QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo hướng bền vững trên địa bàn TP bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 37)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Cấu trúc của khóa luận

1.3 QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.1 Quan điểm nghiên cứu

Quan điểm tồn diện: Đất đai có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với rất nhiều các đối tượng trong tự nhiên như yếu tố địa chất, địa mạo, sinh vật, khí hậu, thủy văn,....và các hoạt động kinh tế xã hội của lồi người. Vì vậy, khi xem xét, đánh giá đất đai cần nghiên cứu toàn diện đến các mối quan hệ mà đất đai có tham gia, để từ đó đưa ra những điều chỉnh hợp lý tránh làm tổn hại đến những mối quan hệ vốn có trong tự nhiên. Quan điểm toàn diện cũng giúp đề tài có thể đưa ra cơ sở lý luận mang tính khoa học vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa, vừa có thể bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ thiên nhiên.

Quan điểm hệ thống: Trong quá trình nghiên cứu đánh giá đất đai khơng thể tách rời khu vực nghiên cứu ra khỏi mối quan hệ quy hoạch chung của cả vùng và quy hoạch lãnh thổ. Chúng có mối tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau, khi quy hoạch của một đơn vị lãnh thổ bị tác động sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ các vùng xung quanh. Chúng phải trở thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh cả về tự nhiên và kinh tế - hội. Vì vậy, kết quả của công tác nghiên cứu, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch phải phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế chung của vùng.

Quan điểm phát triển bền vững: Ở Việt Nam tất cả mọi chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội đều gắn liền với chính sách phát triển bền vững, đặc biệt trong lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất. Vì vậy, quan điểm phát triển bền vững trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động nghiên cứu, định hướng SDĐ trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh của đề tài, vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội gắn liền với gìn giữ và bảo vệ môi trường

1.3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra thu thập các tài liệu, số liệu về điều

kiện tự nhiên (đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất, địa mạo tại địa phương,...), tình hình phát triển kinh tế - xã hội (cơ sở hạ tâng, giao thông, dân số,...), các số liệu thống kê, kiểm kê diện tích các loại đất trên địa bàn qua các năm, phục vụ quá trình nghiên cứu.

Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp: Xử lý các tài liệu thu thập được, phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, biến động sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu

Phương pháp đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất:

Trên cơ sở phân tích kết quả đạt được từ vệc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đánh giá tác động của chúng tới tỉnh hình phát triển kinh tế - xã hội, rút ra những nhận xét về ưu điểm, nhược điểm của phương án quy hoạch sử dụng đất. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho cơng tác xây dựng, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp với tình hình hiện tại và đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai

Phương pháp viễn thám: Là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác phân tích đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất, kết quả của quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất, làm cơ sở cho công tác nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn

Phương pháp bản đồ và GIS: Dùng để thành lập, biên tập và trình bày bản

đồ, thể hiện sự phân bổ, khoanh vùng đất đai theo không gian, các yếu tố địa lý, mối tương quan giữa các đôi tượng trong tự nhiên, là kết quả của quá trình nghiên cứu. Bản đồ là tài liệu khơng thể thiếu trong q trình nghiên cứu đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Phương pháp bản đồ được hỗ trợ xây dựng dưới sự trợ giúp của công nghệ GIS. Đề tài sử dụng phần mềm Microstation và Arcgis là hai công cụ được sử dụng để biên tập và trình bày bản đồ

CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT, QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo hướng bền vững trên địa bàn TP bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)