Sông Trạm Năm Mực nước lớn nhất (cm)
Cấp báo động Vượt cấp báo động Đào Nam Định 2002 448 Cấp 3 48 Đào Nam Định 1996 481 Cấp 3 81 Đào Nam Định 1971 530 Cấp 3 130 Ninh Cơ Trực Phương 2002 285 Cấp 3 5 Ninh Cơ Trực Phương 1996 314 Cấp 3 34 Ninh Cơ Trực Phương 1971 370 Cấp 3 90 Hoàng Long Bến Đế 2008 469 Cấp 3 69 Hoàng Long Bến Đế 2002 253 0 Hoàng Long Bến Đế 1996 481 Cấp 3 81 Hoàng Long Bến Đế 1985 524 Cấp 3 124 Hoàng Long Hưng Thi 2007 1849 Cấp 3 1299
Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, 2011
Theo số liệu thống kê cho thấy lượng mưa các tháng 7, tháng 8 có xu thế tăng rõ rệt trong những thập kỷ gần đây. Cường độ mưa tăng kết hợp với ảnh hưởng của mưa bão kéo theo hiện tượng lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn. Trong giai đoạn 1945 - 1970, ở vùng nghiên cứu hầu như không bị ảnh hưởng của lũ lụt nhưng từ
1970 đến nay đã xảy ra 11 trận lũ vào các năm 1971, 1985, 1996, 2002, 2007, 2008 với cấp báo động 3 ở trên hệ thống các sông Đào, Ninh Cơ, Hoàng Long. Thời gian của các đợt lũ này kéo dài từ 16 đến 25 ngày. Trong đó, trận lũ lớn nhất xảy ra vào năm 1971 đã gây vỡ đê ở nhiều nơi và ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Bắc Bộ, trong đó vùng nghiên cứu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại trạm Trực Phương gần vùng nghiên cứu, mực nước lớn nhất đo được là 3,7m, vượt cấp báo động 3
khoảng 0,9m.
thường hơn. Trong giai đoạn 1971 - 2002, mùa lũ thường bắt đầu từ ngày 9 tháng 8 và kết thúc vào ngày 4 tháng 9. Nhưng năm 2007, 2008, thời gian xảy ra lũ dịch chuyển dần vào các tháng cuối năm do ảnh hưởng của các đợt mưa to kéo dài bất thường, cụ thể như, 2 trận lũ trên sơng Hồng Long bắt đầu từ ngày 3/10/2007 và
ngày 2/11/2008. Năm 2007, lũ đổ về rất nhanh, lại xuống chậm. Vì vậy, mực nước sơng Đáy dâng cao. Mực nước lớn nhất đo được tại trạm Hưng Thị cao nhất trong
lịch sử, đạt 18,49 m, vượt báo động 3 là 12,99m.
c. Nước biển dâng
Tác động trực tiếp của dâng cao mực nước biển là làm mất quỹ đất tại các
vùng đất thấp ven biển, ngoài ra, tác động gián tiếp của nó là cường hóa các tai biến xói lở, ngập lụt, thay đổi đa dạng sinh học. Tác động lâu dài của dâng cao mực nước biển khiến các bãi triều ngập sâu hơn, ảnh hưởng đến phát triển của RNM, đặc biệt là các lồi cây có khả năng giữ lại phù sa để bồi đắp cho các bãi đất ven biển như mắm trắng (Avicennia alba), bần trắng (Sonnerratia alba). Bên cạnh đó, hiện tượng này cịn kéo theo sự gia tăng nhiệt độ nước biển và đẩy cao hàm lượng muối xâm
nhập vào các vùng ĐNN ven biển, xáo trộn mạnh mẽ điều kiện sống các lồi và gây
ảnh hưởng đến các hoạt động nơng nghiệp của người dân.
Theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi Trường, 2011), kịch bản nước biển dâng cho vùng Cửa Đáy được đưa ra như
sau (Bảng 3.3, Hình 3.6).
Bảng 3.3. Mực nước biển dâng theo các kịch bản phát thải cho vùng Cửa Đáy (cm) Kịch bản cao A1F1 Kịch bản trung bình B2 Kịch bản thấp B1 Năm
Cận trên Cận dưới Cận trên Cận dưới Cận trên Cận dưới
2020 9 8 8 7 9 8
2030 14 12 13 11 13 11
2040 19 16 18 15 17 15
2050 27 22 24 20 23 19
Kịch bản cao A1F1 Kịch bản trung bình B2 Kịch bản thấp B1 Năm
Cận trên Cận dưới Cận trên Cận dưới Cận trên Cận dưới
2070 47 38 39 31 37 29 2080 59 47 48 37 44 34 2090 72 56 56 43 51 38 2100 86 66 65 49 58 42 Nguồn: [3] 0 20 40 60 80 100 120 2000 2010 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Năm M ứ c t ă ng m ự c n ướ c (c m )
Cận trên - Kịch bản A1FI Cận dưới - Kịch bản A1FI
Cận trên - Kịch bản B2 Cận dưới - Kịch bản B2
Cận trên - Kịch bản B1 Cận dưới - Kịch bản B1
Hình 3.6. Kịch bản mực nước biển dâng tại vùng Cửa Đáy
Nguồn: [3]
Theo kịch bản phát thải thấp (B1), mực nước biển dâng tại khu vực Cửa Đáy trong khoảng từ 19 - 23cm (vào giữa thế kỷ 21), khoảng từ 42 - 58cm (cuối thế kỷ 21);
Theo kịch bản phát thải trung bình (B2), mực nước biển dâng tại khu vực Cửa Đáy trong khoảng từ 20 - 24 cm (vào giữa thế kỷ 21), và khoảng từ 49 - 65cm (cuối thế kỷ 21);
Theo kịch bản phát thải cao (A1FI), mực nước biển dâng tại khu vực Cửa
Đáy trong khoảng từ 22 - 27 cm (vào giữa thế kỷ 21) và khoảng từ 66 - 86 cm (cuối
Trong phạm vi luận văn sử dụng kịch bản nước biển dâng 1m để đánh giá
mức độ thiệt hại lên các đối tượng tài nguyên môi trường (mục 3.2.1).
d. Xâm nhập mặn
Ở các đồng bằng ven biển, mực nước biển dâng cao chắc chắn còn làm cho
tình trạng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển sẽ vào sâu hơn, nguồn nước ngọt sẽ khan hiếm hơn. Tình trạng xâm nhập mặn vào đồng ruộng đã trở thành vấn đề nan giải trên diện rộng ở vùng nghiên cứu. Nhiều vùng lúa ven biển huyện Kim Sơn và Nghĩa Hưng đang bị nước biển mặn tràn vào làm cho thối rễ. Những năm gần đây, thời tiết diễn biến thất thường, nắng hạn liên tục kéo dài, lượng mưa giảm dẫn đến tình trạng đất ruộng bị nhiễm mặn ngày càng cao. Theo Sở Nông nghiệp & Phát
triển Nông thôn, xâm nhập mặn thường lấn sâu vào các cửa sông: năm 2009, độ mặn tại Tân Hưng, Phát Diệm cách biển 15km là 15‰, tại cầu Hội, cách biển 22 km là 10‰. Độ mặn ăn sâu từ 20 - 25km trên sông Đáy và 10 - 15km trên sơng
Vạc. Diện tích bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn vào khoảng 1.500 ha và diện tích bị thiệt hại là 200ha. Hiện tượng này có dấu hiệu gia tăng nhất là vào giai đoạn đổ ải vụ đông xuân.
e. Bão
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia trong giai đoạn 1951 đến 2012, 44 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đã gây ảnh hưởng trực
tiếp tới vùng Cửa Đáy (Bảng 3.4), trong đó chiếm phần lớn là các cơn bão mạnh.
Những năm qua do ảnh hưởng của BĐKH làm cho tần số xuất hiện bão ở vùng nghiên cứu diễn biến ngày càng phức tạp.