Mức độ tổn thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên môi trường vùng cửa đáy theo kịch bản biến đổi khí hậu phục vụ sử dụng bền vững tài nguyên (Trang 36)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Một số khái niệm

2.1.2. Mức độ tổn thương

Mức độ tổn thương (MĐTT) là một khái niệm trừu tượng, được đưa ra trong

rất nhiều tài liệu và chưa có tính thống nhất. MĐTT bao hàm nhiều vấn đề, từ các biểu hiện vật lý [79, 90, 93], hiện trạng kinh tế - xã hội và đánh giá tài nguyên [80, 94, 95], mối quan hệ của địa điểm xảy ra tai biến vơí hệ thống xã hội [81, 83]. Cụ thể, có một số định nghĩa về MĐTT điển hình như sau:

MĐTT là khả năng tiềm tàng và sự ảnh hưởng của tai biến trong từng bối

cảnh cụ thể của xã hội, môi trường sống, BĐKH [92].

MĐTT là sự nhạy cảm của hệ thống tự nhiên hay xã hội do những thiệt hại lâu dài từ BĐKH [84].

MĐTT là tính nhạy cảm của tài nguyên (tài nguyên tự nhiên, tài nguyên xã hội) trước những tác động tiêu cực của tai biến [91].

MĐTT do BĐKH là mức độ mà hệ thống dễ bị tác động và khơng có khả

năng chống chịu trước những tác động tiêu cực của BĐKH, bao gồm dao động khí hậu và những hiện tượng thời tiết cực đoan [85].

Khả năng bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc khơng có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.

Như vậy, theo nhiều định nghĩa đã có trước, thì MĐTT gồm 2 yếu tố: 1)

Mức độ tổn thất, suy thoái của hệ thống và 2) mức độ chống chịu, phục hồi, ứng

phó của TN-MT biển trước các tác động từ bên ngoài. Theo cách tiếp cận này, Mai Trọng Nhuận và cộng sự (2007) đã định nghĩa MĐTT của tài nguyên, môi trường là

mức độ tổn thất, suy thoái về tài nguyên, môi trường, mức độ chống chịu, phục hồi,

ứng phó của tài ngun, mơi trường trước các tác động từ bên ngoài (tai biến và

các hoạt động nhân sinh (chặt phá RNM, công nghiệp, NTTS…)).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên môi trường vùng cửa đáy theo kịch bản biến đổi khí hậu phục vụ sử dụng bền vững tài nguyên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)