Phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo hướng bền vững trên địa bàn TP bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 43)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Cấu trúc của khóa luận

2.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI

2.1.3 Phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội

2.1.3.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a) Tăng trưởng kinh tế

Trên đà phát triển chung của xã hội, những năm gần đây nền kinh tế của Thành phố có bước tăng trưởng và phát triển khá toàn diện; chất lượng tăng trưởng của một số ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội tiếp tục được cải thiện và bắt đầu phát huy hiệu quả. Tiềm năng, lợi thế trên địa bàn được tập trung khai thác, chất lượng sản phẩm từng bước được nâng cao.

Giá trị sản xuất trên địa bàn tính theo giá hiện hành liên tục tăng theo hàng năm: năm 2011: 48.187 tỷ đồng; năm 2015: 88.633 tỷ đồng, năm 2018: 119.443 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 16,38%.

- Nhóm ngành nơng, lâm nghiệp, thủy sản tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011- 2018 đạt xấp xỉ 2,9% và đang bắt đầu có xu hướng giảm. năm 2011 đạt 954,119 tỷ đồng, đến năm 2018 tổng giá trị 3 ngành trên còn 816,237 tỷ đồng.

- Nhóm ngành cơng nghiệp và xây dựng tăng từ 40.762 tỷ đồng năm 2011 lên 98.124 tỷ đồng năm 2018, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2018 đạt xấp xỉ 18,03%

- Nhóm ngành dịch vụ tăng từ 6.471 tỷ đồng năm 2011 lên 20.503 tỷ đồng năm 2018, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2018 đạt xấp xỉ 17,7 %.

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của Thành phố theo GRDP có sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế chung của Tỉnh. Xét số liệu trong một vài năm trở lại đây ta nhận thấy

Năm 2010 tỷ trọng khu nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy hải sản chiếm 4,1%, năm 2018 tỷ trọng khu vực thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng chiếm 97,3 %, khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy hải sản chỉ còn 2,7%, Tỷ trọng GRDP của ngành nơng nghiệp giảm đáng kể trong GRDP của tồn Thành phố.

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của Thành phố những năm qua đã chuyển dịch theo hướng tích cực và thay đổi đều ở cả ba khu vực, củng cố dần cơ cấu Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp.

2.1.3.2 Tình hình phát triển các ngành kinh tế

Khu vực kinh tế nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất GDP. Xu thế phát triển theo hướng tập trung, tích cực thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, tác động hỗ trợ nhau cùng phát triển. Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Phát triển

nông nghiệp đã chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa có giá trị và chất lượng cao gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới.

a) Về trồng trọt: Tốc độ tăng trường giá trị sản xuất ngành trồng trọt có xu

hướng giảm dần. Giá trị sản xuất của trồng trọt năm 2018 đạt 303.613 triệu đồng (theo giá hiện hành), thấp nhất trong vài năm trở lại đây, năm 2013 là 316.722 triệu đồng, năm 2014 là 332.246 triệu đồng, năm 2015 là 315.726 triệu đồng và năm 2016 là 309.426 triệu đồng, năm 2017 đạt 304.027 triệu đồng

b) Về chăn nuôi: Năm 2018 giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi đạt 372.011

triệu đồng (theo giá hiện hành), thấp hơn 25.245 triệu đồng so với năm 2016, cao hơn 43.247 triệu đồng so với năm 2017.

Hiện tại Thành phố đã xây dựng một số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Cơng tác kiểm dịch vật ni được tăng cường, người chăn nuôi đã từng bước áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, áp dụng các biện pháp chăn ni an tồn sinh học tạo hiệu quả sản xuất cao, an toàn.

c) Về lâm nghiệp: Trong cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp của Thành

phố, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng không lớn, với tổng giá trị sản xuất năm 2018 đạt khoảng 4.828 triệu đồng (theo giá hiện hành), chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu GRDP của Thành phố và đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Tổng giá trị lâm nghiệp năm 2018 thấp hơn 1.727 triệu đồng (theo giá hiện hành) so với năm 2016 và 1.255 (theo giá hiện hành) so với năm 2017.

Nguyên nhân được xác định do diện tích đất dùng cho lâm nghiệp của Thành phố giảm dần qua các năm, tính đến năm 2018 diện tích đất dành cho phát triển lâm nghiệp của tỉnh còn 208,39 ha, giảm 9,41 ha so với năm 2017 và giảm 22,1 ha so vớ năm 2013. Và vẫn đang có xu hướng tiếp tục giảm do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, người lao động trong lĩnh vực này đang có xu hướng chuyển đổi sang các ngành khác

d) Về thuỷ sản: Năm 2018 tổng giá trị ngành thủy sản đạt 69.891 triệu đồng

(tính theo giá năm 2010) tăng nhẹ 891 triệu đồng so với năm 2017 và giảm khoảng 1.025 triệu đồng so với năm 2016. Tuy nhiên diện tích đất phục vụ ni trồng và khai thác thủy sản năm 2018 giảm 60,3 ha so với năm 2016 và giảm 25 ha so với năm 2017.

Mặc dù phần diện tích đất dành cho nuôi trồng thủy sản giảm mạnh nhưng tổng giá trị sản xuất ngành thủy sản có xu hướng ổn định hoặc tăng nhẹ được xác định do Thành phố đã có những chính sách phù hợp khuyến khích người dân phát triển mơ hình kếp hợp VAC theo hướng phát triển trang trại, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn mở rộng diện tích, áp dụng những kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Khu vực công nghiệp

Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá. Thành phố Bắc Ninh đẩy mạnh thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp lớn, tập trung như KCN Quế Võ, Hạp Lĩnh – Nam Sơn, 5 cụm công nghiệp thu hút trên trên 2000 doanh nghiệp các loại, hàng trăm doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất cơng nghiệp - TTCN, góp phần giải quyết việc làm cho gần 50.000 lao động.

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố năm 2018 đạt 115.701 tỷ đồng (theo giá hiện hành) tăng so với năm 2017 là 24.865 tỷ, năm 2016 là 33.732 tỷ. Việc tăng giá trị ngành sản xuất công nghiệp qua các năm cho thấy sự thành cơng của các chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp của Thành phố, định hướng cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp.

Khu vực dịch vụ và vận tải

Ngành kinh tế dịch vụ của Thành phố phát triển nhanh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2018 đạt 23.832 tỷ đồng, có hướng tăng trưởng mạnh trong những năm tới, tốc độ tăng trưởng bình quân những năm trở lại

đây khoảng 16,7% một năm, tăng gấp 2 lần so với năm 2013 đạt 11.040 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2018 đã thực hiện được 113.215 triệu USD tăng 9,8% so với năm 2017.

Nhìn chung, ngành thương mại du lịch dịch vụ của Thành phố có sự phát triển đa dạng. Tuy nhiên, để ngành này thực sự trở thành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Thành phố cần quan tâm khai thác các thế mạnh về du lịch văn hóa, xây dựng và phát triển ngành thương mại nội địa một cách hiệu quả và bền vững.

2.1.3.3 Phân tích, đánh giá tình hình xã hội

Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số

Năm 2018, dân số tồn Thành phố có 213.665 người. Trong đó, dân số thành thị có 181.201 người (chiếm 84,80%), dân số nơng thơn có 31.861 người (chiếm 15,20%), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 12,3‰. Mật độ bình qn tồn Thành phố 2.477 người/km2, nhưng nhìn chung, dân cư phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính phường, xã; Tại khu vực các phường nội thị, nơi có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ, mật độ dân số thường cao: phường Tiền An 22.005 người/km2; Ninh Xá 13.734 người/km2;Vệ An 12.328 người/km2; thấp nhất là xã Nam Sơn 1001 người/km2.

Trong những năm qua, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình ln được các cấp ngành chú trọng. Tỷ lệ sinh hàng năm giảm, năm 2018 tỷ lệ sinh toàn Thành phố là 13,6‰, thấp hơn so với năm 2017 là 14‰ và 2016 là 14,1‰, năm 2015 là 17,4 ‰. Nhìn chung trong nhiều năm trở lại đây tỷ lệ sinh trên địa bàn đang có chiều hướng giảm, và dần đi vào ổn định. Tuy nhiên, gần đây dân số liên tục gia tăng cơ học do sức hút từ q trình phát triển đơ thị và các khu dân cư mới. Với tốc độ đơ thị hóa ngày càng cao như hiện nay, cùng với việc phát triển và hình thành các khu, cụm cơng nghiệp, trường đại học, các khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư trong thời gian tới thì tỷ lệ tăng dân số cơ học theo dự báo sẽ có nhiều biến động.

b. Lao động và việc làm

Trình độ học vấn trong lực lượng lao động của Thành phố đang có xu hướng nâng lên và có khả năng tăng nhanh trong các năm sau, nhờ chính sách thu hút lao động giỏi về làm việc tại địa phương của tỉnh và của Thành phố. Công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo được chú trọng quan tâm, giải quyết việc làm cho 7.250 lao động, đạt 100% kế hoạch năm.

c. Thu nhập và mức sống

Nhìn chung, cùng với sự phát triển về kinh tế, thu nhập bình quân đầu người của Thành phố năm 2018 là 149,450 triệu đồng/ năm, cao gấp 2,5 lần so với thu nhập bình quân đầu người của cả nước. Tốc độ tăng bình quân mõi năm (giai đoạn 2011-2018) là 17,2%. Khoảng cách về thu nhập giữa các xã, phường đã được thu hẹp. Hoạt động an sinh xã hội được chú trọng, các đối tượng chính sách, hộ nghèo được chăm lo với sự vào cuộc của toàn xã hội. Đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt, tình trạng tái nghèo được kiềm chế.

2.1.4 Tình hình phát triển đơ thị và các khu dân cƣ nơng thơn

2.1.4.1. Tình hình phát triển đơ thị

Khu vực đơ thị Thành phố Bắc Ninh hiện tại có 16 phường với tổng dân số đơ thị là 181.201 người, chiếm 84,80 % dân số toàn Thành phố.

Đơ thị có nhiều đổi mới, hệ thống điện, đường, trường học, trạm y tế, điểm bưu được chú trọng đầu tư xây dựng, nhiều trường học được xây dựng đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế như: Trường tiểu học, THCS Suối Hoa, trường Chuyên Bắc Ninh. Hệ thống nước sạch được triển khai trên toàn bộ địa bàn Thành phố Bắc Ninh. Kết cấu hạ tầng đô thị được tập trung đầu tư theo hướng hiện đại, Thành phố đang tổ chức thực hiện, triển khai các dự án trọng điểm của tỉnh và Thành phố như: mở rộng đường Lý Anh Tông, nút giao Tây Nam; chuẩn bị mặt bằng thực hiện dự án bảo tồn, xây dựng chùa Dạm; kè hồ sinh thái phường Thị Cầu; nút giao đường Thành cổ; một số trường học, đường giao thông, trụ sở Đảng ủy-HĐND-UBND xã,

phường...v.v. Phối hợp với Sở Xây dựng triển khai thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh, trong đó tập trung đầu tư theo hình thức xã hội hóa một số tuyến đường hoa nhằm chỉnh trang đơ thị.

2.1.4.2. Tình hình phát triển khu dân cư nông thôn

Thành phố Bắc Ninh hiện có 3 xã sống ở khu vực nông thôn, với số dân 31.861 người, chiếm 15,20% dân số toàn Thành phố. Năm 2015 UBND tỉnh cơng nhận 2 xã Hịa Long và Kim Chân đạt chuẩn NTM. Xã Nam Sơn, năm 2017, đã đạt 19/19 tiêu chí, cũng đã về đích trong cơng cuộc xây dựng nông thôn mới. Đây là kết quả ghi nhận những nỗ lực không mệt mỏi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Nam Sơn sau hơn 6 năm thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới.

Chính quyền địa phương tại các xã đã đạt được NTM cần tập trung nguồn lực, các thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt các tiêu chí trở thành phường của Thành phố trong những năm tới.

2.1.5 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

2.1.5.1 Giao thông

Thành phố Bắc Ninh nằm trên hành lang giao thông Hà Nội - Quảng Ninh, Hà Nội - Lạng Sơn, hệ thống giao thông đối ngoại (đường sắt, đường bộ, đường thủy) tạo ra mạng lưới giao thơng liên hồn, đồng bộ, là điều kiện thuận lợi để Thành phố khai thác phát triển kinh tế xã hội.

* Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn khổ 1m chạy qua Thành

phố có chiều dài gần 8,8 km, chia Thành phố thành hai khu vực Đông và Tây. Dọc theo tuyến qua Thành phố có 2 ga: ga hành khách ở trung tâm cũ (phường Ninh Xá) và ga hàng hóa (phường Thị Cầu), chiều dài ga 600 m.

* Đường bộ: Mạng lưới đường bộ được hình thành từ nhiều năm trước đây, cơ

bản hợp lý về quy hoạch mạng lưới chung. Thực trạng một số tuyến đường chính chạy trên địa bàn Thành phố như sau:

Thành phố từ phường Võ Cường đến cầu Đáp Cầu dài 9,02 km, đoạn chạy qua trung tâm có mặt đường rộng trung bình 12 m, hè hai bên mỗi bên 4 - 5 m; đoạn ngoài trung tâm có mặt đường rộng 7 m, nền đường rộng 12 m;

- Quốc lộ 1B chạy giữa trung tâm Thành phố (từ xã Khắc Niệm đến cầu Như Nguyệt) dài 11,85 km, đạt tiêu chuẩn đường cao tốc;

- Quốc lộ 18 mới nối Bắc Ninh với Thành phố Hạ Long, đoạn chạy qua Thành phố (từ xã Phong Khê đến đường quốc lộ 1B), có chiều dài 6 km, đạt tiêu chuẩn đường cao tốc;

- Đường nội thị có trên 76 tuyến với tổng chiều dài khoảng 91km

* Đường thủy: Phía Bắc Thành phố có sơng Cầu chảy qua dài 32,3 km, dọc

sông này là hệ thống cảng chun dùng, độ sâu dịng sơng 1,4 - 3,0 m, có khả năng cho các phương tiện thuỷ (tàu, xà lan) có tải trọng 300 - 400 tấn đi qua. Hiện có 3 cảng lớn, hàng năm xếp dỡ một lượng hàng hóa lớn chủ yếu là nguyên, vật liệu phục vụ cho công nghiệp và xây dựng.

Nhìn chung hạ tầng giao thông của Thành phố khá thuận lợi: đường bộ trên địa bàn có mật độ tương đối dày, liên hệ với đường sắt và đường sông tạo thành mạng lưới giao thông thuận tiện, các tuyến đường quốc lộ, đường nội thị cơ bản đạt tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy hoạch, chất lượng đường tốt, đảm bảo thuận tiện cho các hoạt động và các thành phần tham gia giao thông.

2.1.5.2 Thuỷ lợi

Thành phố có hệ thống thuỷ nơng, kênh mương chính bao gồm: sơng Ngũ Huyện Khê, kênh Tào Khê và kênh Nam, giữ vai trò thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu nước phục vụ dân sinh xã hội và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố và các huyện lân cận. Tồn Thành phố hiện có trên 12 trạm bơm các loại, các cơng trình được xây dựng cách đây 20 - 30 năm nên máy móc đã cũ, lạc hậu, nhiều trạm bơm xuống cấp, năng lực tưới, tiêu chưa đảm bảo theo công suất thiết kế. Cơng tác kiên cố hóa kênh mương được coi trọng, đến nay đã cơ bản cứng hóa kênh mương các loại. Kết hợp với

các tuyến kênh mương chính và các trạm bơm tưới tiêu, nên hệ thống thuỷ nông vẫn đảm bảo tưới cho khoảng trên 80% diện tích gieo trồng, chủ động tiêu gần 70% diện tích của Thành phố và các địa phương thuộc huyện Yên Phong, Tiên Du.

2.1.5.3. Giáo dục đào tạo

Mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo được sắp xếp cơ bản phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Trên địa bàn 19 xã, phường đều có trường mầm non, tiểu học, THCS. Hiện tại hạ tầng trên địa bàn Thành phố gồm có 7 trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo hướng bền vững trên địa bàn TP bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)