Diện tích các kiểu đất ngập nước ven biển Cửa Đáy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên môi trường vùng cửa đáy theo kịch bản biến đổi khí hậu phục vụ sử dụng bền vững tài nguyên (Trang 59 - 63)

Diện tích (ha) STT Kiểu đất ngập nước ven biển

hiệu(theo

Ramsar) Nghĩa Hưng Kim Sơn

Ghi chú

1 Vùng biển ở độ sâu dưới 6m khi

triều kiệt A 4.271 1.994 2 Vùng nước cửa sông F 409 404 3 Thảm cỏ biển B

Phân bố

ở Kim

Trung

4 Bãi cát vùng gian triều Ea 1.238 3.202 5 Cồn, bãi ngập cửa sông Fa 50

6 Bãi cát/bùn vùng gian triều Ga 1.748 1.121

7 Rừng ngập mặn I 989 213 8 Vùng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn/ lợ 1a 2.189 2.605

9 Vùng trồng cói, bàng 2a 113 710

10 Vùng làm muối 3 77

Tổng 21.333

Nguồn: Mai Trọng Nhuận, 2007

Kịch bản nước biển dâng do bộ tài nguyên môi trường thực hiện năm 2011

đã dự báo vùng nghiên cứu nằm trong khu vực có mức tăng mực nước biển qua các

năm như sau: nước biển sẽ tăng lên 9cm vào năm 2020, 33cm vào năm 2030, 19cm vào năm 2040, 27cm vào năm 2050, 36cm vào năm 2060, 47cm vào năm 2070, 59cm vào năm 2080, 72cm vào năm 2090 và 86cm vào năm 2100 (kịch bản phát thải cao A1F1). Mực nước biển dâng như vậy sẽ làm mất đi một vùng đất thấp rộng lớn/các hệ sinh thái ĐNN và các sinh cảnh tự nhiên. Đặc biệt, sự sinh trưởng và

phát triển của 1.202ha diện tích rừng ngập mặn bị đe dọa do mực nước biển dâng sẽ làm cho mức ngập lụt và thời gian ngập lụt kéo dài hơn. Trong khi cây ngập mặn mọc ở những vùng có thủy triều lên xuống hàng ngày, nhật triều hay bán nhật triều (biên độ triều từ 0,5 - 3m). Đặc biệt, nước biển dâng đã ngăn chặn sự phát triển của RNM về phía biển. Trong khi vùng ven biển đã được kiên cố hóa để có thể ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu. Việc làm đó cũng ngăn cản sự phát triển của

RNM về phía đất liền. Như vậy, xem xét 4 kịch bản phản hồi của RNM trước tác

động của nước biển dâng (Gilman và cs 2007) trong bối cảnh của vùng nghiên cứu

thì RNM nơi đây sẽ bị suy giảm diện tích. Nếu mực nước biển dâng cao lên 1m,

vùng nghiên cứu sẽ mất tồn bộ 1.202ha diện tích RNM.

Các nghiên cứu của McLeod và Salm (2006), Trần Đặng Bảo Thuyên và nnk (2011), Đỗ Văn Nhượng (2011), Trương Quang Học (2011) đều chỉ ra rằng, các hệ sinh thái RNM còn chịu tác động bởi sự thay đổi về nhiệt độ. Cây ngập mặn phát

triển tối đa ở 25oC và ngưng mọc lá khi nhiệt độ dưới 15oC. Khi nhiệt độ tăng trên 35oC thì cây ngập mặn giảm quang hợp. Khi lên đến 38 - 40oC, hầu như không diễn ra sự quang hợp (McLeod và Salm, 2006). Đến cuối thế kỷ này, mức tăng nhiệt độ ở vùng nghiên cứu sẽ gia tăng khoảng 1,6 - 1,9oC (kịch bản B1), 2,5 - 2,8oC (kịch bản B2) và 3,1 - 3,4oC (kịch bản A2, A1F1) vào cuối thế kỷ này. Bởi vậy, cây RNM sẽ chậm phát triển do sự khắc nghiệt của khí hậu khi mùa khô kéo dài và nhiệt độ tăng cao là khơng tránh khỏi.

Ngồi ra, thời gian mùa mưa ngắn hơn, nhưng cường độ mưa lại tập trung

trong các tháng 7 và 8, sẽ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phân bố cây RNM.

Mùa khô kéo dài làm cho cây rừng hạn chế sinh trưởng do hô hấp và thoát hơi nước tăng. Mùa trái giống của cây RNM thường tập trung từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Vì vậy, lượng mưa tăng cao trong tháng 7 và 8, sẽ làm cho tỷ lệ hoa đậu ít hơn.

b. Tài nguyên đất

Trong quy hoạch phát triển KT - XH huyện Nghĩa Hưng và Kim Sơn năm 2011, quy hoạch sử dụng đất đã được điều chỉnh hợ lý trên cơ sở nghiên cứu cơ bản

điều kiện tự nhiên và đánh giá thực tiễn. Trong đó, diện tích đất tự nhiên của huyện

Kim Sơn là 21.423,60ha, chủ yếu là đất phù sa được bồi, phục vụ cho phát triển nông nghiệp như trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Trong

đó đất sản xuất nơng nghiệp là 9.533,63ha, đất lâm nghiệp 685,51ha. Đất tự nhiên

của huyện Nghĩa Hưng bao gồm các loại đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất

phù sa sử dụng chủ yếu cho các mục đích sản xuất nơng nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, sản xuất vật liệu xây dựng,... Trong đó, diện tích đất nơng nghiệp chiếm khoảng 65% diện tích tồn vùng có khả năng thâm canh cao, nhất là cây lúa, các loại hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Khi mực nước biển dâng tài nguyên đất sẽ không tránh khỏi những tác động bất lợi, nhiều diện tích đất có nguy cơ bị ngập, trong đó diện đất đất có rừng phịng hộ, đất ni trồng thủy sản, đất làm muối phân bố ở ngoài đê thuộc địa phận các xã ven biển Kim Hải, Kim Đồng, Kim Trung, Kim Đông (huyện Nghĩa Hưng), xã Nam Điền, xã Nghĩa Phúc (huyện Kim Sơn) sẽ bị ngập lụt nhiều nhất.

Bảng 3.7. Thống kê diện tích đất huyện Nghĩa Hưng và Kim Sơn năm 2011 (ha) Mục đích sử dụng đất Nghĩa Hưng Kim Sơn

Tổng diện tích tự nhiên 25.454,8 21.423,60

1. Đất nông nghiệp 17.090,8 13.380,53

a. Đất sản xuất nông nghiệp 12.138,1 9.533,63

Đất trồng cây hàng năm 11.089,5 8.662,94

Đất trồng lúa 10.663,9 8.358,01

Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi - -

Đất trồng cây hàng năm khác 425,6 304,93

Đất trồng cây lâu năm 1.048,5 870,69

b. Đất lâm nghiệp 1.671,2 685,51

Đất rừng phịng hộ 1.671,2 685,51

c. Đất ni truồng thủy sản 3.149,1 3.156,68

d. Đất làm muối 53,0 -

e. Đất nơng nghiệp khác 79,4 4,71

Mục đích sử dụng đất Nghĩa Hưng Kim Sơn

a. Đất ở 1.185,4 947,70

Đất ở tại nông thôn 1.069,7 887,74

Đất ở tại đô thị 115,8 59,96

b. Đất chuyên dùng 2.961,5 3.403,70

Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp 19,2 14,15

Đất quốc phòng, an ninh 32,9 38,38

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 119,5 274,72

Đất có mục đích cơng cộng 2.789,9 3.076,45

c. Đất tơn giáo, tín ngưỡng 94,9 66,17

d. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 209,9 317,38

e. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2.191,9 1.093,64

f. Đất phi nông nghiệp khác 10,9 0,41

3. Đất chưa sử dụng 1.709,5 2.214,07

a. Đất bằng chưa sử dụng 1.709,5 2.208,26

b. Đất đồi núi chưa sử dụng - -

c. Núi đá khơng có rừng cây - 5,81

Nguồn: [28, 49]

3.2.1.2. Đối tượng nhân sinh

a. Dân cư

Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về phát triển bền vững tại Johannesburg

(Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã nhận định rằng những hậu quả của BĐKH toàn cầu trực tiếp tác động đến sự sinh tồn của loài người. Tác động của BĐKH sẽ ảnh

hưởng theo mức độ và đối tượng khác nhau của từng tiểu vùng.

Bảng 3.8. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011(%)

Huyện Tỷ lệ hộ nghèo % Tổng số hộ trên địa bàn (hộ)

Nghĩa Hưng 9,6 55.845

Kim Sơn 13,03

Nguồn: [30, 31]

Năm 2011, tổng dân số hai huyện Nghĩa Hưng và Kim Sơn là 345.167 người, trong đó tỷ lệ nữ chiếm 50,17%. Dân số tập trung chủ yếu ở vùng nông thơn

chiếm 90,53% và có sự chênh lệch tỷ lệ giàu nghèo ở các vùng khác nhau (Bảng 3.8). Tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Nghĩa Hưng chiếm 9,6% và huyện Kim Sơn chiếm 13,03%. Các hộ nghèo, phụ nữ, trẻ em và người dân nông thôn ở dải ven biển (nông dân, ngư dân và diêm dân) là đối tượng chịu tổn thương nhiều nhất do BĐKH.

Nhiệt độ và độ ẩm tăng cao làm gia tăng làm gia tăng sức ép về nhiệt độ với cơ thể con người, nhất là người già và trẻ em, làm tăng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiệt đới (bệnh sốt xuất huyết), bệnh truyền nhiễm thông qua sự phát triển của các lồi vi khuẩn, các cơn trùng và vật mang bệnh... Hơn nữa, thời tiết khắc nghiệt và tăng tần suất thiên tai như bão và lũ lụt, sẽ đe doạ tính mạng người dân và có thể dẫn đến nhiều tử vong hơn, nếu không áp dụng các biện pháp giảm thiểu và thích

ứng quan trọng.

Ngồi ra, sự dịch chuyển dịng di cư lên các đô thị của người dân ở các vùng ven biển bị tác động nặng nền do BĐKH và nước biển dâng có thể xảy ra. Điều này khiến các kế hoạch quy hoạch đơ thị hố bị phá vỡ, trật tự xã hội sẽ là một thử

thách, môi trường đô thị sẽ bị xấu đi do sự gia tăng cơ học về dân số.

b. Nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên môi trường vùng cửa đáy theo kịch bản biến đổi khí hậu phục vụ sử dụng bền vững tài nguyên (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)