Thành phần kinh tế Nghĩa Hưng Kim Sơn Tổng số
1. Khu vực kinh tế trong nước 3.789 5.534 9.323
Nhà nước - - - Tập thể - 3 3 Tư nhân 63 47 110 Cá thể 3.726 5.484 9.210 2. Khu vực có vốn ĐTNN - - - Nguồn: [27, 28]
Những năm qua, ngành du lịch của hai huyện Kim Sơn và Nghĩa Hưng đang nổi lên nắm vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, so với tiềm năng và lợi thế, hiệu quả của hoạt động du lịch vẫn còn khiêm tốn. Năm 2011, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt hơn 2.049 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ dịch vụ, lưu trú và dịch vụ ăn uống chỉ chiếm gần 13% do khách lưu trú thấp hoặc lưu trú ngắn ngày (Bảng 1.9). Hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch ngày càng được xây dựng, cải tạo nâng cấp, từng bước đáp ứng nhu cầu thị
trường. Đến năm 2011, tồn vùng có tới 9.323 cơ sở kinh doanh, nằm rải rác ở các xã và thị trấn (Bảng 1.10).
1.2.2.6. Giao thông vận tải
Mạng lưới giao thông đường bộ trong vùng nghiên cứu chủ yếu theo hướng bắc - nam, tây bắc - đông nam và kéo dài đến tận các xã ven biển nên khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Trong vùng có một số tuyến giao thơng quan trọng như quốc lộ 10, các tỉnh lộ 481C, 481D, 481B, 481 thuộc huyện Kim Sơn; tuyến tỉnh lộ 490 kéo dài từ
xã Nghĩa Thịnh đến xóm 8 xã Nam
Điền và tuyến tỉnh lộ 55 kéo dài từ xã
Nghĩa Phong đến xã Nghĩa Lâm thuộc
huyện Nghĩa Hưng. Trong đó, quốc lộ 10 đi xuyên ngang qua 11 xã ở phía bắc huyện Kim Sơn phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong vùng và thúc đẩy giao thương kinh tế với các tỉnh khác trên cùng trục đường như Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa. Phía bắc huyện Kim Sơn có tỉnh lộ 481 nối từ xã Ân Hòa đến xã Xuân Thiện, tỉnh lộ 481D nối từ ngã ba Quy Hậu tới đị 10 sang Nam Định. Phía nam
huyện Kim Sơn có tỉnh lộ 481 nối từ Yên Lộc đến đê biển Bình Minh qua 8 xã đang
được đầu tư nâng cấp thành quốc lộ 12B kéo dài. Ngoài ra, phong trào đầu tư cơ sở
hạ tầng nông thôn, hồn thiện hệ thống đường giao thơng nơng thơng cũng tiếp tục phát triển. Toàn huyện Kim Sơn đã làm được 16km đường bê tông xi măng, 14,5km
đường cấp phối, 7,5km đường đá dăm, 50 cống các loại. Một số xã có phong trào
làm đường giao thơng nơng thơn khá là: Quang Thiện, Kim Tân, Chất Bình, n
Lộc...
Về giao thông đường thủy, hệ thống sông Đáy chảy qua địa phận hai tỉnh Kim Sơn và Nghĩa Hưng nên vận tải bằng đường sông diễn ra khá phổ biến. Tuy
nhiên, việc khai thác sử dụng giao thông vận tải đường sông trên địa bàn vùng
nghiên cứu chủ yếu là sử dụng nguyên trạng điều kiện tự nhiên sẵn có, việc đầu tư
Hình 1.11. Sơ đồ hệ thống đường bộ huyện Nghĩa Hưng và Kim Sơn huyện Nghĩa Hưng và Kim Sơn
cải tạo cịn hạn chế, so với giao thơng đường bộ thì giao thơng đường thủy thường
đơn giản hơn. Hiện nay, các bến phà và thuyền vẫn là phương tiện giao thông vận
tải chủ yếu, phục vụ cho việc đi lại và đời sống sản xuất của người dân như chờ hàng hóa, chở hành khách trên các bến đị ở các bến sơng. Theo Quyết định số:
2179/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Quy hoạch giao thơng đường thuỷ nội địa tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020 thì Kim Sơn có các cảng Kim Đài, cảng Phát
Diệm, cảng tổng hợp Kim Sơn, cảng Trì Chính và rất nhiều bến đò (Bảng 1.11).
Cảng Kim Đài tại ngã ba sông Đáy và sông Vạc, thuộc xã Đồng Hướng. Cảng Phát Diệm nằm bên hữu sông Vạc, thuộc địa bàn thị trấn Phát Diệm. Cảng tổng hợp Kim Sơn xây dựng bên hữu sông Đáy, tại khu neo đậu tránh, trú bão (từ Kim Đông đến Kim Tân), quy mô 500 tàu thuyền.