Xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn và bảo vệ các loài bướm ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học nhóm bướm ngày (rhopalocera, lepidoptera) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, yên bái​ (Trang 71 - 72)

ngày ở Nà Hẩu

Như chúng ta đã biết, các loài bướm ngày có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường sinh thái, phần lớn có quan hệ mật thiết với rừng. Một khi hệ sinh thái rừng thay đổi hay mất đi sẽ làm ảnh hưởng sâu sắc đến chúng thậm chí có thể làm cho chúng bị tuyệt chủng.

Trước đây do các hoạt động chặt phá và phát quang rừng lấy gỗ củi và đất canh tác, đã làm cho môi trường tự nhiên của các loài bướm ở đây bị xáo trộn nhiều, dường như còn lại rất ít các khu rừng còn nguyên vẹn. Kể từ khi thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu đến nay, mức độ chặt phá đã giảm nhiều, rừng đã và đang tái sinh phục hồi trở lại. Tuy vậy các hoạt động như thu hái củi đốt, chăn thả gia súc và phát nương rẫy vẫn tiếp diễn trong Vườn, đã và đang ngăn cản sự tái sinh tự nhiên của rừng trong nhiều khu vực. Thêm vào đó các đám cháy rừng rất khó được kiểm soát trên các đỉnh núi đã làm trầm trọng thêm sự xuống cấp các môi trường sống ở khu vực này, mặc dù lực lượng kiểm lâm ở đây khá nhiều, nhưng hoạt động vẫn không vì thế mà giảm sút.

Một mối lo ngại khác nữa đối với công tác bảo tồn hiện tại người dân sống trong khu vực bảo tồn nghiêm ngặt vẫn lớn chủ yếu là người dân tộc

Dao, Mông,....Chủ yếu thu nhập từ sản xuất nông nghiệp như trồng ngô, sắn…, nên cũng có ảnh hưởng nhiều tới rừng và môi trường sinh sống của bướm.

Căn cứ vào thực trạng của công tác bảo tồn hiện nay của vườn đã nêu ở trên, vườn cần phải đề ra một số nguyên tắc quản lý tài nguyên rừng cụ thể :

Đánh giá chính xác và đày đủ thực trạng của công tác quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có, những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ và các nguy cơ đe dọa đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là với động vật nói chung và bộ côn trùng nói riêng.

Xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, các nhân và các cấp có thẩm quyền trong việc quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học. Có các chính sách cụ thể và thiết thực đảm bảo hài hòa lợi ích giữa cơ quan quản lý và cộng đồng dân cư tại địa phương, đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên trên huyện.

Công tác bảo tồn được thực hiện theo mục tiêu chung là tạo điều kiện để các loài bướm ngày phát triển về số lượng và chất lượng, từ đó góp phần tạo ra sự cân bằng trong hệ sinh thái rừng.

Trên cơ sở các nguyên tắc quản lý trên, Vườn cần đề ra các giải pháp quản lý cụ thể sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học nhóm bướm ngày (rhopalocera, lepidoptera) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, yên bái​ (Trang 71 - 72)