Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học nhóm bướm ngày (rhopalocera, lepidoptera) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, yên bái​ (Trang 25)

2.4.1. Phương pháp thu thập, đánh giá thông tin, kết thừa tài liệu

Kế thừa các tài liệu về quá trình hình thành và xây dựng KBT Nà Hẩu, kết quả điều tra khu hệ động thực vật bổ sung trong thời gian gần đây, thu thập bản đồ hiện trạng, địa hình của khu bảo tồn thiên nhiên Na hầu.

2.4.2. Phương pháp phỏng vấn

Đối tượng phỏng vấn là cán bộ KBTTN, dân địa phương, các cán bộ tại các trạm kiểm lâm, những người thường xuyên gắn bó với rừng. Phỏng vấn bao gồm các bước sau:

- Nghe thông tin từ người dân và cán bộ bảo vệ rừng trong vùng mô tả về khu vực, những đặc điểm của loài bướm gặp trong quá trình đi kiểm tra rừng, đi làm rẫy, thông tin những loài thường xuyên gặp, tên địa phương của những lồi đó.

- Phỏng vấn người dân tại các thơn nằm trong ranh giới KBTTN và một số cán bộ Kiểm lâm tại các trạm kiểm lâm địa bàn. Về tình trang săn bắt những lồi thuộc nhóm bướm ngày bộ Cánh vẩy tại khu vực nghiên cứu.

2.4.3. Phương pháp điều tra thực địa

2.4.3.1. Thiết lập các tuyến khảo sát và điểm điều tra

Do các lồi Bướm ngày có miệng hút, thức ăn chủ yếu là mật hoa và các chất khoáng nên chúng thường tập trung ở những nơi: Ven suối, ven đường đi, đám cây bụi, bụi có nhiều hoa, cây hoa màu, cây ăn quả. Nên tơi bố trí điều tra theo phương pháp điều tra tuyến, trên các tuyến bố trí các điểm điều tra.

- Cách lập tuyến điều tra

Căn cứ vào kết quả xác định dạng sinh cảnh tôi tiến hành xác định tuyến điều tra dựa vào địa hình khu vực nghiên cứu, đặc điểm sinh học của các loài bướm ngày. Các tuyến điều tra cần đảm bảo các tiêu chí sau:

• Tuyến điều tra phải đi qua các dạng sinh cảnh chính trong khu vực nghiên cứu.

• Đảm bảo tính đại diện.

• Thuận lợi cho việc điều tra và thu bắt mẫu. Dựa vào tiêu chí trên tơi xác định được 4 tuyến điều tra.

- Tuyến 1: Xuất phát từ trạm Kiểm lâm Nà Hẩu tới xã Nà Hẩu tuyến này có chiều dài là 6 km, đi qua các sinh cảnh Rừng tái sinh, rừng pha tre nứa và rừng trồng. Trên tuyến bố trí 6 điểm điều tra là các điểm 1;2;3;4;5;6.

- Tuyến 2: Xuất phát từ Trung tâm UBND xã Nà Hẩu tới đội Kiểm lâm Nà Hẩu trên tuyến sinh cảnh chủ yếu là rừng trồng , đồng ruộng và khu dân cư sinh sống, chiều dài khoảng 3 km, nên tuyến này bố trí 4 điểm điều tra là các điểm 7;8;9;10.

- Tuyến 3: Xuất phát từ đội Kiểm lâm Nà Hẩu tới thôn 1 bản Tát chiều dài là 3,5 km, tuyến chủ yếu là đi qua sinh cảnh rừng tự nhiên ít bị tác động, ngồi ra cịn có rừng trồng và khu dân cư, vì vậy tơi bố trí 4 điểm điều tra là các điểm;11;12;13;14.

- Tuyến 4: Xuất phát từ bản Tát tới bản Dần Thàng. Tuyến có chiều dài là 5 km đi qua sinh cảnh rừng tự nhiên nguyên sinh xen kẽ đó có một số khu vực trống các loài thực vật chủ yếu là cây bụi thảm tươi, vì xuất phát từ 2 bản nên tuyến đi qua dạng sinh cảnh hoa màu rừng trồng và khu dân cư vì vậy tơi bố trí 4 điểm điều tra là các điểm 15;16;17;18.

Chúng tôi thực hiện 8 đợt điều tra, mỗi đợt từ 6 – 7 ngày.

2.4.3.2. Xác định cách sinh cảnh trong khu vực.

Các dạng sinh cảnh được chọn theo tiêu chuẩn chung là các dạng sinh cảnh điển hình của khu vực. Trong khu vực nghiên cứu chúng tôi xác định được một số dạng sinh cảnh sau:

* Sinh cảnh 01: Rừng nguyên sinh: Phân bố ở đai độ cao từ 500m-

700m, rừng giàu, ít bị tác động nên có cấu trúc tầng thứ điển hình cho rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới.

- Tầng cây gỗ (tầng A): Cao từ 15 đến trên 30m, với ưu thế là Táu mặt quỉ. Kháo vàng, Sồi, Dẻ cau, Giổi, Kháo nhớt,... chiều cao xấp xỉ 35m. Tầng thấp có Bứa, Trám, De, Thiều rừng, Ngát …

- Tầng cây bụi (tầng B): Mía giị, Đu đủ rừng, Đáng gai, Cau rừng, v.v... - Thảm cỏ (tầng C): Thổ tế tân, Lá cơm nếp, Dương xỉ, Rẻ quạt rừng, ... - Tái sinh: Đáng, Mức trơn, Trứng gà, Trâm muỗi, Lọng bàng, Thiều rừng,...

- Thực vật ngoại tầng: Các loài dây leo: Bằm bằm, Mỡ lợn, Vạn niên thanh...

* Sinh cảnh 02: Rừng phục hồi sau nương dẫy: Do đất hoang sau

nương rẫy và chăn thả, đất cứng và chặt, nên tai đây phát triển các loài cây ưa sang mọc nhanh, các cây gỗ nhỏ là các loài cỏ, dương xỉ. Bao gồm Cỏ lào, Câu đắng, Cà dại, Núc nác, Dung, Thẩu tấu, Mua, Lá nến, Chè đuôi lươn, cây Mua chiếm ưu thế. Lớp cây bụi này cao tới 3m. Thảm tươi có Cỏ và Dương xỉ.

* Sinh cảnh 03: Rừng pha tre nứa và các cây gỗ : Chủ yếu là các loài

tre nứa và cây gỗ mọc dải rác như Bứa, Ngát, Trám chua, Vạng trứng. rừng có tái sinh nhiều của các lồi cây ưa sáng như: Hu đay, Ba bét. Ngoại tầng có Ráy xẻ, Dây leo cành với số lượng không nhiều. Lớp thực bì có Cỏ, cây bụi nhỏ như mua cỏ lau cũng phát triển mạnh.

* Sinh cảnh 04: Rừng trồng: Tại khu vực nghiên cứu có nhiều loại

rừng trồng nhưng phổ biến nhất là rừng trồng quế được trồng với mật độ dày độ khép tán nhanh nên thực bì chủ yếu là các lồi cỏ dại.

* Sinh cảnh 05: Khu vực dân cư sinh sống: Tại đây chủ yếu là các

lâu năm ăn quả như Mít, nhãn, xoan ta…Bên cạnh đó cịn phát triển các lồi cỏ và cây bụi nhỏ chủ yếu là cỏ lào, bạch đồng nam, các loài cỏ dại nhỏ.

* Sinh cảnh 06: Trồng hoa màu: Đây là khu vưc ven suối có bãi phù

xa rộng và điều kiện nước đầy đủ vì vậy phát triển trồng một số loại hoa màu chủ yếu là ruộng trồng lúa, khoai,…Tại đây có phát triển ven bờ các lồi cỏ nhỏ, cây bụi nhỏ như hoa xuyến chi, cỏ lào, dương xỉ…

2.4.3.3. Tiến hành điều tra thực địa

a) Phương pháp xác định đặc điểm của điểm điều tra * Cách xác định điểm điều tra:

Tiến hành đi dọc tuyến điều tra, khi thấy có sự thay đổi về trạng thái rừng hay sinh cảnh, lập một điểm điều tra tại đó. Từ cách bố trí điểm điều tra trên xác định được 18 điểm điều tra.

* Đặc điểm của các điểm điều tra bao gồm: - Loại sinh cảnh, trạng thái rừng.

- Địa hình ( Độ cao, hướng phơi, độ dốc). - Lâm phần.

b) Phương pháp điều tra Bướm ngày

+ Bướm ngày hoạt động khá rộng và liên tục nên phương pháp điều tra thích hợp là vợt bắt (vợt bắt bướm làm bằng vải màn, miệng có đường kính 35cm làm bằng sắt được gắn vào một cán gỗ dài 1m). Quan sát,chụp ghi lại hình ảnh những lồi khơng thể thu bắt.

+Tiến hành đi dọc tuyến điều tra, vợt bắt pha trưởng thành khi có cơ hội. Tại các điểm điều tra dừng lại từ 15 – 30 phút bán kính 50m và dùng vợt thu bắt.

+ Cách thức điều tra và thu mẫu: Bướm thường tập trung ở những nơi ven suối, đất ẩm, có nhiều hoa. Để việc điều tra thuận tiện và có hiệu quả, khi

đi dọc tuyến điều tra tiến hành quan sát, chụp ảnh kết hợp với thu bắt bướm bằng vợt.

c) Phương pháp điều tra cây thức ăn

Để có cơ sở gây ni bướm cần điều tra thức ăn của sâu non của một số lồi chính và sâu trưởng thành. Phương pháp điều tra thức ăn tiến hành điều tra trực tiếp hoặc kế thừa tài liệu.

Phần lớn các lồi sau khi đã vũ hóa thường bay đi để tìm cây thức ăn. Có những lồi tìm thức ăn ở xa nơi vũ hóa, có một số lồi chỉ di chuyển cách chỗ vũ hóa khơng xa.

Vì vậy dọc theo tuyến và điểm điều tra, quan sát và tìm sâu non kết hợp với tài liệu, đồng thời xác định tên loài cây kết hợp với thu mẫu tại chỗ.

2.4.4. Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu.

Sau khi thu bắt được bướm bằng vợt, với những loài đã rõ tên khoa học tiến hành ghi ngay vào sổ tay tất cả các chỉ tiêu của lồi đó. Những loài chưa rõ tên tiến hành vợt bắt rồi cho vào bao giữ mẫu riêng ( Được làm bằng giấy, có tác dụng giữ mẫu khơng bị rách nát, khơng bị mất màu, không bị hỏng). Trên bao mẫu ghi rõ ngày tháng điều tra, vị trí thu bắt được. Kích thước bao đựng mẫu tùy thuộc vào kích thước của mẫu vật) và ghi rõ tuyến điều tra, thời gian.

Bao giấy bảo quản tạm mẫu vật được giữ trong các dụng cụ như hộp gỗ. Để giám định mẫu bướm cần xử lý mẫu trưởng thành theo phương pháp xử lý khô: Cố định trên các miếng xốp. Mẫu bắt được yêu cầu phải giữ nguyên trạng thái không bị xước, không bị bay hết lớp phấn trên bề mặt mẫu và phải còn đầy đủ các bộ phận.

Số liệu điều tra được tập hợp theo mẫu biểu sau:

Mẫu biểu Điều tra trưởng thành Bướm ngày

Ngày điều tra:……….. Người điều tra:………

STT Tên Loài Điểm bắt gặp Ghi Chú

2.4.5. Phương pháp phân tích số liệu.

- Kiểm tra số liệu, sắp xếp theo trình tự thời gian, theo mức độ trạng thái. - Xử lý và làm tiêu bản mẫu.

- Quan sát, đo đếm và giám định mẫu vật. - Thống kê và phân tích số liệu.

- Lập bảng danh lục các lồi bướm có trong khu vực nghiên cứu. - Độ bắt gặp (K) được tính theo cơng thức:

K=n/N*100 Trong đó: K: là độ bắt gặp (%)

n: Tổng số điểm có lồi cơn trùng i xuất hiện N: Tổng số điểm điều tra của khu vực nghiên cứu

- Chỉ số Margalef (d): Chỉ số này được sử dụng để xác định tính đa dạng hay sự phong phú về loài ở khu vực nghiên cứu:

N S d lg 1  

S: Số loài ở mỗi khu vực nghiên cứu N: Tổng số loài trong khu vực điều tra

2.4.6. Cách xử lý mẫu và bảo quản mẫu

- Dùng kim cắm mẫu để cố định cánh

- Băng giấy bóng mờ hoặc giấy kẻ ô. Khơng dùng giấy bóng kính, plastic hay giấy nến. Băng giấy cần đủ rộng để che kín cánh từ trong ra ngoài khi cánh được dang ra.

- Kim giữ băng giấy, dài 2.5 cm.

Dùng miếng xốp cỡ 30x30cm. Có thể đặt bướm nằm ngửa hoặc nằm úp. Nếu đặt nằm úp thì miếng xốp cần được khía rãnh sao cho vừa với kích thước của thân thể bướm. Dùng kim cắm xuyên qua ngực để cố định thân của bướm, theo đúng tư thế: Cắm kim sao cho vng góc với trục cơ thể ở mọi hướng, 1/3 chiều dài kim thị lên phía trên lưng, 2/3 chiều dài kim nằm dưới bụng.

Trong khi cắm kim phải điều chỉnh cho thân bướm không bị lệch, tốt nhất là dùng kim cắm vào hai bên đầu và hai bên bụng. Chỉnh cánh bướm sao cho mép sau cánh trước vng góc với trục thân thể, dùng 1 – 2 băng giấy đặt đè lên trên cánh, song song với thân mẫu vật và dùng kim cắm vào hai đầu băng giấy, sát với mép trước của cánh trước và mép sau của cánh sau. Chú ý không cắm xuyên qua cánh. Sau đó dùng băng giấy đè cố định hai râu đầu sao cho râu đầu cân đối, dùng 2 kim cắm sát vào hai râu đầu. Các kim cắm cố định băng giấy có tác dụng giữ cho mẫu vật khơng bị hư hỏng và có tư thế chuẩn. Để mép cánh khơng bị rách trong q trình phơi hoặc sấy cần đặt băng giấy che kín hết mép cánh. Các thông tin về mẫu vật ghi trên phong bì giữ mẫu cần được nhớ bằng cách chuyển toàn bộ nội dung sang băng giấy hoặc ghi ký hiệu lên băng giấy cịn các thơng tin cụ thể hơn chuyển sang sổ ghi

chép. Có thể căng nhiều mẫu trên cùng một miếng xốp. Sau đó đem phơi nắng (đậy giấy báo lên để tránh ánh nắng trực tiếp) hoặc sấy khô ở nhiệt độ 500C để mẫu vật khơng bị mốc.

Hình 2.2: Phương pháp cắp mẫu Bướm

2.4.7. Phương pháp phân loại mẫu

Các mẫu thu được chuyển về Bộ môn Bảo vệ thực vật rừng– Trường Đại học Lâm nghiệp và được giám định trên cơ sở các tài liệu:

- Bướm đảo Hải Nam của Cố Mậu Bân, Trần Bội Trân.

- Bướm Vân Nam của Phịng Nghiên cứu cơn trùng Viện khoa học

Trung Quốc.

- Nhận biết những lồi Bướm nổi tiếng trên Thế giới của Ngơ Vân. - Giám định bằng hình ảnh Bướm Bắc Kinh của Dương Hồng, Vương

Xuân Hạo.

- Giám định bằng hình ảnh các lồi cơn trùng q hiếm Trung Quốc

của Hiệp hội Bảo vệ động vật hoang dã Trung Quốc. - Bảo tàng Côn trùng của Lý Tương Đào.

Ngoài ra kết hợp phương pháp định tên loài theo tác giả Chou (1994), D’Abrera (1982-1984), Osada et al. (1999), Monastyrskii (2007), và một số tác giả khác.

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA KBTTN NÀ HẨU - YÊN BÁI 3.1. Vị trí địa lý và diện tích, ranh giới

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu thuộc địa phận của bốn xã phía Nam của huyện Văn n, đó là xã Nà Hẩu, xã Đại Sơn, xã Mỏ Vàng và xã Phong Dụ Thượng. Cách trung tâm huyện 30km. Khu vực có toạ độ địa lý ở khoảng:

104º23’ đến 104º40’ kinh độ Đông 21º50’ đến 22º01’ vĩ độ Bắc

- Phía Bắc giáp các xã Xuân Tầm, Tân Hợp, Đại Phác huyện Văn Yên.

- Phía Đơng giáp xã Viễn Sơn huyện Văn Yên. - Phía Đơng-Nam giáp huyện Trấn n

- Phía Nam giáp huyện Văn Chấn

- Phía Tây và Tây-Nam giáp huyện Mù Cang Chải. - Phía Tây Bắc giáp huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Tổng diện tích tự nhiên khu vực 4 xã là 43.850ha, chiếm 31,6% tổng diện tích (27 xã) tồn huyện.

3.2. Địa hình, địa mạo

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu nằm trong vùng địa hình đồi núi trung bình và cao thuộc lưu vực sơng Hồng của dãy Hồng Liên Sơn. Nhìn tồn cảnh các dãy núi cao phổ biến từ 100m đến 1400m, chạy theo hướng từ Tây- Bắc đến Đơng-Nam, thoải dần về phía Đơng-Bắc. Cao nhất trong khu vực là đỉnh núi ở phía Nam, là điểm tiếp giáp ranh giới giữa Nà Hẩu - Phong Dụ Thượng và Văn Chấn, cao khoảng 1783m. Tiếp đến là đỉnh phía Bắc thuộc Núi Khe Vàng cao 1412m, là điểm tiếp giáp ranh giới của ba xã Xuân Tầm, Đại Sơn và Phong Dụ Thượng.

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu là đầu nguồn của hai lưu vực suối lớn chảy theo hướng Bắc đổ ra sơng Hồng, đó là lưu vực Ngòi Thia trên địa phận ba xã Nà Hẩu, Đại Sơn và Mỏ Vàng, lưu vực thứ hai trên địa phận xã Phong Dụ Thượng thuộc Ngòi Hút. Phân chia giữa hai lưu vực này chính là dãy núi cao 1000m nối 2 đỉnh cao nhất kể trên, là ranh giới giữa Phong Dụ Thượng với Nà Hẩu và Đại Sơn.

Khu vực có các kiểu địa hình chính sau đây:

- Kiểu địa hình núi cao (N1): Được hình thành trên đá biến chất, có độ

cao từ 1200m đến 1783m. Kiểu này phân bố ở trung tâm và ranh giới phía Nam của khu bảo tồn. Mức độ chia cắt mạnh, các sườn núi rất dốc, độ dốc trung bình phổ biến từ 30-350. Tỷ lệ diện tích chiếm khoảng 15% tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn.

- Kiểu địa hình Núi trung bình (N2): Được hình thành trên đá biến

chất, có độ cao từ 900m đến 1200m. Kiểu này phân bố ở ranh giới giữa các xã của khu bảo tồn. Mức độ chia cắt mạnh, các sườn núi rất dốc, độ dốc trung bình từ 25-300, Chiếm khoảng 20% tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn.

- Kiểu địa hình Núi thấp (N3): Thuộc kiểu địa hình này là các núi có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học nhóm bướm ngày (rhopalocera, lepidoptera) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, yên bái​ (Trang 25)