Phân bố của các loài bướm ngày theo sinh cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học nhóm bướm ngày (rhopalocera, lepidoptera) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, yên bái​ (Trang 49 - 55)

4.2. Đặc điểm phân bố của các loài bướm ngày trong khu vực nghiên cứu

4.2.2. Phân bố của các loài bướm ngày theo sinh cảnh

Bướm ngày có thể di chuyển đi khá xa, đặc biệt lồi bướm có khả năng di cư. Tuy nhiên chúng có sự lựa chọn về sinh cảnh sống khá rõ ràng: Yếu tố thức ăn, ánh sáng, gió, nhiệt độ, độ ẩm…ảnh hưởng lớn tới sự lựa chọn này nên số lượng loài thu được ở các sinh cảnh rất khác nhau. Kết quả ghi vào bảng 4.6

Bảng 4.6: Phân bố của bướm ngày phân bố theo sinh cảnh STT Họ Các dạng sinh cảnh RNS RPH RPTN RT DC HM 1 Amathusiidae 2 2 Danaidae 12 9 9 12 4 3 Lycaenidae 1 2 4 Nymphalidae 2 4 3 5 7 4 5 Papilionidae 5 8 6 5 14 8 6 Pieridae 2 9 5 3 9 8 7 Satyridae 1 3 4 3 7 6 Tổng số Họ 4 5 4 4 5 5 Tổng số Loài (S) 12 37 27 25 51 30 % Loài 6.59 20.33 14.84 13.74 28.02 16.48

Sự khác nhau trong phân bố của bướm ngày theo sinh cảnh được thể hiện rõ hơn trong hình 4.2

Với: SC 1: Rừng nguyên sinh

SC 2: Rừng phục hồi sau nương rẫy SC 3: Rừng pha tre nứa và cây gỗ

SC 4: Rừng trồng SC 5: Khu dân cư SC 6: Trồng hoa màu

Hình 4.2: Tỷ lệ phần trăm số lồi bướm ngày theo sinh cảnh

Nhìn vào bảng 4.6 và hình 4.2 ta thấy có 2 sinh cảnh phát hiện được trên 20% tổng số lồi của khu vực nghiên cứu đó là rừng phục hồi sau nương dẫy và khu dân cư. Như vậy ta có thể thấy rằng tại các sinh cảnh khác nhau, thành phần loài bướm là tương đối khác nhau. Điều này có thể giải thích như sau: Trong q trình sống, các lồi bướm phải thích nghi với mơi trường để có thể khai thác thức ăn, giao phối và đẻ trứng. Đa số các lồi bướm thích nghi với mơi trường sống rộng, những lồi này thường sống ở các sinh cảnh bìa rừng, cây bụi hay các khoảng trống trong rừng. Do vậy ở các sinh cảnh này thường có nhiều lồi hơn các sinh cảnh trong rừng sâu, thiếu ánh sáng và ít cây bụi. Các lồi sống sâu trong rừng thường phân bố hẹp và ít gặp ở các sinh cảnh ngoài rừng. Các khu vực dân cư với đất canh tác nông nghiệp rừng phục hồi sau nương dẫy và khu dân cư là nơi có nhiều khoảng trống, gần nguồn nước thuận lợi cho việc bay lượn và tìm kiếm thức ăn nên số lượng loài ở đây phong phú và đa dạng hơn nhiều so với các sinh cảnh khác. Ít nhất

là ở sinh cảnh rừng tự nhiên do đây là khu vực rừng tự nhiên nhiều cây to và tầng tán dày đặc độ ẩm khơng khí cao, thiếu ánh sáng, khơng phù hợp với đa số các lồi bướm ngày, bên cạnh đó khơng gian khá chật hẹp làm cho bướm khó di chuyển trong q trình tìm kiếm thức ăn, nhưng lại phù hợp với một số lồi bướm điển hình như các lồi trong họ bướm rừng (Amathusiidae) thích hợp với những nơi điều kiện, độ ẩm cao thiếu ánh sáng, chúng thường bay chậm chủ yếu ngụy trang để chốn tránh kẻ thù ngoài ra thức ăn chủ yếu là các loài hoa hay nhựa cây chỉ mọc trong rừng.

Phần lớn các loài bướm ngày ở Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Nà Hẩu có mật độ quần thể ở mức trung bình, tuy nhiên có một số lồi rất phổ biến như

Ideopsis similis Linnaeus, Cethosia cyane Drury ở rừng trồng và rừng tái sinh.

Bên cạnh những loài phổ biến, một số lượng khá lớn các loài bướm chỉ thấy từ 1 – 3 cá thể điển hình như giống Troides. Sự đa dạng của các lồi cơn trùng nói chung và sự đa dạng của các lồi bướm ngày nói riêng phụ thuộc khá chặt chẽ vào sự đa dạng về thực vật. Sự cạnh tranh nguồn thức ăn, môi trường sống, thiên địch kí sinh... làm cho phần lớn các lồi bướm có quần thể nhỏ.

Những lồi có thể bắt gặp ở nhiều sinh cảnh và có phân bố rộng được thể hiện ở bảng 4.7

Bảng 4.7: Các loài Bướm gặp ở nhiều sinh cảnh

STT Tên loài Họ Số sinh cảnh bắt

gặp

1 Danaus genutia Cramer Danaidae 4/6

2 Euploea eunice Godart Danaidae 5/6

3 Euploea midamus Linnaeus Danaidae 4/6

4 Euploea mulciber Cramer Danaidae 4/6

5 Euploea sylvester Fabricius Danaidae 4/6

6 Euploea tulliolus Fabricius Danaidae 4/6

7 Ideopsis similis Linnaeus Danaidae 4/6

8 Tirumala septentrionis Butler Danaidae 5/6

9 Neptis hylas Linnaeus Nymphalidae 4/6

10 Pantoporia hordinia Nymphalidae 4/6

11 Pachliopta aristolochiae

Fabricius

Papilionidae 4/6

12 Papilio helenus Linnaeus Papilionidae 4/6

13 Papilio noblei de Nicéville Papilionidae 4/6

14 Papilio paris Linnaeus Papilionidae 4/6

15 Papilio protenor Cramer Papilionidae 5/6

16 Apias lyncida Cramer Pieridae 5/6

17 Catopsilia pomora Fabricius Pieridae 5/6

18 Eurema blanda (Boisduval) Pieridae 4/6

19 Cepora nadina Lucas Pieridae 4/6

20 Eurema andersonii Moore Pieridae 4/6

21 Melanitis leda Linnaeus Satyridae 5/6

Nhìn vào bảng 4.7 ta thấy 22 lồi có phân bố khá rộng theo các sinh cảnh, trong đó có họ Danaidae có nhiều nhất là 8 lồi, họ Papilionidae và họ Pieridae có 5 lồi, họ Satyridae và họ Nymphalidae có 2 lồi.

Đây cũng là những lồi có độ bắt gặp tại nhiều sinh cảnh, thuộc nhóm bướm thường gặp ở Việt Nam.

Các loài chỉ thu được ở pha trưởng thành duy nhất ở một sinh cảnh được thống kê qua bảng 4.8

Bảng 4.8: Số loài/ Họ bướm ngày bắt gặp ở duy nhất 1 sinh cảnh ST T Họ Số lượng loài bắt gặp SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 SC6 1 Amathusiidae 2 2 Danaidae 3 Lycaenidae 1 4 Nymphalidae 1 2 5 Papilionidae 1 1 1 6 Pieridae 1 1 7 Satyridae 1 Tổng số Họ 4 1 2 0 3 0 Tổng số Loài 5 2 3 0 3 0 % Loài 38.46 15.38 23.08 23.08

Với: SC 1: Rừng nguyên sinh

SC 2: Rừng phục hồi sau nương rẫy SC 3: Rừng pha tre nứa và cây gỗ

SC 4: Rừng trồng SC 5: Khu dân cư SC 6: Trồng hoa màu

Số liệu ở bảng 4.8 cho ta thấy: Nhiều nhất là họ Papilionidae và họ Nymphalidae có 3 lồi. Ít nhất họ Lycaenidae và họ Satyridae có 1 lồi, , Danaidae khơng có lồi nào. Cịn lại họ Amathusiidae có 2 lồi.

Hầu hết các sinh cảnh đều có đại diện phân bố hẹp. Sự khác biệt của các sinh cảnh được thể hiện rõ hơn trong hình 4.3.

Hình 4.3: Tỷ lệ phần trăm các loài bướm ngày bắt gặp ở 1 sinh cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học nhóm bướm ngày (rhopalocera, lepidoptera) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, yên bái​ (Trang 49 - 55)