Cơ sở khoa học về quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo hướng bền vững trên địa bàn TP bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 35)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Cấu trúc của khóa luận

1.2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT BỀN

1.2.3 Cơ sở khoa học về quy hoạch sử dụng đất

1.2.3.1 Quy hoạch sử dụng đất

 Khái niệm quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất từ lâu đã là đề tài được nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới nghiên cứu, tìm hiểu. Dưới mỗi góc nhìn họ lại đưa ra những định nghĩa khác nhau về QHSDĐ, từ đó các quan điểm và phương pháp được sử dụng trong QHSDĐ cũng khác nhau.

Theo FAO (1995). QHSDĐĐ là một tiến trình xây dựng những quyết định để

đưa đến nhứng hành động trong việc phân chia đất đai cho sử dụng để cung cấp những cái có lợi bền vững nhất [17]

Theo Đồn Cơng Quỳ - cộng sự 2006. Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các

biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao; thơng qua việc phân bổ quỹ đất đai cho mục đích sử dụng và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất, bảo vệ môi trường [9]

Theo điều 3, luật đất đai năm 2013 : Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và

khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh, bảo vệ mơi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực tới từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định. [7]

Như vậy, có thể hiểu, thực chất QHSDĐ đai là quá trình hình thành các quyết định để đưa đất đai vào sử dụng bền vững mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt.

 Đối tượng và nhiệm vụ quy hoạch sử dụng đất

a) Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất

Đối tượng của QHSDĐ là quỹ đất đai của các cấp lãnh thổ (cả nước, tỉnh, huyện ) hoặc của một khu vực. Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, QHSDĐ được thực hiện nhằm xác định cơ cấu đất đai hợp lý, phân bổ đất đai cho các mục đích sử dụng, các ngành kinh tế, xác định sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để tiến hành giao đất vào đầu tư và phát triển sản xuất, đảm bảo an toàn lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn hóa, xã hội và bảo vệ mơi trường.

b) Nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất

Nhiệm vụ trọng tâm của QHSDĐ theo lãnh thổ hành chính là:

- Phân bổ hợp lý đất đai cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; hình thành hệ thống sử dụng đất đai và cơ cấu sử dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế.

- Khai thác tiềm năng đất đai và sử dụng đất đúng mục đích, hình thành phân phối hợp lý các tổ chức không gian sử dụng đất đai nhằm đạt hiệu quả tổng hịa giữa 3 lợi ích: kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất [15]

 Các cấp độ quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống quy hoạch nhiều cấp. Ngồi những lợi ích chung của cả nước, mỗi vùng, mỗi địa phương tự quyết định những lợi ích cho riêng mình. Vì vậy, khi xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch cần tuân thủ các thể chế hành chính hiện hành trong quản lý nhà nước. Hiện tại ở nước ta, hệ thống QHSDĐ được thành lập ở 3 cấp: cấp quốc gia và các vùng kinh tế, cấp tỉnh và cấp huyện. Chúng có quan hệ chặt chẽ, tác động và quy định lẫn nhau. Nội dung quy hoạch được xây dựng chi tiết dần từ cấp quốc gia tới các cấp địa phương.

a) Cấp độ quốc gia

Ở cấp độ quốc gia quy hoạch thể hiện chiến lược tổng thể sử dụng đất.Quy hoạch cấp quốc gia là cơ sở, căn cứ cho quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, nó được xây dựng dựa trên nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội.

Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia:

- Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ sử dụng đất trên phạm vi cả nước

- Xác định các chỉ tiêu, cơ cấu diện tích sử dụng đối với các nhóm đất chính và các nhóm đấy đặc thù.

- Điều hịa quan hệ sử dụng đất giữa các ngành, các tỉnh và các Thành phố trực thuộc trung ương

- Đề xuất các chính sách biện pháp, bước đi, để khai thác và bảo vệ, nâng cao hệ số sử dụng đất, điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và thực hiện quy

- Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất quốc gia và các vùng kinh tế, xã hội - Đưa ra giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất [2]

b) Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh

Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là quy hoạch sử dụng đất đai theo đơn vị hành chính lãnh thổ, là cầu nối chuyển tiếp giữa quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được xây dựng trên căn cứ quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. Kết hợp với các số liệu điều tra, nghiên cứu tình hình sử dụng đất đai, tiềm năng đất đai và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trên phạm vi cả tỉnh.

Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh

- Xác định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu sử dụng đất trên phạm vi toàn tỉnh.

- Xác định quy mơ, cơ cấu, vị trí, diện tích các loại đất theo phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và theo mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

- Phân bổ, bố trí diện tích các loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện - Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh

- Biện pháp thực hiện quy hoạch

Kết quả của QHSDĐ cấp tỉnh phải thống nhất, cụ thể hóa QHSDĐ đai của cả nước, của vùng và của ngành. Đồng thời đáp ứng được nhu cầu đất đai thể hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

c) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện là quy hoạch là quy hoạch chi tiết cấp cơ sở, cấp cuối cùng trong lập QHSDĐ. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được xây dựng trên cơ sở QHSDĐ cấp tỉnh kết hợp với các số liệu điều tra tình hình sử dụng đất đai tại địa phương, tiềm năng đất đai và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trên phạm vi của huyện.

Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

- Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ sử dụng đất trên phạm vi toàn huyện;

- Xác định quy mơ, vị trí, cơ cấu diện tích các loại đất được phân bổ trong QHSDĐ cấp tỉnh;

- Xác địnhvị trí các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến đơn vị hành chính cấp xã;

- Lập bản đồ QHSDĐ cấp huyện; - Giải pháp thực hiện quy hoạch.[15]

 Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và các loại quy hoạch khác

a) Quan hệ giữa QHSDĐ đai với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội mang tính chiến lược chỉ đạo sự phát triển kinh tế - xã hội, xác định mục tiêu phát triển của các ngành trong phạm vi lãnh thổ. Trong đó có đề cập đến vấn đề sử dụng đất ở mức độ phương hướng với một số nhiệm vụ chủ yếu

Quy hoạch sử dụng đất đai là một quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, đối tượng tác động của nó là tài nguyên đất. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và các điều kiện, tự nhiên, kinh tế, xã hội điều chỉnh cơ cấu

và phương hướng sử dụng đất; xây dựng phương án quy hoạch phân phối sử dụng đất đai thống nhất và hợp lý. [2]

b) Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch phát triển nông nghiệp

Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp, bước đi về nhân tài, vật lực đảm bảo cho các ngành trong nông nghiệp phát triển đạt tới quy mô các chỉ tiêu về đất đai, lao động, sản phẩm hàng hóa, giá trị sản phẩm... trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định.

Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ của QHSDĐ. Quy hoạch sử dụng đất đai dựa trên quy hoạch phát triển nông nghiệp để xác định cơ cấu, diện tích, phân bố các loại đất sao cho phù hợp với mục đích phát triển nơng nghiệp. Hai loại quy hoạch này có mối quan hệ qua lại vơ cùng mật thiết và không thể thay thế lẫn nhau. [2]

c) Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch đô thị

Quy hoạch đơ thị sẽ định ra tính chất, quy mơ, phương châm xây dựng đô thị, các bộ phận hợp thành của đơ thị, sắp xếp một cách hợp lý tồn diện. Quy hoạch sử dụng đất đai ở khu vực đô thị là một phần của quy hoạch đô thị, xác định vị trí, quy mơ và cơ cấu các loại đất trong đô thị, phục vụ cho xây dựng và phát triển đô thị.[2]

d) Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành sử dụng đất chuyên dùng khác

Quan hệ giữa QHSDĐ đai với quy hoạch các ngành là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa quy định lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là cơ sở để xây dựng QHSDĐ đai, nhưng chịu sự chỉ đạo và khống chế vị trí của QHSDĐ đai. [2]

1.2.3.2 Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

 Căn cứ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

1. Có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội mà sự điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất;

2. Do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đíchm cơ cấu, vị trí, diện tích sử dụng đất;

3. Có sự điều chỉnh QHSDĐ của cấp trên trực tiếp làm ảnh hưởng tới QHSDĐ; 4. Có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương.

Việc điều chỉnh KHSDĐ chỉ đượcthực hiện khi có sự điều chỉnh QHSDĐ hoặc có sự thay đổi về khả năng thực hiện KHSDĐ. [7]

 Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp huyện

Nội dung trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

- Điều tra, phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố làm biến đổi cơ cấu sử dụng đất trong kỳ QHSDĐ chi tiết của xã đã được xét duyệt.

- Xây dựng các phương án điều chỉnh quy hoạch, phân bổ quỹ đất phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng trong thời gian còn lại của kỳ Quy hoạch, lập bảng chi tiết đối với các mục đích sử dụng đất.

- Lựa chọn phương án điều chỉnh QHSDĐ đai hợp lý phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, tác động tới môi trường của từng phương án QHSDĐ:

- Xây dựng bản đồ điều chỉnh QHSDĐ đai chi tiết theo phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

 Quy trình điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng thực hiện theo trình tự sau:

- Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu;

- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc SDĐ;

- Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai;

- Xây dựng phương án QHSDĐ; - Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu;

- Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan; - Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai

1.2.3.3 Định hướng sử dụng đất đai

Định hướng sử dụng đất đai là một nội dung quan trọng nhằm sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tồn bộ quỹ đất đai trong giai đoạn quy hoạch và lâu dài. Các quan điểm sử dụng đất bền vững và khai thác hợp lý quỹ đất đai bao gồm:

- Bảo vệ đất nơng nghiệp có giá trị cao

- Khai thác triệt để và sử dụng tiết kiệm quỹ đất đai

- Chuyển đổi mục đích và điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất đai - Bảo vệ đất đai và môi trường để sử dụng ổn định, lâu dài

Trên cơ sở xác định tiền năng đất đai và như cầu sử dụng đát theo dự báo, tiến hành xây dựng những định hướng sử dụng đất đai bao gồm định hướng chung và định hướng sử dụng từng loại đất trong thời kỳ quy hoạch. [15]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo hướng bền vững trên địa bàn TP bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)