Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về mức độ tổn thương do biến đổi khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên môi trường vùng cửa đáy theo kịch bản biến đổi khí hậu phục vụ sử dụng bền vững tài nguyên (Trang 30 - 35)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về mức độ tổn thương do biến đổi khí

đổi khí hậu

1.3.1. Nghiên cứu tổn thương do biến đổi khí hậu trên thế giới

Từ năm 1992, những nghiên cứu đánh giá tổn thương nhằm thiết lập các

chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) đã được áp dụng cho những quốc

đảo ở Nam Thái Bình Dương (SPREP). Những nghiên cứu bao gồm (1) các đánh

giá MĐTT từ đánh giá tổng thế đến đánh giá chi tiết khu vực đới bờ với những chỉ số tổn thương để đánh giá tác động về cơ sở hạ tầng (2) phân tích về xói mịn bờ biển và bảo về đường bờ (3) lượng giá với từng phương án đối phó và (4) kiểm tra các phương án thích ứng. Dựa trên những nghiên cứu có trước đó, Mimura và nnk (năm 1999) đã đánh giá MĐTT vùng ven bờ Nam Thái Bình Dương với dâng cao mực nước biển và BĐKH.

Một trong những phương pháp đánh giá MĐTT do BĐKH nổi bật là phương pháp đánh giá MĐTT đới ven biển với bộ chỉ số đánh giá tổn thương CVI (Coastal Vulnerability Index) do dâng cao mực nước biển được xây dựng bởi Cục địa chất Mỹ (USGS, 1996). CVI được xây dựng theo cơng thức CVI=

(trong đó, a: địa mạo; b: biến động; c: độ dốc bờ biển; d: sự thay đổi mực nước biển; e: độ cao sóng và f: biên độ triều). Đây là phương pháp có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở cho các nghiên cứu liên quan đến tổn thương đới

ven bờ do biến đổi khí hậu sau này.

Năm 2006, Cahoon và cộng sự đã có nghiên cứu về “MĐTT của ĐNN với

dâng cao mực nước biển tương đối: xu hướng độ cao của ĐNN và các quy trình

kiểm sốt”. Nghiên cứu này trình bày về sự kiểm sốt sinh học và thủy văn với độ

cao vùng ĐNN ven biển. Điển hình, nghiên cứu đã đưa ra những phân tích đầu tiên và sơ bộ cho những nghiên cứu MĐTT ĐNN mang tính tồn cầu với mục đích để nâng cao hiểu biết về các vùng đầm mặn (salt marsh) và RNM để thích ứng với hiện tượng mực nước biển dâng cao.

Năm 2007, Torresan và cộng sự có nghiên cứu về đánh giá MĐTT đới bờ do BĐKH áp dụng cho phạm vi khu vực và toàn cầu. Đặc trưng nổi bật của nghiên cứu này là sử dụng hệ thống hỗ trợ quyết định (DSSs - Decision Support Systems) để

tích hợp các nguồn thơng tin khác nhau và chưa chắc chắn về tự nhiên, xã hội, kinh tế và lập pháp. Trong DSSs, đánh giá tổn thương đới ven biển do dâng cao mực

nước biển với việc sử dụng công cụ (DIVA- Dynamic Interactive Vulnerability Assessment) đã được áp dụng cho phạm vi các quốc gia đến tồn cầu. Cơng cụ

DIVA bao gồm: (1) cơ sở dữ liệu trên toàn cầu từ tài liệu về môi trường và kinh tế xã hội khu vực đới bờ; (2) mơ hình tích hợp để đánh giá những tác động của lý sinh và kinh tế xã hội do dâng cao mực nước biển và phân tích những tác động tiềm tàng cũng như chi phí của các biện pháp để thích ứng; (3) một giao diện cho người dùng

đồ họa để lựa chọn các kịch bản, chỉnh sửa các dữ liệu đầu vào, chạy các mơ hình

mơ phỏng và phân tích kết quả.

tâm góp phần quan trọng trong các chiến lược thích ứng với BĐKH [98]. Trong đó, phương pháp viễn thám và GIS được sử dụng để xây dựng các cơ sở dữ liệu về tiêu chí tổn thương như tiêu chí về các tai biến, điều kiện tự nhiên liên quan đến BĐKH,

đối tượng bị tổn thương và khả năng ứng phó ĐNN ven biển được xác định như là

một trong những đối tượng chịu tác động lớn do BĐKH.

Năm 2010, chương trình Quốc gia về cửa sơng tại Mỹ có nghiên cứu về BĐKH đối với các hệ sinh thái vùng cửa sông Delaware bao gồm: ĐNN bãi triều,

nước ngọt và sinh vật bám đáy khu vực này [86]. Phương pháp nghiên cứu được

dựa trên đánh giá của các chuyên gia thông qua bộ câu hỏi trong thời gian 45-60 phút với các dữ liệu về các tai biến liên quan tới BĐKH, hiện trạng và suy thoái đối với từng trường hợp. Tổng hợp ý kiến của chuyên gia về mức độ chịu tác động của từng đối tượng, khả năng ứng phó và độ tin cậy phụ thuộc vào nhận thức của từng người với từng vấn đề sẽ đưa ra kết quả là MĐTT của khu vực do BĐKH. Nghiên cứu này đã chỉ ra được những tác động của BĐKH đồng thời đưa ra được những

phương án tốt nhất để thích ứng với BĐKH ở khu vực cửa sông Daleware.

1.3.2. Nghiên cứu tổn thương do biến đổi khí hậu ở Việt Nam và vùng nghiên cứu cứu

Từ cuối thế kỷ 20, BĐKH là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Các cơng trình nghiên cứu về BĐKH chủ yếu tập trung về các vấn đề sau: những biểu hiện của BĐKH, những tác động của BĐKH đến xu hướng diễn biến thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng…) trên nhiều vùng/khu vực [1, 2, 14, 16, 18, 21, 24, 25, 30, 31, 41, 46, 47, 56] và trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam [3, 17, 25, 36]. Bên cạnh đó, tác động của BĐKH cũng được

nghiên cứu trên nhiều đối tượng như: tài nguyên nước [19, 38], đất [37], đất ngập nước [13, 35], động vật đáy [23], đa dạng sinh học [20], nông nghiệp - an ninh

lương thực [15, 32, 33, 40, 42, 45, 48], thủy sản [4, 26, 29]...Các cơng trình này có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng tránh, giảm nhẹ những hậu quả do BĐKH gây ra, đồng thời một số cơng trình nghiên cứu đã xây dựng được một số mơ hình thích

ngập lụt, mơ hình NTTS quảng canh cải tiến và mơ hình nhà sinh hoạt cộng đồng

thích ứng bão lũ và nước biển dâng.

Mặc dù có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về BĐKH, nhưng hướng nghiên cứu tổn thương do BĐKH ở nước ta vẫn còn hạn chế. Một số cơng trình tiêu biểu có thể kể đến như sau:

Giai đoạn 1994 - 1996, Tom và cộng sự đã nghiên cứu về khả năng bị tổn

thương tổng thể của đới bờ Việt Nam do sự gia tăng mực nước biển và khí hậu thay

đổi. Các vùng nhạy cảm được chỉ ra dựa vào khả năng bị tổn thương của hệ thống

tự nhiên, kinh tế - xã hội (KT - XH), môi trường đó là đồng bằng sơng Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được: khả năng rủi ro cao cho con người (khoảng 17 triệu người trong đó có 14 triệu người thuộc đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động của ngập lụt hàng năm); tài nguyên (khoảng 1.700 km2 ĐNN, trong đó có khoảng 60% là ĐNN ven biển bị ảnh hưởng bởi dâng cao mực nước biển); vốn đầu tư cho xây dựng để bảo vệ sinh cảnh

ở các vùng châu thổ thấp ven biển (đê, kè…) khi nước biển dâng cao 1m mất

khoảng 24 tỷ USD/năm.

Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc - UNDP (2007) đánh giá “Khi nước biển tăng lên 1m, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người dân mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp (tương đương 5 triệu tấn lúa và 10% thu nhập quốc nội. Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có khoảng 2 triệu ha nằm dưới mực

nước biển” [2].

Nổi bật là các cơng trình nghiên cứu MĐTT TN - MT đới ven biển Việt Nam

được Mai Trọng Nhuận và cộng sự triển khai từ những năm đầu thế kỷ 21 đến nay.

Kết quả của các cơng trình có ứng dụng quan trọng trong giảm thiểu thiệt hại tai biến, thích ứng với BĐKH, nâng cao khả năng ứng phó, bảo vệ TN - MT, định

hướng quy hoạch phát triển KT - XH. Năm 2011, nghiên cứu đánh giá MĐTT TN - MT khu vực ven biển Việt Nam định hướng sử dụng bền vững và bảo vệ tài nguyên, môi trường cũng như thích ứng với BĐKH (áp dụng cho khu vực cửa sông Hồng) đã được tập thể tác giả thực hiện bằng phần mềm ArcGIS 9.3 và Expert

Choice 11, kết quả đã thành lập bản đồ MĐTT về TN - MT khu vực này. Dựa theo

đó, những giải pháp sử dụng bền vững TN-MT, bảo vệ môi trường, phịng tránh và

giảm thiểu các tai biến, thích ứng với BĐKH được đề xuất. Kết quả nghiên cứu đã

đóng vai trị quan trọng đặc biệt trong việc thiết lập các chính sách và chiến lược

trong việc bảo vệ TN - MT, giảm thiểu thiệt hại tai biến, thích ứng với BĐKH cho khu vực.

Đối với vùng nghiên cứu, nghiên cứu MĐTT do sự gia tăng mực nước biển

và BĐKH mới chỉ được tích hợp trong nghiên cứu chuyên đề “Đánh giá mức độ tổn thương do tai biến ở khu vực Ba Lạt - Cửa Đáy” thực hiện năm 2012 do Mai Trọng Nhuận và nnk. Trong đó, đánh giá tổn thương áp dụng cho hệ thống tự nhiên - xã hội (TN - XH) và phân vùng tổn thương dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố gây tai biến (bão và nước dâng do bão, dâng cao mực nước biển, bồi tụ biến động luồng

lạch…), các đối tượng bị tổn thương (cộng đồng ven biển, cơ sở hạ tầng, tài

nguyên…) và khả năng ứng phó của hệ thống trước các tai biến. Từ đó, MĐTT do

tai biến được phân làm 3 vùng từ thấp đến cao. Kết quả đánh giá này có ý nghĩa

quan trọng cho việc tạo cơ sở để phòng tránh các tai biến. Tuy nhiên, MĐTT được

đánh giá trên cơ sở phân tích tổng hợp tác động của các tai biến nên chưa nghiên

cứu chi tiết MĐTT do tác động của BĐKH lên hệ thống TN - XH và khả năng ứng phó trước các yếu tố gây tổn thương này. Do đó, luận văn được thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên môi trường vùng cửa đáy theo kịch bản biến đổi khí hậu phục vụ sử dụng bền vững tài nguyên (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)