Phương pháp phân loại mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học nhóm bướm ngày (rhopalocera, lepidoptera) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, yên bái​ (Trang 32)

Các mẫu thu được chuyển về Bộ môn Bảo vệ thực vật rừng– Trường Đại học Lâm nghiệp và được giám định trên cơ sở các tài liệu:

- Bướm đảo Hải Nam của Cố Mậu Bân, Trần Bội Trân.

- Bướm Vân Nam của Phòng Nghiên cứu côn trùng Viện khoa học Trung Quốc.

- Nhận biết những loài Bướm nổi tiếng trên Thế giới của Ngô Vân. - Giám định bằng hình ảnh Bướm Bắc Kinh của Dương Hồng, Vương Xuân Hạo.

- Giám định bằng hình ảnh các loài côn trùng quý hiếm Trung Quốc

của Hiệp hội Bảo vệ động vật hoang dã Trung Quốc. - Bảo tàng Côn trùng của Lý Tương Đào.

Ngoài ra kết hợp phương pháp định tên loài theo tác giả Chou (1994), D’Abrera (1982-1984), Osada et al. (1999), Monastyrskii (2007), và một số tác giả khác.

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA KBTTN NÀ HẨU - YÊN BÁI 3.1. Vị trí địa lý và diện tích, ranh giới

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu thuộc địa phận của bốn xã phía Nam của huyện Văn Yên, đó là xã Nà Hẩu, xã Đại Sơn, xã Mỏ Vàng và xã Phong Dụ Thượng. Cách trung tâm huyện 30km. Khu vực có toạ độ địa lý ở khoảng:

104º23’ đến 104º40’ kinh độ Đông 21º50’ đến 22º01’ vĩ độ Bắc

- Phía Bắc giáp các xã Xuân Tầm, Tân Hợp, Đại Phác huyện Văn Yên.

- Phía Đông giáp xã Viễn Sơn huyện Văn Yên. - Phía Đông-Nam giáp huyện Trấn Yên

- Phía Nam giáp huyện Văn Chấn

- Phía Tây và Tây-Nam giáp huyện Mù Cang Chải. - Phía Tây Bắc giáp huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Tổng diện tích tự nhiên khu vực 4 xã là 43.850ha, chiếm 31,6% tổng diện tích (27 xã) toàn huyện.

3.2. Địa hình, địa mạo

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu nằm trong vùng địa hình đồi núi trung bình và cao thuộc lưu vực sông Hồng của dãy Hoàng Liên Sơn. Nhìn toàn cảnh các dãy núi cao phổ biến từ 100m đến 1400m, chạy theo hướng từ Tây- Bắc đến Đông-Nam, thoải dần về phía Đông-Bắc. Cao nhất trong khu vực là đỉnh núi ở phía Nam, là điểm tiếp giáp ranh giới giữa Nà Hẩu - Phong Dụ Thượng và Văn Chấn, cao khoảng 1783m. Tiếp đến là đỉnh phía Bắc thuộc Núi Khe Vàng cao 1412m, là điểm tiếp giáp ranh giới của ba xã Xuân Tầm, Đại Sơn và Phong Dụ Thượng.

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu là đầu nguồn của hai lưu vực suối lớn chảy theo hướng Bắc đổ ra sông Hồng, đó là lưu vực Ngòi Thia trên địa phận ba xã Nà Hẩu, Đại Sơn và Mỏ Vàng, lưu vực thứ hai trên địa phận xã Phong Dụ Thượng thuộc Ngòi Hút. Phân chia giữa hai lưu vực này chính là dãy núi cao 1000m nối 2 đỉnh cao nhất kể trên, là ranh giới giữa Phong Dụ Thượng với Nà Hẩu và Đại Sơn.

Khu vực có các kiểu địa hình chính sau đây:

- Kiểu địa hình núi cao (N1): Được hình thành trên đá biến chất, có độ cao từ 1200m đến 1783m. Kiểu này phân bố ở trung tâm và ranh giới phía Nam của khu bảo tồn. Mức độ chia cắt mạnh, các sườn núi rất dốc, độ dốc trung bình phổ biến từ 30-350. Tỷ lệ diện tích chiếm khoảng 15% tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn.

- Kiểu địa hình Núi trung bình (N2): Được hình thành trên đá biến chất, có độ cao từ 900m đến 1200m. Kiểu này phân bố ở ranh giới giữa các xã của khu bảo tồn. Mức độ chia cắt mạnh, các sườn núi rất dốc, độ dốc trung bình từ 25-300, Chiếm khoảng 20% tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn.

- Kiểu địa hình Núi thấp (N3): Thuộc kiểu địa hình này là các núi có độ cao từ 500m đến 900m phân bố chủ yếu ở các khu vực phía Đông Bắc và phía Tây của khu bảo tồn. Được hình thành trên các đá trầm tích lục nguyên uốn nếp, tác dụng xâm thực bóc mòn, có hình dạng tương đối mềm mại, đỉnh tròn, sườn thoải, độ dốc trung bình từ 20-250, chiếm khoảng 25% tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn.

- Kiểu địa hình Đồi (Đ): Thuộc kiểu địa hình này là vùng đồi có độ cao từ 300 đến 500m, phân bố chủ yếu ở các khu vực phía Đông (xã Mỏ Vàng), phía Tây (xã Phong Dụ Thượng) phía Đông Bắc (xã Đại Sơn) và vùng trung tâm xã Nà Hẩu của khu bảo tồn. Được hình thành trên các đá trầm tích và

biến chất có kết cấu hạt mịn, hiện nay đang được trồng cây quế, cây lâu hoặc canh tác nương rẫy. Độ dốc không cao, trung bình khảng 200.

- Kiểu địa hình thung lũng và địa mạo (T): Đây là những vùng trũng được kiến tạo bởi giữa các dãy đồi núi, các thung lũng suối mở rộng, có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Trong phạm vi ranh giới được xác định thành Khu bảo tồn, kiểu địa hình này phân bố tập trung ở trung tâm xã Nà Hẩu (khoảng 350ha) và khu vực làng Bang của xã Đại Sơn (khoảng 70ha).

3.3. Địa chất, thổ nhưỡng

Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam năm 1984 cho biết: Khu vực Khu bảo tồn có quá trình hình thành và phát triển địa chất rất phức tạp. Toàn vùng có cấu trúc dạng nếp lồi. Nham thạch gồm nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen kẽ.

Được hình thành trong điều kiện địa chất phức tạp nhiều kiểu dạng địa hình và đá mẹ khác nhau, nên có nhiều loại đất được hình thành trong khu vực. Chủ yếu gồm các loại đất Feralit với tầng đất được phong hoá từ đá trầm tích, đá mác ma và đá vôi. Do khí hậu nóng ẩm tạo nên tầng đất dày với các khoáng vật khó phong hoá như Thạch anh, Silíc. Thành phần cơ giới chủ yếu từ trung bình đến nặng.

Những nhóm loại đất chính có trong khu vực gồm:

Đất alít có mùn trên núi cao, được hình thành trong điều kiện mát ẩm, độ dốc lớn, không đọng nước, tầng mùn nhiều, phân bố trên các đỉnh núi cao trên 1400m, chủ yếu tập trung ở phía Nam của khu bảo tồn.

Đất feralit có mùn trên núi cao và núi trung bình, được hình thành trong điều kiện ẩm mát, không có kết von và nhiều mùn. Nhóm loại đất này phân bố tập trung ở các đai độ cao từ 700m đến 1400m.

Đất feralit đỏ vàng phát triển trên vùng đồi và núi thấp, được hình thành với quá trình feralitic rất mạnh và điển hình, màu sắc phụ thuộc vào đá mẹ và độ ẩm. Nhóm loại đất này phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 700m. Thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, tầng đất dầy, ít đá lẫn, đất đai khá màu mỡ, thích hợp cho nhiều loại cây trồng.

Đất dốc tụ chân đồi và ven suối, là loại đất tốt, thích hợp với việc canh tác nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở vùng thấp dưới 400m hoặc vùng thung lũng và bồn địa. Đất có tầng dày, màu mỡ.

Đất biến đổi do trồng lúa, là loại đất bị biến đổi do canh tác lúa nước, đất chua, quá trình glây hoá mạnh.

3.4. Khí hậu thủy văn

3.4.1. Khí hậu

Khí hậu khu vực Nà Hẩu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới núi cao. Hàng năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng tư đến tháng 10, thời tiết nóng và ẩm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh và khô. Sau đây là số liệu các chỉ tiêu khí hậu cơ bản tại hai trạm quan trắc gần nhất là trạm khí tượng Văn Chấn và Lục Yên.

Bảng 3.1: Số liệu về các chỉ tiêu khí hậu cơ bản

Chỉ tiêuTrạm Văn Chấn Lục Yên

Tổng bức xạ (kcl/cm2) 147 147

Lượng mây (số phần 10) 8 8

Tổng số giờ nắng (giờ) 1585,1 1519,1

Vận tốc gió TB (m/s) 1 1,1

Nhiệt độ TB (0C ) 22,2 22,6

Nhiệt độ tối cao (0C) 41,2 39,9

Nhiệt độ tối thấp (0C) 0 0

Nhiệt độ tối cao TB (0C) 27,1 27,3

Nhiệt độ tối thấp TB (0C) 19,2 19,8

Biên độ nhiệt (0C) 7,9 7,6

Lượng mưa TB (mm) 1547,4 2126,1

Số ngày mưa (ngày) 129,4 172,3

Độ ẩm không khí (%) 84 86

Độ ẩm không khí tối thấp (%) 62 65

Lượng bốc hơi (mm) 778,2 700,2

Số ngày sương mù (ngày) 27,54 49,8

Số ngày sương muối (ngày) 0 0

Kinh độ 104,52 E 104,72 E

Toạ độ trạm Vĩ độ 21,60 N 22,08 N

Chế độ nhiệt:

Nhiệt độ trung bình năm biến động từ 220C đến 230C. Tổng bức xạ 147 Kcl/cm2 (nằm trong vành đai nhiệt đới).

Mùa lạnh chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông-Bắc, nhiệt độ trung bình các tháng này thường dưới 200C, nhiệt độ thường thấp nhất vào thàng 1 hàng năm với trung bình là 15,10C.

Mùa nóng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, thời tiết luôn nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình thường trên 250C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, với nhiệt độ trung bình tháng bảy từ 27,6 đến 280C.

Chế độ mưa ẩm:

Lượng mưa trung bình năm từ 1547mm ở Văn Chấn đến 2126mm ở Lục Yên, tập trung gần 90% lượng mưa vào mùa mưa, hai thàng có lương mưa cao nhất là tháng 7 và tháng 8 hàng năm.

Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm hơn 10% tổng lượng mưa cả năm. Hạn hán ít khi sảy ra.

Độ ẩm không khí bình quân năm khoảng 84-86%.

3.4.2. Thuỷ văn

Với lượng mưa tương đối cao và số ngày sương mù trong năm khoảng 40 ngày cho nên nguồn nước trong khu vực tương đối dồi dào. Các con suối chính thường có nước quanh năm. Lượng nước đảm bảo cho sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp ở các xã. Tuy nhiên vùng thượng nguồn các con ngòi, suối thường dốc nên vào mùa mưa có thể sảy ra lũ quét.

3.5. Tài nguyên nhân văn

Trong vùng, người dân có lễ hội hát Then, lễ hội Lùng tùng, nghề dệt thổ cẩm tuy nhiên hiện nay đã mai một.Ngoài ra còn có lễ hội cúng rừng khá đặc biệt ở khu vực, vào những ngày này thì người dân không được có bất kỳ

tác động nào tới rừng được tổ chức tại xã Nà Hẩu.Để phát triển du lịch, cần có kế hoạch đầu tư, khôi phục.

3.6. Các giá trị cảnh quan, môi trường, bảo tồn và du lịch

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu và lân cận là nơi lưu giữ nhiều sinh cảnh rừng khác nhau, giàu tính đa dạng sinh học, đặc biệt là địa hình núi đá có nhiều hang động, thác nước đẹp như Hang Dơi, Hang Âm, hang Dương,thác Bản Tát,...Rất có tiềm năng du lịch sinh thái. Tuy nhiên hiện nay các hoạt động về phát triển du lịch sinh thái chưa được quan tâm đầu tư nên chưa khai thác được tiềm năng này.

3.7. Dân tộc, dân số, và lao động và phân bố dân cư

- Dân số: Năm 2010 dân số Khu BTTN Nà Hẩu có 13,988 người. Mật độ dân số trung bình 33 người/km2, trong đó: Mỏ Vàng có mật độ cao nhất 39 người/km2; thấp nhất là Phong Dụ Thượng là 27 người/km2.

- Lao động: Toàn khu bảo tồn có 7693 lao động, chiếm 55 % dân số. Lao động trong khu vực Nhà nước là 559 người, chiếm 4 % tổng số lao động.

- Dân tộc: Cộng đồng dân cư trong khu bảo tồn gồm 5 dân tộc sinh sống, gồm Kinh, Dao, Tày, H’Mông, Nùngtrong đó có 2 dân tộc chính đó là dân tộc Dao và H’Mông.

Dân tộc Dao: Người Dao là một trong những dân tộc có số dân đông và phân bố rộng trong khu bảo tồn, người Dao sống phân bố ở các làng, bản thuộc các xã Phong Dụ Thượng, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Người Dao còn giữ được nhiều thuần phong, mỹ tục và truyền thống đặc trưng của họ, phụ nữ người Dao hàng ngày vẫn mặc áo váy truyền thống do họ tự làm ra, đàn ông người Dao trưởng thành thực thụ phải trải qua lễ Lập tỉnh, trong ngày lễ này điệu múa truyền thống là múa xoè. Trong sản xuất và sinh hoạt người Dao mang tính cộng đồng rõ nét, tại Văn Yên nói chung và các xã Khu bảo tồn nói riêng người Dao giầu có nhờ thu nhập từ các sản phẩm cây quế đem lại.

Dân tộc H'Mông: Người H’Mông là dân tộc phân bố chủ yếu trong khu vực vùng lõi khu bảo tồn. Cũng như các dân tộc khác, người H’Mông cũng có những đặc trưng văn hoá và tuyền thống đẹp. Tại Nà Hẩu người H’Mông tuy chuyển dân định cư, canh tác lúa nước, nhưng vẫn giữ được đặc trưng bản sắc của dân tộc mình, trong cuộc sống sinh hoạt, cũng như trong sản xuất, người H’Mông có tính cộng đồng rất cao, có tinh thần tự lực tự cường, hàng ngày, phụ nữ H’Mông vẫn mặc áo váy truyền thống từ những sản phẩm vải do chính họ làm ra.

3.8. Tập quán sinh hoạt, sản xuất

Sản xuất Nông nghiệp trong khu vực chiếm tỷ trọng cao, trong khi diện tích đất nông nghiệp thì quá nhỏ,tỷ trọng sản xuất Lâm nghiệp đang phát triển mạnh nhờ trồng quế, dịch vụ chậm phát triển. Nhìn chung trong khu vực nền kinh tế bước đầu đã có sự chuyển dịch từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, nhưng cần có sự chuyển đổi cơ cấu nhanh mới có thể tiến kịp và hòa nhập với xu thế chung của các vùng trong tỉnh.

Sản xuất Lâm nghiệp: Trong khu vực đã có 1 số dự án: 135, 661, giảm nghèo của WB, vay vốn 167, định canh, định cư, nhưng với vốn đầu tư thấp, không thường xuyên. Ngoài ra người dân còn tham gia nhận khoán bảo vệ rừng trên diện tích 9,863 ha, mức khoán 100,000đ/ha/năm, góp phần cải thiện thu nhập của người dân.

3.9. Sản xuất nông nghiệp

Trồng trọt: Diện tích đất nông nghiệp có tỷ lệ quá nhỏ so với tổng diện tích. Trong đó đất trồng lúa, màu ít, bình quân 285m2/khẩu sản phẩm trồng trọt chủ yếu là lúa nước, ngô, lúa nương, sắn… ruộng nước được phân bố nơi thấp, gần nới dân cư, ven suối và ruộng bậc thang. Năng suất lúa thấp do kỹ thuật canh tác chưa cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

- Các loại hoa màu thường có Ngô, sắn…được trồng trên nơi đất cao, bằng phẳng nhưng không có điều kiện khai hoang ruộng nước. Do diện tích ruộng nước không đầy 1sào/người, chủ yếu là 1 vụ, người dân phải làm nương rẫy để bổ sung nguồn lương thực.

- Chăn nuôi: Chăn nuôi trong khu vực chưa phát triển, chưa được trú trọng đầu tư. Thành phần đàn gia súc tương đối đơn giản, chủ yếu là trâu, bò, ngựa, lơn, gà. Công tác thú y chưa phát triển, các thôn bản chưa có cán bộ thú y hoặc cán bộ chưa qua trường lớp chính quy.

3.10. Lâm nghiệp

Trước đây lâm sản chính do người dân khai thác từ rừng chủ yếu là gỗ, các loài động vật phục vụ làm nhà và nguồn thực phẩm, đôi khi trở thành hàng hoá. Từ khi thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên, giao đất giao rừng, lực lượng kiểm lâm đã cắm bản cùng người dân tham gia bảo vệ rừng thì hiện tượng khai thác gỗ và săn bắn thú rừng bừa bãi không còn xảy ra thường xuyên, công khai. Một nguồn lợi từ rừng đem lại sự giàu có của nhiều hộ trong khu vực nhất là ở Phong Dụ Thượng, Mỏ Vàng, Đại Sơn là trồng và khai thác rừng trồng quế, có thể xem cây quế ở đây là cây xoá đói giảm nghèo, là cây đem lại thu nhập chính của người dân trong khu bảo tồn.

3.11. Tiềm năng du lịch.

Tiềm năng du lịch trong khu vực hiện chưa được khai thác do giao thông khó khăn, các địa điểm du lịch tiềm năng thường ở nơi xa và hiểm trở. Để khai thác tốt tiềm năng này cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là đường du lịch và quảng bá sản phẩm.

Các điểm du lịch tiềm năng gồm:

- Thác bản Tát: Nằm trên địa phận xã Nà Hẩu, thác nước đẹp cao khoảng 40m, rộng 30m, nước chảy quanh năm, có bãi đá rộng có thể tắm,

nước mát, trong, có khu bãi để cắm trại. Là địa điểm có thể phát triển các hoạt động du lịch của KBT.

- Hang Dơi: Nằm trên địa phận xã Nà Hẩu, cửa hang cao khoảng 2m, rộng khoảng 1m, bên trong khá rộng, nhiều nhũ đá đẹp, nhiều ngóc ngách là nơi chú ngụ của nhiều loài dơi có giá trị bào tồn. Có thể kết hợp giữa bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học nhóm bướm ngày (rhopalocera, lepidoptera) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, yên bái​ (Trang 32)