STT Tên cơn bão Thời điểm bắt đầu STT Tên cơn bão Thời điểm bắt đầu
1 NORA 30/8/1951 23 DOT 05/6/1989 2 LOIS 26/8/1952 24 IRVING 21/7/1989 3 NONA 01/9/1952 25 ED 12/9/1990 4 OPHELIA 12/8/1953 26 CHUCK 25/6/1992 5 KATE 18/9/1955 27 ELI 10/7/1992
STT Tên cơn bão Thời điểm bắt đầu STT Tên cơn bão Thời điểm bắt đầu 6 NO-NAME 03/6/1958 28 LEWIS 08/7/1993 7 CARLA 21/9/1962 29 AMY 29/7/1994 8 FAYE 01/9/1963 30 JOEL 05/9/1994 9 PHYLLIS 02/8/1966 31 LOIS 26/8/1995 10 ROSE 10/8/1968 32 FRANKIE 22/7/1996 11 JEAN 10/7/1971 33 NIKI 18/8/1996 12 KATE 24/8/1973 34 WILLIE 18/9/1996 13 MARGE 12/9/1973 35 KONI 18/7/2003 14 DINAH 08/6/1974 36 WASHI 29/7/2005 15 ALICE 16/9/1975 37 DAMREY 21/9/2009 16 SARAH 17/7/1977 38 MUJIGAE 10/9/2009 17 JOE 18/7/1980 39 CONSON 12/7/2010 18 RUTH 14/9/1980 40 HAIMA 21/6/2011 19 KELLY 30/6/1981 41 NOCK-TEN 26/7/2011 20 NANCY 11/10/1982 42 NESAT 24/9/2011 21 GEORGIA 29/9/1983 43 KAI-TAK 13/08/2012 22 WAYNE 18/8/1986 44 SON TINH 23/10/2012
Nguồn: [10]
Tần số xuất hiện bão trong năm tăng qua các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn 1951 - 1971, trong các năm xảy ra bão tần số bão xuất hiện chiếm đại đa số là 1 cơn bão/năm. Giai đoạn 1972 - 1995, tần số bão xuất hiện trong năm từ 1 - 2 cơn bão/năm, số lượng các năm xảy ra hai cơn bão đã tăng rõ rệt, như năm 1973, 1980, 1989, 1992, 1994. Giai đoạn 1996 - 2012, tần số bão tiếp tục tăng từ 1 - 3 cơn bão/năm, tiêu biểu như năm 1996 và năm 2011 có tới 3 cơn bão xuất hiện trong năm (Hình 3.7). Bên cạnh sự gia tăng về tần số xuất hiện bão, hướng di chuyển và vị trí đổ bộ của các bơn bão cũng trở nên khó dự đốn hơn, đường đi của các cơn
bão liên tục thay đổi gây khó khăn trong việc phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại (Hình 3.9, Hình 3.10).
Số lượng các cơn bão đổ bộ không chỉ tập trung ở một số tháng nhất định
Thời điểm bão xuất hiện và kết thúc sớm hơn. Giai đoạn 1951 - 1971, mùa bão xảy ra chủ yếu vào tháng 8 và tháng 9, nhưng từ năm 1972 cho đến nay, mùa bão diễn biến dài hơn, xảy ra từ tháng 6 đến tháng 10, trong đó các cơn bão xảy ra và tháng 6 và tháng 7 tăng lên đáng kể (Hình 3.8). y = 0.0128x - 24.065 0 1 2 3 4 1951 1954 1957 1960 1963 1966 1969 1972 1975 1978 1981 1984 1987 1990 1993 1996 1999 2002 2005 2008 2011 Năm Sô ́ c ơ n ba ̃ o y = -0.0085x + 24.772 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 19 51 1954 1957 1960 1963 1966 1969 1972 1975 1978 8119 1984 1987 1990 1993 9619 1999 2002 2005 2008 2011 Năm Th a ́ ng xuâ ́ t h iê ̣ n b a ̃ o
Hình 3.7. Biến trình số lượng bão hàng năm ảnh hưởng đến vùng Cửa Đáy năm ảnh hưởng đến vùng Cửa Đáy
Hình 3.8. Biến trình số lượng bão hàng năm ảnh hưởng đến vùng Cửa Đáy năm ảnh hưởng đến vùng Cửa Đáy
Hình 3.9. Đường đi của bão Cơn Sơn năm 2010. 2010.
Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương, 2010
Hình 3.10. Đường đi của bão Sơn Tinh năm 2012 năm 2012
Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương, 2012
Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, bão đổ bộ vào vùng nghiên cứu với cường độ mạnh đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Đặc biệt là cơn bão Sơn Tinh (cơn bão số 8) gió cấp 11, 12, giật trên cấp 13, 14 trong thời gian dài (từ 17 giờ ngày 28-10 đến 2 giờ đêm ngày 29-10) đúng vào thời điểm thu hoạch vụ đông nên đã gây thiệt hại lớn. Sau bão số 8, Trên 1.900ha
lúa chưa gặt ở huyện Nghĩa Hưng bị đổ, vị nát thân, rụng hạt. Diện tích cây vụ đơng bị thiệt hại 1.349,13ha; trong đó cây vụ đơng trên đất 2 lúa là 377,13ha, đất
màu vườn bãi 972ha [59]. Chỉ tính riêng 3 xã ven biển huyện Kim Sơn có 5 ngơi nhà bị sập, 160 nhà bị tốc mái, 350 lều lán và 150 cột điện bị gãy đổ. Hệ thống
thông tin liên lạc, đường điện hư hỏng. 100ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng
[75].
3.2.2. Phân vùng mức độ nguy hiểm do các tai biến
3.3.2.1. Phân vùng hiện trạng mức độ nguy hiểm do các tai biến
Hiện trạng mức độ nguy hiểm do các tai biến theo mực nước biển hiện tại được đánh giá dựa trên các tai biến bão, bồi tụ, xói lở, lũ lụt, xâm nhập mặn. Bản đồ
mức độ nguy hiểm do các tai biến (theo mực nước biển hiện tại) được thành lập
theo quy trình như Bảng 2.2. Kết quả hiện trạng mức độ nguy hiểm vùng nghiên cứu được phân thành 3 vùng có mức độ từ thấp đến cao (Bản đồ 1), cụ thể như sau:
Vùng I - Vùng có mức độ nguy hiểm thấp, chiếm 35,0% diện tích vùng
nghiên cứu, thuộc các xã Nghĩa Đồng đến xã Nghĩa Sơn (huyện Nghĩa Hưng) và từ xã Xuân Thiện đến Lai Thành (huyện Kim Sơn). Vùng này nằm sâu trong lục địa
nên chịu ảnh hưởng của các tai biến bão, nhiễm mặn và lũ lụt là ít nhất.
Vùng II - Vùng có mức độ nguy hiểm trung bình, chiếm 65,0% diện tích
vùng nghiên cứu, phân bố từ xã Nghĩa Lạc (huyện Nghĩa Hưng) ra đến đê Bình
Minh 3 và một phần diện tích vùng biển dưới 4m nước. Vùng này chịu ảnh hưởng của các tai biến nhiễm mặn, ngập lụt, bão.
Vùng III - Vùng có mức độ nguy hiểm cao, chiếm 13,1% diện tích vùng
nghiên cứu, phân bố ở vùng biển ven bờ từ 0 đến 4m nước và một phần diện tích ven sơng thuộc các xã Kim Tân, Cồn Thoi (huyện Kim Sơn). Vùng này chịu ảnh
hưởng mạnh của các tai biến bồi tụ, xói lở, nhiễm mặn, bão.
3.1.2.1. Phân vùng mức độ nguy hiểm do các tai biến liên quan đến BĐKH (xét
đến dâng cao mực nước biển 1m)
Mức độ nguy hiểm do tai biến liên quan đến BĐKH (theo kịch bản nước biển dâng 1m) trong vùng nghiên cứu chủ yếu dựa trên đánh giá, phân tích các loại hình tai biến dâng cao mực nước biển theo kịch bản 1m (vùng nước biển dâng cao 1m có
hiệu chỉnh do có đê kè), bão, hạn hán, xâm nhập mặn. Bản đồ mức độ nguy hiểm do tai biến liên quan đến BĐKH vùng Cửa Đáy được thành lập theo quy trình như
Bảng 2.2. Kết quả mức độ nguy hiểm vùng nghiên cứu được phân thành 3 vùng có mức độ từ thấp đến cao (Bản đồ 2).
Vùng I - Vùng có mức độ nguy hiểm thấp, chiếm 16,6% diện tích, phân bố ở các xã (Nghĩa Đồng, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Minh, Hoàng Nam, Nghĩa Châu (huyện Nghĩa Hưng), xã Kim Định đến Lai Thành (huyện Kim Sơn). Do nằm sâu trong đất liền nên cường độ bão suy giảm, mực nước biển dâng chưa gây ảnh hưởng.
Vùng II - Vùng có mức độ nguy hiểm trung bình, chiếm 50,0% diện tích
vùng nghiên cứu, phân bố chủ yếu từ xã Nghĩa Thái (huyện Nghĩa Hưng) đến đê Bình Minh 2 (xã Kim Hải, Kim Tiến, Kim Trung, Kim Đông. Đây là vùng chuyển tiếp giữa đất liền và biển nhưng được đê bao che chắn nên cường độ bão giảm.
Ngồi ra, các xã ven sơng thuộc vùng II chịu ảnh hưởng của lũ lụt, dâng cao mực nước biển, xâm nhập mặn.
Vùng III - Vùng có mức độ nguy hiểm cao, chiếm 33,4% diện tích vùng
nghiên cứu, phân bố ngồi đê Bình Minh 3 (huyện Kim Sơn) và đê Nghĩa Hưng ra
đến biển dưới 6m nước khi triều kiệt. Đây là vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất khi
mực nước biển dâng 1m, bão và xâm nhập mặn.
Bảng 3.5. Bảng so sánh mức độ nguy hiểm do tai biến vùng Cửa Đáy theo hiện trạng và kịch bản nước biển dâng 1m
Chỉ số Vùng Hiện trạng Kịch bản nước biển dâng 1m
Thấp 35,0 16,6
Trung bình 65,0 50,0
Diện tích (%)
Cao 13,1 33,4
Thấp 1,43 1,68
Giá trị nguy hiểm
Cao 8,56 8,56
So sánh hiện trạng mức độ nguy hiểm do tai biến theo mực nước biển hiện tại và mức độ nguy hiểm do tai biến theo kịch bản nước biển dâng 1m có thể thấy rằng mực nước biển dâng 1m làm gia tăng mức độ nguy hiểm các tai biến vùng biển ven bờ do vùng này không được che chắn. Đối với các xã được bảo vệ bởi đê, mặc
dù mực nước biển dâng không bị ảnh hưởng nhưng mực nước biển dâng sẽ cường hóa xâm nhập mặn vào sâu trong lục địa. Bởi vậy, diện tích vùng có mức độ có mức
độ nguy hiểm cao theo kịch bản nước biển dâng 1m tăng gần hơn 2,5 lần so với
vùng có vùng có mức độ nguy hiểm cao ở hiện trạng. Vùng có mức độ nguy hiểm thấp trong kịch bản nước biển dâng 1m giảm gần 2 lần so với vùng tương ứng trong hiện trạng mức độ nguy hiểm do tai biến.
3.2. Đánh giá mật độ các đối tượng bị tổn thương 3.2.1. Nhận định, phân tích các đối tượng bị tổn thương 3.2.1. Nhận định, phân tích các đối tượng bị tổn thương
Sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai, cả về tần số và cường độ do BĐKH là mối đe doạ thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Vì vậy, BĐKH đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển bền vững KTXH của đất nước. Đối với vùng nghiên cứu, BĐKH tác động rõ nét nhất đến các
đối tượng như: tài nguyên, dân cư, các sinh kế của người dân (nông nghiệp, diêm
nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản) và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
3.2.1.1. Tài nguyên
a. Đất ngập nước
Theo Mai Trọng Nhuận (2007), đất ngập nước (ĐNN) vùng nghiên cứu có tổng diện tích khoảng 21.333ha, gồm 10 kiểu ĐNN: vùng biển ở độ sâu dưới 6m
khi triều kiệt (A), vùng nước cửa sông (F), thảm cỏ biển (B), bãi cát vùng gian triều (Ea), cồn, bãi ngập cửa sông (Fa), bãi cát/bùn vùng gian triều (Ga), rừng ngập mặn (I), vùng nuôi trồng thủy sản nước mặn/lợ (1a), vùng trồng cói, bàng (2a), vùng làm muối (3) (5). Trong đó, vùng biển ở độ sâu dưới 6m khi triều kiệt chiếm diện tích
lớn nhất, khoảng 6.265,35ha (Bảng 3.6).
Tài nguyên ĐNN ở vùng nghiên cứu có giá trị và vai trò quan trọng trong các hoạt động phát triển kinh tế, nghiên cứu, giáo dục và giải trí, bảo tồn đa dạng sinh
Tuy nhiên, vùng ĐNN đang bị đe dọa do khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên do sự gia tăng dân số, phát triển ồ ạt nuôi trồng và khai thác thủy sản (các sinh cảnh
đất ngập nước bị cải tạo để nuôi thâm canh). Bên cạnh đó, BĐKH ngày càng trở nên
rõ nét và có những tác động mạnh mẽ lên các hệ sinh thái ĐNN. BĐKH tác động lên các hệ sinh thái ĐNN chủ yếu do các yếu tố như: mực nước biển dâng, sự thay
đổi về nhiệt độ, sự thay đổi về lượng mưa, mức ngập lụt và thời gian ngập lụt.