3. Ý nghĩa của đề tài
3.2.1. Đối với công tác lập báo cáo ĐTM
a. Những tồn tại, hạn chế
- Các báo cáo ĐTM hầu hết chưa nêu được đầy đủ các quy hoạch có liên quan và mối liên hệ của dự án với các quy hoạch đó, sự phù hợp của dự án với quy hoạch, tác động theo chiều hướng như thế nào trong mối quan hệ đó.
- Việc áp dụng các phương pháp hiện đại, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của dự án trong đánh giá ĐTM còn chưa thật sự phổ biến (mô hình hóa, phân tích chi phí lợi ích, GIS,...).
- Về biện pháp thi công, công nghệ thi công và phương án tổ chức thi công xây dựng vẫn chung chung, lý thuyết, chưa cụ thể (Tiêu chí được đánh giá đạt 64%).
- Điểm hạn chế là chưa trình bày được cơ sở lựa chọn công nghệ, chưa nêu được nguyên nhân, cơ chế hình thành chất ô nhiễm từ các công đoạn sản xuất,
một số báo cáo công đoạn phát sinh nguồn thải gây ô nhiễm môi trường vẫn nêu chung chung.
- Việc định lượng nguồn thải vẫn chưa được đánh giá cao. Chưa xác định định lượng chính xác được đầy đủ tính chất, nồng độ chất ô nhiễm, tác động cộng hưởng giữa các nguồn thải
- Phần lớn các báo cáo ĐTM chỉ liệt kê được các sự cố có thể xảy ra, chưa đánh giá được phạm vi, mức độ ảnh hưởng đến môi trường do các sự cố.
- Việc tính toán thiết kế công trình bảo vệ môi trường vẫn chưa thật sự đạt yêu cầu về kỹ thuật; chưa nêu được các giải pháp khác nhau để phân tích ưu nhược điểm và lựa chọn giải pháp tối ưu. Nhiều trường hợp khi ĐTM đi vào
b. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:
- Hoạt động tư vấn về môi trường ngày càng phát triển về số lượng và quy mô, tư vấn về ĐTM được coi là "mảnh đất màu mỡ" trong thời buổi hiện nay. Các đơn vị tư vấn cạnh tranh, đẩy chi phí ĐTM xuống thấp, dẫn đến không đảm bảo cho một quy trình ĐTM đầy đủ, chất lượng. Mặt khác, hiện nay Bộ chưa ban hành quy định cụ thể về điều kiện hoạt động của các đơn vị tư vấn, do đó chất lượng tư vấn vẫn chưa được kiểm soát.
- Thời điểm thực hiện ĐTM của dự án ngay ở giai đoạn chuẩn bị dự án nhằm đảm bảo chức năng dự báo của ĐTM. Tuy nhiên, ở giai đoạn này dự án chưa được cấp chủ trương đầu tư, các thông tin dữ liệu ban đầu là yếu tố cốt tử của một dự án, là cơ sở để dự báo nguồn thải vẫn chưa rõ ràng, đầy đủ dẫn đến chức năng dự báo của ĐTM bị hạn chế.
- Các thông tin, dữ liệu môi trường nền và sức chịu tải của môi trường khu vực thực hiện dự án là các yếu tố quan trọng để theo đó thực hiện ĐTM cũng như để phục vụ công tác thẩm định báo cáo ĐTM, nhưng hiện nay hệ thống thông tin, dữ liệu về môi trường để phục vụ ĐTM còn tản mạn, không đầy đủ, dẫn đến công tác lập ĐTM thường gặp khó khăn.
- Vai trò của Chủ đầu tư trong quá trình lập ĐTM vẫn còn thấp, một phần do nhận thức chưa đầy đủ, một phần do còn coi nhẹ vấn đề môi trường, coi ĐTM
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
như một điều kiện để tiến hành các thủ tục đầu tư tiếp theo và được triển khai dự án, chủ đầu tư giao khoán toàn bộ cho đơn vị tư vấn đến khi nhận được Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, dẫn đến thông tin trong báo cáo chỉ mang tính một chiều, chưa thống nhất giữa quan điểm nhà đầu tư và đơn vị tư vấn.
3.2.2. Đối với công tác thẩm định báo cáo ĐTM
a. Những tồn tại hạn chế
- Hội đồng thẩm định của hầu hết các dự án còn chưa quan tâm đúng mức đến các đánh giá sự cố, rủi ro trong các giai đoạn của dự án, chỉ phản biện chủ yếu về các sự cố có khả năng xảy ra, chưa chú ý đánh giá tác động tới môi trường và biện pháp xử lý, giảm thiểu khi các sự cố rủi ro đó xảy ra.
- Một số yếu tố còn chưa thật sự tốt như: Chưa mời chuyên gia có kinh nghiệm liên quan đến dự án tham gia hội đồng thẩm định; việc xác định cụ thể, chính xác về tính chất, nồng độ chất ô nhiễm; việc đánh giá hiệu quả, so sánh và lựa chọn công nghệ xử lý chất thải phù hợp chưa được sự phản biện sâu sắc của nhiều thành viên…
b. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:
- Do những bất cập của các văn bản pháp lý liên quan, chi phối hoạt động ĐTM (như đã nêu ở phần đánh giá công tác lập báo cáo ĐTM).
- Các dự án trên địa bàn tỉnh là các dự án vừa và nhỏ, mức thu phí cho công tác thẩm định chưa đảm bảo cho việc mời các chuyên gia liên quan đến dự án.
3.2.3. Công tác hậu thẩm định báo cáo ĐTM
a. Những tồn tại, hạn chế
- Việc lập và niêm yết công khai kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện ở tỷ lệ rất thấp (40%). Đối với các đơn vị có lập kế hoạch quản lý môi trường thì nội dung còn chưa đảm bảo.
- Việc thực hiện xây dựng các công trình bảo vệ môi trường theo đúng báo cáo ĐTM chưa đạt tỷ lệ cao, nhiều chủ dự án tự điều chỉnh, thay đổi công nghệ, phương án xử lý môi trường so với báo cáo ĐTM đã phê duyệt để phù hợp với điều kiện thực tế.
- Ý thức của nhà đầu tư trong việc thực hiệm giám sát môi trường trong quá trình thi công xây dựng dự án chưa cao. Ít có chủ đầu tư thực hiện.
- Tiến độ lập hồ sơ xin xác nhận hoàn thành các công trình môi trường được thực hiện nhiều hơn so với giai đoạn trước đây, nhưng thật ự vẫn chưa đạt yêu cầu so với thực tế vận hành của các dự án.
b. Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế:
- Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức, ý thức về công tác bảo vệ môi trường của nhà đầu tư còn hạn chế; sản xuất chỉ chạy theo lợi nhuận, ít quan tâm đến các vấn đề môi trường; không bám sát hoặc không nắm được nội dung báo cáo ĐTM để thực hiện. Các công ty chưa có cán bộ chuyên trách về môi trường để nghiên cứu, tham mưu thực hiện. Bên cạnh đó, không thể không kể đến vai trò của chính quyền địa phương trong giám sát thực hiện dự án.
- Vai trò chức năng giám sát, kiểm tra vẫn chưa thật sự sát sao và quyết liệt; lực lượng cán bộ quản lý cấp tỉnh còn thiếu; cán bộ cấp huyện, cấp cơ sở đa số kiêm nhiệm; vai trò trong giám sát, xử lý, xử phạt và đôn đốc hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường trong đầu tư còn thấp.
3.3. Đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác ĐTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
3.3.1. Giải pháp chung về chủ trương, chính sách, quy định pháp luật
- Kiến nghị tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, cần nghiên cứu hoàn thiện các quy định đảm bảo chất lượng của báo cáo ĐTM được lập, trong đó có việc đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng của báo cáo ĐTM. Việc đưa ra các tiêu chí cụ thể về mặt nội dung đối với báo cáo ĐTM vừa đảm bảo tính minh bạch của các quy định về lập và thẩm định báo cáo ĐTM, vừa làm cơ sở cho các tổ chức, cá nhân lập báo cáo ĐTM, vừa là căn cứ cho việc thẩm định báo cáo.
- Kiến nghị về việc có báo cáo ĐTM sơ bộ khi có ý tưởng về dự án đầu tư để xem xét một cách khách quan về địa điểm dự án cũng như yêu cầu về giải pháp,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
công nghệ, thiết bị thân thiện môi trường. Báo cáo ĐTM chi tiết được lập và thẩm định sau khi đã được chấp thuận ĐTM sơ bộ.
- Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về đánh giá tác động môi trường. Đổi mới và nâng cao chất lượng lập báo cáo ĐTM và hoạt động sau thẩm định.
- Có quy định pháp lý cụ thể về điều kiện hành nghề tư vấn lập báo cáo ĐTM trong đó, đưa ra quy định các tiêu chuẩn theo hướng cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn lập báo cáo ĐTM.
- Kiểm soát chặt chẽ việc điều tra đánh giá hiện trạng môi trường nền khu vực thực hiện dự án. Thực hiện nghiêm túc quy định tại Nghị định 40/2019/NĐ- CP quy định về việc phải thực hiện ít nhất 03 đợt khảo sát và thực hiện lấy mẫu tối thiểu 3 lần để đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường khu vực thực hiện dự án.
- Đối với chất thải, cần có quy định cụ thể về hệ số hoặc thông số trên cơ sở khả năng chịu tải của môi trường ở phạm vi hẹp và định kỳ công bố để chủ dự án hoặc chủ cơ sở biết và thực hiện.
- Quy định cụ thể một số trường hợp dự án cần áp dụng phương pháp kỹ thuật cao để đánh giá nguồn thải, dự báo chính xác mức độ, phạm vi ô nhiễm làm cơ sở đưa ra giải pháp phù hợp.
- Xây dựng mức kinh phí phục vụ công tác thẩm định báo cáo ĐTM và thẩm định hậu ĐTM cao hơn đảm bảo thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho công tác thẩm định.
3.3.2. Giải pháp riêng đối với tỉnh Phú Thọ.
- Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát về năng lực của đơn vị tư vấn, tính pháp lý, thành phần hồ sơ, sơ bộ nội dung báo cáo trong quá trình tiếp nhận hồ sơ ban đầu trước khi tiến hành thẩm định. Kiên quyết loại bỏ các hồ sơ không đạt yêu cầu, đơn vị lập báo cáo ĐTM không đủ năng lực hoặc có năng lực yếu kém.
- Tiếp tục duy trì thực hiện hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính và giải quyết hồ sơ đảm bảo thời gian quy định; thực hiện nghiêm túc công tác khảo sát thực địa trước khi tiến hành thẩm định báo cáo ĐTM.
- Hoàn thiện quy chế thành lập Hội đồng thẩm định, đảm bảo Hội đồng có ít nhất 01 chuyên gia về lĩnh vực đầu tư của dự án. Bố trí nguồn kinh phí đảm bảo chi cho các thành viên Hội đồng theo đúng quy định của Nhà nước, tương xứng với trách nhiệm của thành viên Hội đồng để thành viên giành thời gian nghiên cứu, cho ý kiến đối với Hồ sơ một cách chuyên sâu.
- Yêu cầu chặt chẽ trong công tác tham vấn ý kiến cộng đồng nhất là đối với dự án nằm gần khu dân cư, các dự án nhạy cảm về môi trường; yêu cầu chủ đầu tư phải cam kết thực hiện giải pháp bảo vệ môi trường cũng tích cực trong công tác an sinh xã hội tạo sự đồng thuận cao.
- Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các nội dung báo cáo ĐTM và tại Quyết định phê duyệt, rà soát thường xuyên các dự án sau khi phê duyệt báo cáo ĐTM để hướng dẫn kịp thời việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chủ dự án.
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra và có chế tài xử lý, xử phạt phù hợp với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật về ĐTM nói riêng.
- Tăng cường nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho các cán bộ quản lý môi trường cấp tỉnh (Sở TN&MT, Sở, Ban ngành liên quan) và cấp huyện bằng cách tổ chức tập huấn, tuyên truyền các văn bản pháp luật cho từng cán bộ hoặc tổ chức đợt thăm quan học tập tại các tỉnh từ đó nâng cao nhận thức để cán bộ xử lý công việc hiệu quả hơn, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ hơn các quy định của pháp luật về ĐTM.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Thông qua kết quả nghiên cứu và những phân tích đánh giá, đề tài đã tập trung làm rõ được thực trạng công tác đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2018, đánh giá khách quan những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác ĐTM nói riêng, góp phần phòng ngừa, hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường cho địa phương. Một số kết quả chính của đề tài như sau:
- Công tác lập báo cáo ĐTM: Chất lượng của các báo cáo ĐTM ngày càng nâng cao, tuy nhiên mới chỉ đạt ở mức 61,47%. Báo cáo đã đánh giá được hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án; dự báo các nguồn gây ô nhiễm chính, mức độ ảnh hưởng đến môi trường. Các biện pháp bảo vệ môi trường được đề xuất trong báo cáo ĐTM ngày càng được chi tiết hóa và có tính khả thi. Không còn dự án đã đi vào hoạt động mà chưa có báo cáo ĐTM/Kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt/xác nhận. Công tác quản lý, xử lý và bảo vệ môi trường của doanh nghiệp dần đi vào nề nếp. Ý thức trách nhiệm của chủ đầu tư về bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành dự án được nâng cao rõ rệt; 100% dự án đi vào hoạt động đều có công trình xử lý môi trường.
- Công tác thẩm định trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được đánh giá cao, đạt ơ mức 73,3%. Các thành viên hội đồng thẩm định được lựa chọn hầu hết phù hợp với loại hình của dự án. Quy trình thẩm định chặt chẽ, nhanh chóng. Chất lượng báo cáo ĐTM được nâng cao rõ rệt, chú trọng vào chiều sâu, bám sát công nghệ sản xuất để đánh giá nguồn thải và đưa ra biện pháp xử lý, thông tin môi trường nền và vị trí thực hiện dự án của báo cáo ĐTM được kiểm chứng thực tế. ĐTM trở thành công cụ quản lý đắc lực cho cơ quan quản lý và là cơ sở pháp lý thiết thực nhất để doanh nghiệp tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động.
- Công tác hậu thẩm định:
Qua kết quả đánh giá về công tác hậu thẩm định ĐTM chủ đầu tư dự án cho thấy mức đánh giá mới chỉ đạt 42,5% do một số nội dung hạn chế như đã đánh
giá ở chương III. Công tác thẩm định, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý đã có nhiều thay đổi về chất lượng, tỷ lệ đánh giá đạt 61,67%. Một số yếu tố giúp công tác thẩm định trên địa bàn đạt được những hiệu quả rõ rệt như: Việc rà soát, đôn đốc bằng văn bản đối với các chủ đầu tư sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt về việc thực hiện trách nhiệm của Chủ dự án sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt; Việc quan trắc giám sát chất lượng nguồn thải của cơ quan quản lý được thực hiện tốt, chi phí thực hiện lấy từ nguồn chi cho công tác bảo vệ môi trường của tỉnh hàng năm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác ĐTM trên địa bàn tình còn một số hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế có thể kể đến là: Trách nhiệm của chủ đầu tư trong quá trình ĐTM; việc bố trí chi phí cho quá trình ĐTM chưa đáp ứng yêu cầu; chất lượng tư vấn chưa cao, có gia tăng về số lượng nhưng chưa đáp ứng về trình độ kỹ thuật…
- Trên cơ sở những tồn tại, hạn chế, đề tài đã đề xuất một số giải pháp về cơ chế, chính sách, về áp dụng khoa học kỹ thuật trong xây dựng báo cáo ĐTM và quá trình thẩm định; về đào tạo, tập huấn và ban hành hướng dẫn kỹ thuật về