trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
TT Tên đơn vị Địa chỉ
Năng lực cán bộ, thiết bị Số lượng cán bộ chuyên ngành mơi trường, trình độ Thiết bị quan trắc, phân tích mơi trường 1 Công ty Cổ phần EJC tại Phú Thọ
Tổ 6, khu 9, phường Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 09 cán bộ, 06 trình độ đại học, 03 trình độ thạc sỹ Khơng 2 Cơng ty TNHH G&T Phú Thọ Số nhà 136, tổ 18, khu 4, phường Vân Cơ, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 08 cán bộ, 05 trình độ đại hoạc, 03 trình độ thạc sỹ Không 3 Công ty Cổ phần Âu Việt
Tổ 12B, khu 21, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 07 cán bộ, 05 trình độ đại học, 02 trình độ thạc sỹ Không 4 Công ty TNHH TQB Phú Thọ
Số nhà 28, đường Nguyễn Quang Bích, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 08 cán bộ, 06 trình độ đại học, 02 trình độ thạc sỹ Khơng 5 Cơng ty TNHH Tư vấn Tài nguyên và Môi trường Triều Dương
Tổ 37A, khu 3, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 08 cán bộ, 05 trình độ đại học, 03 trình độ thạc sỹ Khơng 6 Cơng ty Cổ phần Công nghệ môi trường Phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 07 cán bộ, 05 trình độ đại học, 02 trình độ thạc sỹ Không 7 Công ty Cổ phần Môi trường Phú Thọ
Số nhà 138 Hòa Phong, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 07 cán bộ, 05 trình độ đại học, 02 trình độ thạc sỹ Khơng 8
Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường
Số nhà 1524, đường Hùng Vương, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 25 cán bộ, 18 trình độ đại học, 07 trình độ thạc sỹ Có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
chưa được cấp chủ trương đầu tư, các thông tin dữ liệu ban đầu là yếu tố cốt tử của một dự án, là cơ sở để dự báo nguồn thải vẫn chưa rõ ràng, đầy đủ dẫn đến chức năng dự báo của ĐTM bị hạn chế.
+ Các thông tin, dữ liệu môi trường nền và sức chịu tải của môi trường khu vực thực hiện dự án là các yếu tố quan trọng để theo đó thực hiện ĐTM cũng như để phục vụ công tác thẩm định báo cáo ĐTM, nhưng hiện nay hệ thống thông tin, dữ liệu về mơi trường để phục vụ ĐTM cịn tản mạn, không đầy đủ, dẫn đến công tác lập ĐTM thường gặp khó khăn.
+ Vai trị của Chủ đầu tư trong q trình lập ĐTM vẫn cịn thấp, một phần do nhận thức chưa đầy đủ, một phần do còn coi nhẹ vấn đề môi trường, coi ĐTM như một điều kiện để tiến hành các thủ tục đầu tư tiếp theo và được triển khai dự án, chủ đầu tư giao khốn tồn bộ cho đơn vị tư vấn đến khi nhận được Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, dẫn đến thông tin trong báo cáo chỉ mang tính một chiều, chưa thống nhất giữa quan điểm nhà đầu tư và đơn vị tư vấn.
3.1.2. Quy trình thẩm định
Hiện nay, quy trình cơng tác thẩm định báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được thực hiện theo sơ đồ dưới đây:
Bảng 3.3: Quy trình thẩm định báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Trách nhiệm Trình tự thực hiện Tài liệu, biểu mẫu liên quan
Thời gian (Ngày)
Bộ phận một cửa Chi cục Bảo vệ môi
trường
- Sổ tiếp nhận và trả kết quả
- Phiếu tiếp nhận hồ sơ (đã hợp lệ)
- Công văn phúc đáp.
3,5
Lãnh đạo Chi cục BVMT
- Công văn hiệp thương với các Sở, ban ngành liên quan và UBND huyện nơi thực hiện dự án. Thông báo nộp phí thẩm định 05 Tiếp nhận, chuyển và xin ý kiến các phịng Trình Sở TN & MT Công văn hiệp thương, Thông báo nộp phí thẩm định
Lãnh đạo Chi cục BVMT Sở Tài nguyên và Môi trường - Quyết định thành lập Hội đồng 05 Hội đồng thẩm định - Biên bản họp - Phiếu nhận xét đánh giá 05 Hội đồng thẩm định Chủ dự án
- Văn bản thông báo
chỉnh sửa. 03
Chi cục BVMT
- ĐTM đã chỉnh sửa
- Tờ trình phê duyệt 03
UBND Tỉnh
- Quyết định phê duyệt - Báo cáo ĐTM được
chứng thực 4,5
Bộ phận một cửa
Báo cáo ĐTM được
chứng thực 01
Chi cục BVMT
Tổng thời gian thực hiện 30 ngày
* Mơ tả q trình thực hiện:
a. Tiếp nhận và chuyển hồ sơ:
- Bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ của Chủ Dự án, xem xét mức độ đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sở tiếp nhận và ghi phiếu tiếp nhận hồ sơ, sau đó chuyển cho Chi cục Bảo vệ môi trường.
- Chi cục BVMT xem xét hồ sơ, thực hiện chuyển hồ sơ tới các phòng liên quan theo Quy chế phối hợp của Sở; nếu hồ sơ đủ điều kiện thành lập HĐTĐ thì
Thơng báo chỉnh sửa cho Chủ dự án Lưu hồ sơ Tổ chức họp Hội đồng Tiếp nhận hồ sơ đã chỉnh sửa và lập tờ trình Trả kết quả Trình Sở TN & MT Quyết định thành lập HĐTĐ
Quyết định phê duyệt và chứng thực phê
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
làm công văn gửi Bộ phận tiếp nhận một cửa để thực hiện thu phí thẩm định theo quy định.
Thời gian thực hiện là 3,5 ngày (Từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi ra công văn phúc đáp cho Bộ phận một cửa).
b. Trình Sở Tài ngun và Mơi trường cơng văn hiệp thương:
Chi cục Bảo vệ môi trường làm công văn hiệp thương với các Sở, ban ngành liên quan và UBND huyện nơi thực hiện dự án đề cử cán bộ tham gia HĐTĐ hồ sơ báo cáo, trình lên Lãnh đạo Sở.
Thời gian thực hiện là 05 ngày (Kể từ ngày trình Lãnh đạo Sở ký đến khi các Sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện nơi thực hiện dự án gửi công văn phúc đáp về việc đề cử cán bộ tham gia HĐTĐ).
c. Thành lập Hội đồng thẩm định
Sở Tài nguyên và Môi trường ra Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ báo cáo.
Thời gian thực hiện là 05 ngày.
d. Tổ chức họp Hội đồng
Sau khi được thành lập, Hội đồng sẽ tổ chức họp thẩm định nội dung của hồ sơ báo cáo thông qua phiếu nhận xét, đánh giá của các thành viên Hội đồng và biên bản cuộc họp.
Thời gian thực hiện là 05 ngày (từ khi phát hành báo cáo đến khi kết thúc buổi họp thẩm định)
e. Thông báo chỉnh sửa cho chủ dự án
* Trường hợp báo cáo được thông qua nhưng phải chỉnh sửa, bổ sung: Thư ký Hội đồng tổng hợp ý kiến đánh giá, nhận xét của các thành viên Hội đồng và báo cáo Chủ tịch Hội đồng, làm văn bản thông báo các nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho Chủ dự án.
* Trường hợp báo cáo khơng được thơng qua và phải thẩm định lại thì quy trình thực hiện như ban đầu.
f. Tiếp nhận hồ sơ đã chỉnh sửa và lập tờ trình phê duyệt hồ sơ báo cáo:
Hồ sơ sau khi đã được chỉnh sửa, bổ sung được chuyển lại cho bộ phận chun mơn, có trách nhiệm xem xét, kiểm tra các nội dung đã chỉnh sửa, bổ sung so với yêu cầu chỉnh sửa và làm tờ trình về việc phê duyệt hồ sơ báo cáo gửi UBND tỉnh (trường hợp đã chỉnh sửa, bổ sung đầy đủ theo yêu cầu).
Trong trường hợp báo cáo đã chỉnh sửa, bổ sung chưa đạt theo nội dung yêu cầu chỉnh sửa của Hội đồng sẽ yêu cầu Chủ dự án hoàn thiện đầy đủ, sau đó mới lập tờ trình.
Thời gian thực hiện là 03 ngày (từ khi tiếp nhận hồ sơ đã được chỉnh sửa, bổ sung).
g. Quyết định phê duyệt và chứng thực phê duyệt:
UBND tỉnh ra Quyết định phê duyệt hồ sơ báo cáo và chứng thực hồ sơ báo cáo đã được phê duyệt.
Thời gian thực hiện là 4,5 ngày (từ khi Hội đồng thẩm định làm tờ trình gửi sang UBND tỉnh).
h. Trả kết quả:
Chi cục BVMT sẽ nhận hồ sơ báo cáo và Quyết định phê duyệt tại Văn phòng UBND tỉnh. Chủ dự án nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận một cửa. Thời gian thực hiện là 01 ngày (sau khi báo cáo đã được xác nhận).
3.1.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về môi trường các cấp; lực lượng cán bộ có chun mơn làm việc trong lĩnh vực môi trường của tỉnh Phú Thọ
Hệ thống tổ chức bộ máy ngày càng được kiện toàn; chức năng, nhiệm vụ được phân định cụ thể:
- Ở cấp tỉnh: Chi cục Bảo vệ mơi trường (16 CBCC trình độ Đại học trở lên được đào tạo đúng chuyên ngành và 01 viên chức); Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường (30 cán bộ viên chức, hợp đồng) thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường thực hiện chức năng nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh, Giám đốc Sở thực hiện chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Bộ phận quản lý nhà nước về môi trường ở các sở, ban, ngành cũng được điều chỉnh, bở sung theo hướng phù hợp với tình hình và tở chức mới; cụ thể: Phịng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh đã thành lập 04 đội với tổng số là 32 cán bộ chiến sỹ nhằm tăng cường mạnh mẽ cho cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, đấu tranh phịng ngừa tội phạm mơi trường tương đối rộng khắp và kịp thời; Ban Quản lý các khu cơng nghiệp có Phịng quản lý Quy hoạch và Mơi trường; Sở Cơng thương có Phịng Kỹ thuật - An tồn và mơi trường ...
Thành lập Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ nhằm tiếp nhận các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và từ nguồn vốn khác để hỗ trợ, tài trợ chính cho các chương trình, dự án và các hoạt động phịng, chống khắc phục ơ nhiễm, suy thối và sự cố môi trường; Thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Thọ để làm
đầu mối thực hiện thu, chi trả phí dịch vụ mơi trường rừng tạo nguồn lực quan trọng
thúc đẩy thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa cơng tác bảo vệ và phát triển rừng trên đại bàn tỉnh.