát thực hiện bởi nhiều bộ khác nhau.
Việc tính sổ đó khơng thể đầy đủ, vì sự khảo sát khơng nói gì đến những tổn hại về sức khỏe công cộng cũng như những tác động của nhiều sự ô nhiễm, chẳng hạn như trên đại dương, nhưng dầu sao vẫn có tác dụng cảnh tỉnh. “Ngay cả khi nó khơng tính đến những cái giá trực tiếp, vốn vơ cùng quan trọng, khảo sát đó xác nhận những gì mà các tổ chức phi chính phủ đã cảnh báo: Thật là sai lầm nếu khẳng định rằng nền nông nghiệp Pháp sản xuất thc phm khụng t, nh bỡnh lun ca Franỗois Veillerette, của Hội Association Générations Futures.
Vấn nạn về phân đạm
Nước Pháp, trước hết là quán quân về sản xuất: Pháp chiếm 18% nông nghiệp châu Âu. Pháp cũng vô địch bởi tiêu thụ lượng phân đạm, với 20% mãi lực của khối EU. Đó là nước đã đạt đến vị trí thứ hai về những sản phẩm bảo vệ cây trồng. Tuy nhiên, nước Pháp tụt lùi trên nhiều vị trí nếu ta đối chiếu những dữ kiện này với 19,2 triệu hecta đất đai trồng trọt.
Vấn đề lớn là nước Pháp dùng như thế nào những thứ phân bón ấy. Trên 2,2 triệu tấn mua năm 2013, thì 1,5 triệu tấn là quá mức sử dụng, theo hai tác giả của nghiên cứu, Vincent Marcus et Olivier Simon. Dầu đó là phân chế tạo hay phân dưới dạng hữu cơ - nói cách khác là sinh ra từ nước thải chăn nuôi tràn lên những cánh đồng - đạm được sử dụng trên nguyên tắc là cải thiện năng suất canh tác. Nhưng một lần vượt quá ngưỡng mà cây trồng có thể hấp thụ, thì đạm phát tán ra thiên nhiên. Sự mất mát lên đến 50% tại Pháp, và có thể lên 80% lượng đạm tổng hợp. Nói vắn tắt, mỗi năm, 600.000 tấn đạm bốc hơi trong khơng khí, trong khi 900.000 tấn hòa tan trong nước.
Đạm là cơ sở hình thành của nitrate, của ammoniac, làm axit hóa những cánh rừng bằng cách rơi lại và kết tụ thành những hạt nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, và cũng là cơ sở hình thành của khí N20, một loại “khí gây cười”. Khí đó phát tán thành lượng nhỏ trong khí trời, nhưng nó mạnh gấp 298 lần so với dioxit cacbon cho hiệu ứng nhà kính. Những khuếch tán của N2O trong nông nghiệp “tạo thành gần 10% những phát tán trên phạm vi quốc gia của khí gây hiệu ứng nhà kính”, khơng kể tác động của sản xuất và vận chuyển của những phân bón đó.
Về tồn bộ, bản tường trình kết luận rằng lượng tràn ra đó phải trả giá khoảng từ 0,9 tỉ đến 2,9 tỉ euros, trong đó từ 220 triệu đến 510 triệu euros dùng để xử lý phụ
cho những dịch vụ về cung cấp nước sạch và khử khí độc. Cơng trình nghiên cứu này khơng gộp khoảng 2 triệu euros thu hồi tảo lục, thứ tảo được kích thích phát triển bởi những nitrates, khoảng 50.000 đến 100.000 mét khối mỗi mùa hè. Hiện tượng này đã tràn đến những bờ biển của Bretagne và đã phá hại nghề nuôi trai, ni sị, và cả ngành du lịch…
Đối với những thuốc trừ sâu bệnh, sự đánh giá còn phức tạp hơn. Quá nhiều phân tử, quá nhiều tác động trở lại trên sức khỏe - trước hết là nhà nông - và gây bệnh nhiễm tổng quát. Những người tường trình chỉ nắm những cái giá phải trả vượt trội sinh ra bởi ô nhiễm nước vào khoảng 260 và 660 euros mỗi năm.
Thuốc trừ sâu bệnh: liều lượng thấp, hậu quả không thấp
Khi phun thuốc bảo vệ cây trồng lên lá, chỉ có 30% đến 50% thuốc trúng mục tiêu. Phần còn lại đi đâu? Một phần vào hơi thở của con người. Một khảo sát của Airparif, cơ quan chất lượng khơng khí tại Ile-de- France, đã tìm ra 80 chất khác nhau trong khơng khí của thủ đơ Paris.
Môi trường thủy sinh cũng sát sườn với hiện tượng đó: 63% những điểm chăm sóc nước ngầm và 93% những điểm chăm sóc mặt nước sơng chứa thuốc trừ sâu, ít nhất là hàng chục chất khác nhau trong phần lớn các trường hợp. Theo tài liệu được cơng bố chính thức, vào năm 2014, trong 35.392 mẫu thu hồi nước, có 8,5% khơng tn theo ngưỡng cho phép đối với nitrates, cũng như đối với tỉ suất thuốc trừ sâu. Trong 15 năm, hơn 2.000 điểm thực phẩm nhiều ơ nhiễm đã bị đóng cửa.
Nếu ta quy về trọng lượng, sự tiêu thụ được cơng bố có vẻ giảm xuống kể từ những năm 1990 - 63 triệu tấn được bán năm 2011 so với 120 triệu tấn năm 1999. Trong thực tế, những thuốc trừ sâu hiện tại chỉ cần liều lượng thấp vẫn đạt công hiệu như những thuốc trừ sâu về trước với liều lượng cao. Kể từ năm 1999, ngành nông nghiệp nhận nhiều hơn từ 5% đến 9% những chất mới mỗi năm.
Những tác hại trên đa dạng sinh học ngày càng thấy rõ. Việc gia tăng chất dinh dưỡng vào mặt nước sơng hồ và nước ven biển cho canh tác, có nghĩa là dùng quá mức chất đạm, đã tạo thuận lợi cho xuất hiện các vi khuẩn độc và gây ngạt thở cho cá. Những côn trùng, đặc biệt là những cơn trùng có ích cho thụ phấn, cũng bị sát hại bởi cách thức nơng nghiệp đó. Những sự thiệt hại khơng thể hình dung hết.
Ủy hội về sự Phát triển Bền vững (CGDD) không xem
xét những vấn đề ngoại lai để kể thêm thiệt hại, ví dụ như những chai nước suối mua tại cửa hàng cung cấp, hay “cái giá của những tranh cãi cộng đồng, đã qua hay sẽ xảy đến” rằng châu Âu bạo miệng khiển trách nước Pháp, vì khơng tuân theo những chỉ thị về chất lượng nước.
44 VÙN HỐA PHÊÅT GIẤO 1 - 5 - 2016T Ả N V Ă N