.2 Điều chỉnh quy hoạch Thành phố Bắc Ninh đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo hướng bền vững trên địa bàn TP bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 110 - 118)

STT Nhóm đất Diện tích năm 2018 (ha) QH đến năm 2020 (ha) Điều chỉnh QH năm 2020 (ha) Sự tăng, giảm ĐCQH so với QH 1 Đất nông nghiệp NNP 3851,36 2709,5 3021,75 312,25

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 3289,47 2362,7 2676,74 314,04 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 3238,04 2353,97 2668,01 314,04 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 3133,21 2319,17 2633,71 314,54 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 104,82 34,8 34,3 -0,5 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 51,41 8,73 8,73 0 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 208,39 221,78 222,88 1,1

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 13,08 13,08 0

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 208,39 208,7 209,8 1,1 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 352,32 124,9 122,01 -2,89 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 1,19 0,12 0,12 0

2 Đất phi nông nghiệp PNN 4371,4 5551,38 5239,13 -312,25

2.1 Đất ở OCT 1325,64 1701,22 1750,01 48,79

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 293,57 567,8 339,05 -228,75 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 1032,07 1133,42 1410,96 277,54 2.2 Đất chuyên dùng CDG 2623,41 3603,78 3222,3 -381,48 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 42,45 54,46 54,46 0 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 85,63 99,38 99,38 0

2.2.3 Đất an ninh CAN 11,39 30,82 30,82 0 2.2.4 Đất xây dựng cơng trình sự

nghiệp DSN 211,32 360,4 348,85 -11,55

2.2.4.1 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức

sự nghiệp DTS 6,54 0

2.2.4.2 Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 34,1 71,86 74,68 2,82 2.2.4.3 Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã

hội DXH 0,83 1,15 1,15 0

2.2.4.4 Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 28,87 41,74 44,14 2,4 2.2.4.5 Đất xây dựng cơ sở giáo dục và

đào tạo DGD 125,52 181,94 165,17 -16,77

2.2.4.6 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể

thao DTT 15,39 63,71 63,71 0

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi

nông nghiệp CSK 819,12 1412,69 953,13 -459,56

2.2.5.1 Đất khu công nghiệp SKK 461,95 1090,67 490,85 -599,82 2.2.5.2 Đất cụm công nghiệp SKN 101,04 101,4 101,4 2.2.5.3 Đất thương mại, dịch vụ TMD 89,98 116,15 116,15 2.2.5.4 Đất cơ sở sản xuất phi nông

nghiệp SKC 145,72 297,79 220,5 -77,29

2.2.5.5 Đất sản xuất vật liệu xây dựng,

làm đồ gốm SKX 20,44 24,23 24,23 0 2.2.6 Đất có mục đích cơng cộng CCC 1453,47 1646,03 1716,8 70,77 2.2.6.1 Đất giao thông DGT 1035,59 1155,72 1185,45 29,73 2.2.6.2 Đất thủy lợi DTL 298,3 437,32 357,54 -79,78 2.2.6.3 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 0,6 21,12 21,12 0 2.2.6.4 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 22,98 0,5 0,5 2.2.6.5 Đất khu vui chơi, giải trí cơng

cộng DKV 67,47 123,5 123,5

2.2.6.6 Đất cơng trình năng lượng DNL 2,42 2,68 2,68 0 2.2.6.7 Đất cơng trình bưu chính, viễn

thơng DBV 12,19 2,99 15,3 12,31

2.2.6.8 Đất chợ DCH 6 10,71 10,71 0

2.2.6.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 7,49 15,49 18,86 3,37 2.2.6.1

0 Đất cơng trình cơng cộng khác DCK 0,38 0

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 24,36 14,06 24,36 10,3

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 15,97 7,38 20,2 12,82

2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa,

nhà tang lễ, NHT NTD 84,34 96,06 94,64 -1,42 2.6 Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối SON 200,27 85,13 85,13 0

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 94,46 39,96 39,96 0

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,99 3,79 2,53 -1,26

3 Đất chƣa sử dụng DCS 41,32 0 0 0

3.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.3.1 Giải pháp tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

- Sau khi có quyết định phê duyệt điều chỉnh QHSDĐ cần công bố công khai theo đúng quy định của pháp luật. Thơng báo tới các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức liên quan tới diện tích đất bị điều chỉnh trong quy hoạch

- Cân đối, phân bổ, xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo phương án điều chỉnh QHSDĐ đã được phê duyệt

- Thực hiện đồng bộ các nội dung quản lý nhà nước về đất đai, chú ý thời gian thực hiện cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng, đảm bảo đúng tiến độ, giao đất sạch cho dự án. Quản lý, giám sát việc triển khai các cơng trình dự án đã được phê duyệt trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm

- Ưu tiên sử dụng đất phục vụ mục tiêu trọng điểm của Thành phố như: bồi thường hỗ trợ tái định cư cho người dân mất đất nằm trong quy hoạch; phục vụ mục đích phát triển ngành thương mại, du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy xử lý rác thải.

- Đẩy mạnh cơng tác giải phóng mặt bằng, giao đất cho dự án. Xây dựng cơ sở vật chất cho các xã trên địa bàn Thành phố, tiến tới mục tiêu hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đủ tiêu chuẩn trở thành phường trong thời gian tới.

3.3.2 Giải pháp về cơ chế chính sách và bảo vệ mơi trƣờng

- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Bắc theo hướng phát triển bền vững, định hướng sản xuất các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ theo mơ hình tăng trưởng xan, làm cơ sở để xây dựng quy hoạch các ngành, các lĩnh vực.

- Xây dựng chính sách hậu kiểm đối với các dự án, có điều kiện về thời hạn và tiến độ, đảm bảo các dự án thực hiện nghiêm chỉnh, đạt chất lượng, nhằm thực hiện

mục tiêu SDĐ tiết kiệm, hiệu quả, khơng bỏ hoang hóa, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất.

- Xây dựng cơ chế quản lý và phát triển quỹ đất, làm tăng quỹ đất, quản lý, điều tiết được giá trị gia tăng từ đất do nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển đổi mục đích SDĐ đem lại. Phân bổ nguồn lợi thu được từ đất một cách hợp lý, tạo nguồn lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

- Nâng cao chế tài, xử lý nghiêm khắc những cá nhân, tổ chức vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Để khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường cần tăng cường biện pháp thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn, đẩy mạnh việc xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn trên địa bàn phường Khắc Niệm.

- Kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm trong công tác xử lý chất thải tại các làng nghề, KCN, CCN trên địa bàn Thành phố

3.3.3 Giải pháp công nghệ

- Ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc xây dựng giải pháp về quản lý tài nguyên đất và quản lý môi trường.

- Xây dựng hệ thống thông tin địa lý, cơ sở dữ liệu đất đai đưa vào vận hành nhằm giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hơn nữa việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai giúp đơn giản hóa các thủ tục trên đất, xây dựng hệ thống bất động sản minh bạch, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

- Xây dựng hệ thống quan trắc hiện đại nhằm đánh giá tác động của quá trình sản xuất tới môi trường, giám sát việc thực hiện cá quy định của luật bảo vệ mơi trường. Dự báo, cảnh báo những điểm có nguy cơ gây ơ nhiễm, trên cơ sở đó thực hiện các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo môi trường phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

1. Thành phố Bắc Ninh là một trong những đơ thị có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa, nằm cách trung tâm thủ đơ Hà Nội 30km về Bắc, là nơi có nhiều tuyến quốc lộ chạy qua như quốc lộ 1A,1B, quốc lộ 18, tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, tuyến đường thủy sông Cầu chảy qua. Thành phố Bắc Ninh là một mắt xích quan trọng trong tam giác phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh và là đầu mối giao thông quan trọng trong khu vực. Với truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, Thành phố có nguồn tài nguyên nhân văn dồi dào với 192 di tích lịch sử văn hóa đặc biệt có dân ca quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Đây là tiềm năng, thế mạnh của Thành phố trong việc phát triển du lịch văn hóa, tâm linh trên địa bàn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực Dịch vụ - Cơng nghiệp – Nơng nghiệp, bằng nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, Thành phố Bắc Ninh đang là điểm sáng thu hút vốn đầu tư trong và ngồi nước.

2. Nhìn chung quy hoạch sử dụng đất và biến động sử dụng đất trên địa bàn Thành phố trong giai đoạn 2011- 2018 là phù hợp để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tăng diện tích đất thương mại – dịch vụ, đất khu cơng nghiệp, đất ở,...giảm diện tích đất nơng nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh việc phát triển kinh tế thì Thành phố Bắc Ninh đang phải đối mặt với những vấn đề về tốc độ đơ thị hóa tăng cao và ơ nhiễm môi trường

3. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những mục tiêu phát triển của Thành phố Bắc Ninh trong giai đoạn tới, cùng với những đánh giá về quy hoạch sử dụng đất và biến động sử dụng đất trên địa bàn, tác giả đã đưa ra đề xuất điều chỉnh định hướng sử dụng đất như: Phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn theo định hướng tăng trưởng xanh, bố trí quỹ đất xây dựng tiền đề phát triển ngành dịch vụ - thương mại theo hướng hiện đại, xây dựng các sản phẩm du lịch, biến Thành phố Bắc Ninh trở thành trung tâm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh của

cả nước. Cùng với đó xây dựng các chỉ tiêu cho các nhóm đất trên địa bàn nhằm đảm bảo việc điều chỉnh hoạch theo hướng bền vững.

4. Luận văn đã chỉ ra những điểm còn tồn tại trong quy hoạch sử dụng đất Thành phố đến năm 2020 kết hợp với định hướng sử dụng đất, chỉ tiêu sử dụng đất đã xây dựng, tác giả đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch Thành phố tới năm 2020. Sau khi điều chỉnh, cơ cấu diện tích các loại đất trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh cơ bản đã giải quyết được những tồn tại trong quy hoạch sử dụng đất đã nêu ra, vừa đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vừa đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững trên địa bàn.

KIẾN NGHỊ

1. Điều chỉnh QHSDĐ theo hướng bền vững trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh là vấn đề cấp thiết cần được thực hiện nhằm khắc phục những điểm còn tồn tại trong QHSDĐ đến năm 2020 của Thành phố, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ mơi trường. Vì vậy, nội dung điều chỉnh QHSDĐ của đề tài cần tiếp tục được nghiên cứu để có thể đưa ra phương án quy hoạch, giải pháp thực hiện cụ thể, chi tiết hơn trên địa bàn.

2. Kết quả thực hiện của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác quản lý, quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch trên địa bàn. Các giải pháp tác giả đưa ra cần được chính quyền Thành phố triển khai, thực hiện một cách đồng bộ, nhằm đạt hiệu quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đỗ Phú Hải (2017), “Thực hiện chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn hiện nay”. Tạp chí Cộng sản, Số 898/2017.

2. Nguyễn Hồng Hạnh, Phạm Tuấn Anh và cộng sự (2016), “Giáo trình Quy hoạch và sử dụng đất bền vững”, Nhà xuất bản Tài nguyên môi trường và bản đồ Việt Nam.

3. Trương Quang Học, Hoàng Văn Thắng (2014), “Kinh tế xanh, con đường phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu”. Chuyên đề tăng trưởng xanh – Tạp chí Mơi trường 2014.

4. Nguyễn Đình Hịe (2007), “Mơi trường và phát triển bền vững”, Nhà xuất bản giáo dục.

5. Lê Thị Thu Hương (2012), “Chuyển đổi sang kinh tế xanh, một số nước ở EU và gợi mở cho Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

6. Nguyễn Thế Quân (2014), “Quan điểm về phát triển bền vững, xây dựng bền vững trên thế giới và ở Việt Nam”, Khoa kỹ thuật va Quản lý xây dựng. Đại học xây dựng. Tạp chí xây dựng.

7. Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam (2013), “Luật Đất đai năm 2013”

8. Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam năm (2014), “Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014”

9. Đồn Cơng Quỳ và cộng sự (2006), “Giáo trình quy hoạch sử dụng đất”, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

10. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh (2016), “Báo cáo điều tra thối hóa đất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.

11. Đỗ Văn Thanh (2011), “Đánh giá tổng hợp môi trường sinh thái phục vụ quy hoạch sử dụng đất theo hướng phát triển bền vững tỉnh Bắc Giang”. Luận án Tiến sĩ Địa lí, Đại học Sư phạm Hà Nội

12. Nguyễn An Thịnh (2014), “Cơ sở sinh thái cảnh quan trong kiến trúc cảnh quan và quy hoạch sử dụng đất bền vững”. Nhà xuất bản Xây Dựng

13. Lê Trung Thu (2012), “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh”. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn.

14. Lê Quang Trí (1996), “Bài giảng đánh giá đất đai” Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ.

15. Trần Văn Tuấn (2009). Tập bài giảng “Quy hoạch sử dụng đất”. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐH. Quốc Gia Hà Nội

Tiếng Anh

16. Catharinus F.Jaarsma (1997), “Approaches fo the planning of rural road networks according to sustainable land use planning”, Landscape and Urban Planning, Volume 39, Issue 1, tr 47 - 54

17. FAO (1995). Planning of sustainable use of land resources. Land and water bulletin, FAO, Rome. 60p

18. GGGI (2011). Green Growth in Motion - Sharing Korea's Experience.

19. Lier H.N. et al. (1994), “Sustainable land use planning”: Elsevier, Amsterdam, 1994, 360 pp. ISBN 0-444-81835-9

20. OECD (2011). Towards Green Growth. OECD Publishing.

21. Qian Li. et al. (2019), “Multifactor-based environmental risk assessment for sustainable land-use planning in Shenzhen, China”, Science of The total Environment, Volume 657, tr 1051 – 1063

22. WB (2011), “From Growth to Green Growth: A Framework. Policy Research Working” Paper 5872.

Các nguồn tài liệu khác.

23. Cổng thông tin điện tử Thành phố Bắc Ninh www.tpbacninh.gov.vn

24. Website Bách khoa toàn thư Việt Nam. https://vi.wikipedia.org

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo hướng bền vững trên địa bàn TP bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 110 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)