Trong tôn giáo, niềm tin được xem là cửa ngõ đầu tiên để đến với đạo, một hiện tượng tâm lý xã hội đặc biệt, một phẩm chất của thế giới quan, ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống và các mối quan hệ trong xã hội của người tín đồ. Tuy nhiên, con đường hình thành niềm tin khơng phải tơn giáo nào cũng giống nhau. Có tơn giáo xây dựng niềm tin trên những tín điều, mặc khải và bắt buộc tín đồ phải phục tùng, tin theo, khơng được nghi ngờ; niềm tin này được xem là thiêng liêng, là biểu hiện của khát vọng hướng thượng, vượt trên mọi giới hạn của sự hiểu biết. Ngồi ra, có những tơn giáo lại có khuynh hướng xây dựng niềm tin dựa trên sự hiểu biết, trải nghiệm và học hỏi. Niềm tin trong Phật giáo là một điển hình của khuynh hướng này.
Phật giáo được khai sinh từ chiếc nơi văn hóa Ấn Độ, trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển đã trở thành tơn giáo của nhân loại, có mặt ở hầu hết các châu lục trên thế giới. Sự hiện diện của Phật giáo ở các quốc gia với tư cách là quốc giáo hay đơn thuần chỉ nắm giữ vai trị văn hóa đạo đức cũng đã phản ánh ý nghĩa niềm tin Tam bảo cao độ trong đời sống nhân dân. Từ một Phật giáo Nguyên thủy trên tiến trình phát triển đã dung hợp với văn hóa dân gian bản địa tạo thành các hình thức tơn thờ, nghi lễ, cúng bái như một tôn giáo hiện nay khiến cho nhiều người hiểu lầm đến mức đánh đồng niềm tin trong đạo Phật với sự sùng tín tơn giáo. Nghĩ rằng niềm tin trong Phật giáo cũng là sùng tín
nên họ cho rằng Phật giáo là mê tín, nơ lệ thần quyền, nhu nhược yếu đuối… Vậy, niềm tin trong đạo Phật là gì? Có phải là sùng tín? Và vai trị của nó trong tiến trình tu học Phật pháp?
Hòa thượng Khế Chơn nhận định: “Niềm tin trong
Phật giáo (Pali: Saddha, Sanskrit: Sraddha) đóng vai trị quan trọng trong cả Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Phát triển”.1
Tín đồ Phật giáo muốn tu học và thành tựu theo giáo lý Đức Phật nhằm xây dựng cuộc sống an lạc, hạnh phúc, vững bền cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội, trước hết phải có niềm tin vào Tam bảo. Đó là tin vào Đức Phật (Phật), tin vào những lời dạy của Ngài (Pháp) và tin vào những đệ tử thánh thiện của Ngài (Tăng). Niềm tin Tam bảo được xem là tín căn, một trong năm căn lành để thực hành đường lối tu tập hướng đến mục tiêu giác ngộ gọi là ngũ căn (niềm tin, tinh tấn, ghi nhớ, thiền định, trí tuệ) và là một trong bảy tài sản của bậc Thánh: “Niềm tin, giới hạnh, hổ mình, thẹn với người,
học rộng, bố thí, trí huệ; đó là bảy thánh tài”.2
Đạo Phật cịn quan niệm: “Niềm tin là căn nguyên
của đạo, là mẹ của mọi công đức, nuôi lớn hết thảy thiện pháp, đoạn trừ lưới nghi, đưa vượt qua dòng nước ái dục, khai thị con đường tối thượng dẫn đến Niết-bàn”.3
Những dẫn chứng trên cho thấy niềm tin có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với người học Phật, nó là khởi điểm của tiến trình tiếp cận và thực nghiệm giác ngộ theo giáo lý, giúp cho tín đồ phát huy nội lực nhằm đạt
T H Í C H K H Ô N G T Ú