Xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn và bảo vệ các loài bướm ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học nhóm bướm ngày (rhopalocera, lepidoptera) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, yên bái​ (Trang 71 - 76)

ngày ở Nà Hẩu

Như chúng ta đã biết, các lồi bướm ngày có mối quan hệ chặt chẽ với mơi trường sinh thái, phần lớn có quan hệ mật thiết với rừng. Một khi hệ sinh thái rừng thay đổi hay mất đi sẽ làm ảnh hưởng sâu sắc đến chúng thậm chí có thể làm cho chúng bị tuyệt chủng.

Trước đây do các hoạt động chặt phá và phát quang rừng lấy gỗ củi và đất canh tác, đã làm cho môi trường tự nhiên của các loài bướm ở đây bị xáo trộn nhiều, dường như cịn lại rất ít các khu rừng còn nguyên vẹn. Kể từ khi thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu đến nay, mức độ chặt phá đã giảm nhiều, rừng đã và đang tái sinh phục hồi trở lại. Tuy vậy các hoạt động như thu hái củi đốt, chăn thả gia súc và phát nương rẫy vẫn tiếp diễn trong Vườn, đã và đang ngăn cản sự tái sinh tự nhiên của rừng trong nhiều khu vực. Thêm vào đó các đám cháy rừng rất khó được kiểm sốt trên các đỉnh núi đã làm trầm trọng thêm sự xuống cấp các môi trường sống ở khu vực này, mặc dù lực lượng kiểm lâm ở đây khá nhiều, nhưng hoạt động vẫn khơng vì thế mà giảm sút.

Một mối lo ngại khác nữa đối với công tác bảo tồn hiện tại người dân sống trong khu vực bảo tồn nghiêm ngặt vẫn lớn chủ yếu là người dân tộc

Dao, Mông,....Chủ yếu thu nhập từ sản xuất nông nghiệp như trồng ngơ, sắn…, nên cũng có ảnh hưởng nhiều tới rừng và môi trường sinh sống của bướm.

Căn cứ vào thực trạng của công tác bảo tồn hiện nay của vườn đã nêu ở trên, vườn cần phải đề ra một số nguyên tắc quản lý tài nguyên rừng cụ thể :

Đánh giá chính xác và đày đủ thực trạng của công tác quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có, những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ và các nguy cơ đe dọa đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là với động vật nói chung và bộ cơn trùng nói riêng.

Xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, các nhân và các cấp có thẩm quyền trong việc quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học. Có các chính sách cụ thể và thiết thực đảm bảo hài hịa lợi ích giữa cơ quan quản lý và cộng đồng dân cư tại địa phương, đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên trên huyện.

Công tác bảo tồn được thực hiện theo mục tiêu chung là tạo điều kiện để các loài bướm ngày phát triển về số lượng và chất lượng, từ đó góp phần tạo ra sự cân bằng trong hệ sinh thái rừng.

Trên cơ sở các nguyên tắc quản lý trên, Vườn cần đề ra các giải pháp quản lý cụ thể sau:

4.5.1. Các giải pháp chung

Phối hợp các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền tại địa phương nhằm thúc đấy nhanh công tác quy hoạch lại dân cư sao cho phù hợp. Có chính sách hỗ trợ kĩ thuật và vay vốn phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện sống cho người dân địa phương.

Đầu tư nghiên cứu một cách toàn diện, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức nước ngoài trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho công tác bảo tồn tài ngun thiên nhiên nói chung và các lồi bướm ngày nói riêng.

Sắp xếp và đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chun mơn, năng lực cơng tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.

Tiếp tục và tăng cường công tác vận động, tuyên truyền về giá trị của việc bảo tồn đa dạng sinh học bằng nhiều hình thức cho nhiều đối tượng tham gia vào việc bảo vệ mơi trường sinh thái trên huyện nói chung và khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu nói riêng.

Các bước của công tác bảo tồn là :

Thực hiện tốt viêc điều tra, giám sát để nắm được hiện trạng của các loài bướm ngày trong khu vực, đặc biệt là các loài chủ yếu.

Thu thập các thông tin về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các lồi chủ yếu, trong đó những vấn đề chính cần làm rõ : Quan hệ dinh dưỡng, nơi cư trú, tập tính sinh sản và tự bảo vệ.

Lựa chọn các biện pháp kỹ thuật thích hợp để tạo điều kiện cho bướm ngày phát triển

4.5.2. Các giải pháp quản lý cụ thể

Khu hệ bướm ngày của Nà Hẩu bao gồm 63 lồi, trong đó một số lồi được coi là có ý nghĩa lớn – các lồi chủ yếu, là các lồi có tên trong sách đỏ , các lồi mới được phát hiện, các lồi có vai trị là sinh vật chit thị và các lồi có ý nghĩa lớn đối với du lịch sinh thái. Để tập trung nguồn lực cho công tác bảo tồn cần đặc biệt chú ý tới các lồi chủ yếu này.

4.5.3. Cơng tác điều tra giám sát

Do độ phong phú cũng như sự xuất hiện của các lồi bướm ngày nói chung và các lồi bướm ngày chủ yếu nói riêng có thể thay đổi theo năm , do vậy cần tiến hành điều tra liên tục trong một số năm tại 18 điểm điều tra trên 4 tuyến điều tra đã được xác lập ban đầu. Trên các tuyến điều tra trên, tiến hành thu thập các số liệu chính sau :

Xác định thành phần các loài bướm ngày đặc biệt là các loài chủ yếu, thu thập mẫu vật các loài bướm ngày đặc biệt là ở pha trưởng thành.

Xác định và thu thập các loài cây là thức ăn cho các loài bướm ngày, đặc biệt là thức ăn cho sâu non.

Thu thập tất cả các thông tin về thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, đặc điểm lâm phần tại thời điểm điều tra.

* Đối với nhóm lồi có tên trong sách đỏ và mới phát hiện ở Việt Nam: theo kết quả điều tra ban đầu nhóm lồi này tập trung ở các sinh cảnh sau :

Trảng cỏ cây bụi tiếp giáp khu dân cư có cây ăn quả và hoa màu. Rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp.

Do vậy ngoài việc điều tra trên các tuyến đã xác lập, cần phải đặc biệt chú trọng tại các điểm điều tra có sinh cảnh này.

* Đối với nhóm lồi có vai trị là sinh vật chỉ thị : Đối với nhóm lồi này thường tập trung ở các sinh cảnh sau :

Rừng kín thường xanh ven suối.

Rừng kín thường xanh trên núi đá vơi.

Rừng trồng hỗn giao cây bản địa và Keo thuần lồi

Vì vậy trong q trình điều tra cần điều tra kỹ tại các sinh cảnh này. * Đối với nhóm lồi có ý nghĩa du lịch sinh thái : Với nhóm lồi này chúng ta phân bố chủ yếu ở các sinh cảnh sau :

Rừng kín thường xanh ven suối. Rừng thứ sinh phục hồi.

Rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp.

Vì vậy trong quá trình điều tra cần điều tra kỹ tại các sinh cảnh này.

4.5.4. Thu thập thông tin về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của lồi chủ yếu. chủ yếu.

Để có được các thơng tin về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài bướm ngày chủ yếu, ngoài việc kế thừa các tài liệu có liên quan, cần

phải đầu tư kinh phí cho cơng tác nghiên cứu đối với các nhóm lồi này bằng các hình thức sau:

Xây dựng các trang trại nuôi bướm thử nghiệm với việc trồng các loại thực vật là thức ăn cho từng nhóm lồi .

Tiến hành ni sâu non trong phịng thí nghiệm đối với từng nhóm lồi.

4.5.5. Các biện pháp kỹ thuật

Trên cơ sở các kết quả điều tra phân tích về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài bướm ngày chủ yếu đã được trình bày ở trên, để bảo tồn và phát triển chúng cần phải tiến hành các biện pháp kỹ thuật sau :

* Đối với nhóm lồi có tên trong sách đỏ và loài mới phát hiện:

Mở rộng môi trường sống của chúng với việc nâng cao số lượng và chất lượng rừng như : Đẩy nhanh công tác khoanh nuôi làm giàu rừng, cơng tác trồng rừng tạo mơi trường sống thích hợp với cơ cấu loài cây làm thức ăn cho sâu non và bướm trưởng thành như các loài cây thuộc họ Đậu, họ Giẻ, họ Hoa hồng, họ Hòa thảo, họ Ơ rơ, họ Dâu tằm, họ Gai, họ Đơn nem.

* Đối với nhóm lồi có vai trị là sinh vật chỉ thị :

Đối với nhóm lồi này cần đầu tư kinh phí cho cơng tác khoanh nuôi làm giàu rừng, công tác trồng rừng với cơ cấu loài cây làm thức ăn cho sâu non và bướm trưởng thành như : Các loài cây thuộc họ Hòa thảo, họ Tre nứa, họ Đơn nem, họ Đậu, họ Giẻ, họ Hoa hồng.

* Đối với nhóm lồi có ý nghĩa du lịch sinh thái :

Phần lớn các lồi bướm ngày thuộc nhóm lồi này có phạm vi phân bố rộng, vì vậy cần tiến hành mở rộng môi trường sống bằng việc xây dựng các trang trại nuôi bướm trong vườn đồng thời khuyến khích và hướng dẫn kỹ thuật cho người dân các xã vùng đệm trên cơ sở vườn rừng có sẵn có tiến hành xây dựng các trang trại nuôi bướm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học nhóm bướm ngày (rhopalocera, lepidoptera) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, yên bái​ (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)