Quan điểm phát triển của Thành phố Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo hướng bền vững trên địa bàn TP bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 91)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

2010 -2018

3.1. PHƢƠNG HƢỚNG CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TẠ

3.1.1 Quan điểm phát triển của Thành phố Bắc Ninh

Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh và các Nghị quyết của Đảng bộ Thành phố Bắc Ninh, đồng thời xuất phát từ các tiềm năng, lợi thế và thực trạng kinh tế của Thành phố, trong giai đoạn tới, phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Bắc Ninh cần quán triệt các quan điểm cơ bản sau:

Thứ nhất: Phát triển Thành phố Bắc Ninh phù hợp với định hướng quy hoạch

tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, quy hoạch phát triển vùng thủ đô, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, đảm bảo liên kết theo quan hệ cấu trúc không gian vùng Thủ đô, không gian kinh tế và đô thị của tỉnh Bắc Ninh.

Thứ hai: Phát triển Thành phố Bắc Ninh trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hướng phát triển các ngành dịch vụ, thương mại, du lịch, các ngành công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp đô thị; trong đó phát triển thương mại – dịch vụ là mũi nhọn.

Thứ ba: Phát triển Thành phố Bắc Ninh với tầm nhìn dài hạn, xây dựng đô thị

Bắc Ninh trở thành Thành phố văn minh, hiện đại, văn hiến, giàu bản sắc văn hóa, hướng tới kinh tế trí thức và đơ thị thông minh. Gắn liền sự phát triển kinh tế với

phát triển cơ sở hạ tầng, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục khoa học của cả nước.

Thứ tư: Đảm bảo phát triển bền vững, phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với

phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên, các di tích văn hóa lịch sử.

Thứ năm: Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố hệ thống chính

trị, bảo vệ quốc phòng an ninh, nền hành chính vững mạnh; góp phần giữ vững quốc phòng an ninh cho tỉnh và cả vùng Thủ đô Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo hướng bền vững trên địa bàn TP bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)