thu thập mẫu vật các loài bướm ngày đặc biệt là ở pha trưởng thành.
Xác định và thu thập các loài cây là thức ăn cho các loài bướm ngày, đặc biệt là thức ăn cho sâu non.
Thu thập tất cả các thông tin về thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, đặc điểm lâm phần tại thời điểm điều tra.
* Đối với nhóm loài có tên trong sách đỏ và mới phát hiện ở Việt Nam: theo kết quả điều tra ban đầu nhóm loài này tập trung ở các sinh cảnh sau :
Trảng cỏ cây bụi tiếp giáp khu dân cư có cây ăn quả và hoa màu. Rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp.
Do vậy ngoài việc điều tra trên các tuyến đã xác lập, cần phải đặc biệt chú trọng tại các điểm điều tra có sinh cảnh này.
* Đối với nhóm loài có vai trò là sinh vật chỉ thị : Đối với nhóm loài này thường tập trung ở các sinh cảnh sau :
Rừng kín thường xanh ven suối.
Rừng kín thường xanh trên núi đá vôi.
Rừng trồng hỗn giao cây bản địa và Keo thuần loài
Vì vậy trong quá trình điều tra cần điều tra kỹ tại các sinh cảnh này. * Đối với nhóm loài có ý nghĩa du lịch sinh thái : Với nhóm loài này chúng ta phân bố chủ yếu ở các sinh cảnh sau :
Rừng kín thường xanh ven suối. Rừng thứ sinh phục hồi.
Rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp.
Vì vậy trong quá trình điều tra cần điều tra kỹ tại các sinh cảnh này.
4.5.4. Thu thập thông tin về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài chủ yếu. chủ yếu.
Để có được các thông tin về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài bướm ngày chủ yếu, ngoài việc kế thừa các tài liệu có liên quan, cần
phải đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu đối với các nhóm loài này bằng các hình thức sau:
Xây dựng các trang trại nuôi bướm thử nghiệm với việc trồng các loại thực vật là thức ăn cho từng nhóm loài .
Tiến hành nuôi sâu non trong phòng thí nghiệm đối với từng nhóm loài.